<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Bồ Câu Của Kant</p>
<p>Con bồ câu sẽ tự do hơn nếu không có không khí cũng như những quy tắc? Kant, triết gia thế kỉ 18, sẽ làm sáng tỏ cho chúng ta thông qua cuốn sách Ngụ Ngôn Triết Học – Con Bồ Câu Của Kant.</p>
<p>Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia duy tâm người Đức, nổi tiếng với “triết học siêu nghiệm”. Phê phán lí tính thuần túy (1781), là một tác phẩm quan trọng của Kant, trong đó ông nghiên cứu quá trình nhận thức: Để biết điều gì đó, chúng ta không chỉ đơn giản là có những trải nghiệm thụ động, mà còn phải tổ chức những trải nghiệm của mình, kích thích và phân tích chúng.</p>
<p>Ngụ ngôn về con chim bồ câu minh họa sự phê phán của ông dành cho những suy xét chủ quan, thuần túy và không dựa trên thực tế. Tư duy cũng như việc bay của con chim, cần dựa trên thực tế để có thể bay xa.</p>
<p>***</p>
<p>Bộ sách Ngụ Ngôn Triết Học (10 Cuốn) truyền tải những ý tưởng triết học trừu tượng của các triết gia nổi tiếng dưới hình thức truyện ngụ ngôn dễ đọc, dễ hiểu và dễ liên tưởng. Thông qua bộ sách, các bạn đọc nhí sẽ nắm được tư tưởng chủ đạo của nhiều tượng đài trong triết học tự cổ chí kim như Kant, Trang Tử, Schopenhauer…</p>
<p>Tìm đọc trọn bộ Ngụ Ngôn Triết Học (10 cuốn):</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Bồ Câu Của Kant</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Thiên Nga Của Popper</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Chó Sói Của Hobbes</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Quạ Của Epictetus</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Chó Của Diognes</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Vịt Của Wittgenstein</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Bướm Của Trang Tử</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Thằn Lằn Của Heidegger</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Nhím Của Schopenhauer</p>
<p>Ngụ Ngôn Triết Học - Con Ong Của Saint-Simon</p>