mở đôi mắt kim cương

mở đôi mắt kim cương

Mở Đôi Mắt Kim Cương: Khám Phá Sự Tự Do Toàn Diện Cùng Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng, với tình yêu mãnh liệt dành cho đất nước, con người, Phật giáo và trí tuệ cổ xưa, đã mang đến cho độc giả những tác phẩm chứa đựng trí tuệ sâu sắc. Qua từng câu chữ, ngôn ngữ đầy cảm hứng, mỗi cuốn sách, mỗi chương phần như một cánh cửa mở ra, dẫn dắt người đọc đến với một thế giới tâm linh rộng lớn, đầy hứng khởi và tự do.

Khám phá Sự Tự Do Toàn Diện: Hiện Tại Vĩnh Cửu

Tác phẩm của Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng hướng đến việc giúp độc giả tiếp cận với sự tự do toàn diện, một trạng thái tinh thần giải thoát khỏi mọi giới hạn, gò bó, là hiện tại vĩnh cửu, là đôi mắt kim cương, là vũ trụ, là cái toàn thể.

Sự tự do này không phải là tự do hạn hẹp, là sự chọn lựa, bởi chọn lựa đồng nghĩa với mất mát. Thay vào đó, đây là tự do toàn diện, nơi con người được tự do như chim bay trong không gian, có mọi lựa chọn, mọi phương hướng. Đó là sự tự do nơi không còn sự giới hạn, không còn sự phân chia, mà là một thái độ sống trọn vẹn trong cái Không, vô tướng, giải thoát.

Về Đến Nguồn: Quê Nhà, Tánh Không, Tánh Như

Trong hành trình tìm kiếm sự tự do toàn diện, tác giả dẫn dắt độc giả về với nguồn cội, nơi hiện tại vĩnh cửu, nơi quê nhà, nơi tánh Không, tánh Như.

Tất cả những con đường, những phương pháp, những pháp môn Phật giáo đều hướng về điểm đích cuối cùng là nguồn cội, nơi mọi sự vật, hiện tượng đều đồng nguồn với đại từ đại bi.

Review Nội Dung Sách

Tác phẩm của Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng mang đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về sự tự do, về cuộc sống và tinh thần. Ngôn ngữ giàu cảm xúc, đầy tính triết lý, kết hợp với lối hành văn dễ hiểu, gần gũi, khiến độc giả dễ dàng tiếp cận và thấu hiểu những thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải.

Đây là những cuốn sách phù hợp với những ai đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, mong muốn thoát khỏi những giới hạn bản thân, hướng đến một cuộc sống trọn vẹn, tự do và an lạc.

Nguyện ai ai cũng sẽ tiếp chạm được hiện tại vĩnh cửu nơi mỗi người khi đọc các tác phẩm tuyệt vời này!

thực hành theo luận đại thừa khởi tín

thực hành theo luận đại thừa khởi tín

<p>Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín</p>

<p>Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì tổng hợp hai nhánh của Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo và Duy thức. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Thức này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là:</p>

<p>1/ Bốn Đế và Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã</p>

<p>2/ Tánh Không</p>

<p>3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân Như</p>

<p>Ấn phẩm Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín này được xem là rất cần thiết đối với những người muốn tìm hiểu và thực hành đầy đủ về con đường Đại thừa:</p>

<p>- Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”</p>

<p>- Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc thể nhập Pháp thân</p>

<p>- Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức</p>

<p>- Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng</p>

<p>- Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát</p>

<p>- Những ma chướng</p>

<p>Luận có tên là Đại Thừa Khởi Tín, vì luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân.</p>

<p>Luận Đại Thừa Khởi Tín đề cập đến tất cả những pháp môn làm nên con đường Đại thừa, con đường Bồ tát. Thế nên những lời bình giảng ở đây hẳn là chưa đủ. Trong phần bình giảng, chúng tôi chú trọng vào sự thực hành, cho nên đã lặp lại nhiều lần những chữ trong luận: niệm, lìa niệm, phân biệt, vô tướng, vô niệm, vô trụ, huân tập, tùy thuận, tương ưng... Mỗi người tu tập có thể tìm thấy những đoạn, những câu trong luận để tự mình khai phá qua thực hành để càng ngày càng mở rộng con đường thẳng đến thực tại Chân Như.</p>

<p>Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.</p>

cư trần lạc đạo phú

cư trần lạc đạo phú

<p>Cư Trần Lạc Đạo là bài phú do vị sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam vào thế kỷ 13 viết ra. Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của đời Trần, có thể nói là vị vua lỗi lạc nhất của đời Trần, và cũng là một Thiền sư sáng chói. Sau khi xuất gia, ngài lấy hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ.</p>

<p>Bài phú gồm mười Hội, trình bày phương pháp tu tập của ngài, hướng đến việc sống giải thoát ngay trong cuộc đời. “Cư trần lạc đạo” nghĩa là ở đời mà vui đạo. Tại sao ở đời vui đạo? Sao không ở đời vui đời hay bỏ đời vui đạo? Bởi vì đời, từ bản tánh đến hiện tướng của nó, là đạo. Ở đời vui đạo là nhậm vận, vô công dụng đạo, mỗi hành động đều là tự do vì nó không khởi sanh từ một tâm có phiền não, một tâm phân biệt ta người, một tâm chia cắt chủ thể đối tượng. Mỗi hành động đều tự phát, nghĩa là không vì nhân duyên gì, trong tánh Không, hiện hữu trong tánh Không, và tiêu tan trong tánh Không.</p>

<p>Vua Trần Nhân Tông ngộ đạo, có cái Thấy từ lúc trẻ, khi học với Thượng sĩ Tuệ Trung. Sau đó sống trong cuộc đời làm vua, lại là một vị vua trong thời chiến tranh, ngài vẫn trau dồi cái Thấy ấy trong hạnh Bồ tát, “nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm”, “Dựng cầu đò, dồi chùa tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu. Chăm hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.” Thế nên, nói về Đời, chắc khó có ai sống một cuộc đời nhiều việc đời bằng ngài. Thế nhưng chính trong cuộc đời với nhiều sự kiện, nhiều việc phải đối phó, giải quyết như vậy, ngài vẫn có thể tự tại, “ở đời vui đạo hãy tùy duyên”, Đời và Đạo không hai. Có lẽ ngài là tấm gương sáng nhất, một cuộc đời lý tưởng cho mọi người Việt học hỏi và sống theo, để được “ở đời vui đạo”, đời đạo Nhất Như.</p>

<p>Đặc biệt hơn, Cư Trần Lạc Đạo Phú là là bản văn đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ Việt (chữ Nôm). Tác giả đã chú giảng bản văn này bằng Thiền, Đại Toàn Thiện (Dzogchen, Maha Ati) của Ấn Tạng và bằng Kinh, với ước nguyện làm rõ Nền tảng của Phật giáo, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và văn hóa.</p>

<p>TRÍCH DẪN TỪ SÁCH:</p>

<p>Mình ngồi thành thị,

Nết dụng sơn lâm.</p>

<p>Người thấy đạo, sống trong đạo thì tuy ngồi ở thành thị, nhưng trong bản tâm hay bản tánh của tâm vẫn tịch lặng, bình an, bao la như núi rừng bất động. Đây chỉ là một cách nói theo đời thường, theo chân lý tương đối, quy ước. Thật ra thành thị cũng chính là sơn lâm. Khi thấy được bản thể của tất cả các hiện tượng, bản tánh của tất cả các hình tướng, thì các hiện tượng bình đẳng trong bản thể ấy, các hình tướng bình đẳng trong bản tánh ấy. Đây là Bình đẳng tánh trí. Không có gì là thành thị lao xao của sanh tử; chỉ có một vị bình lặng an vui của Niết bàn.</p>

<p>Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính,

Nửa ngày rồi tự tại thân tâm. </p>

<p>Thể là thân thể, tính là bản tánh, hay bản tánh của tâm. Muôn nghiệp lăng xăng đều bình lặng, như khói bay lên trời mất hút. Đây là sự an nhàn của bản tánh, xưa nay chưa từng sanh, vô sanh. Nửa ngày, hay nửa đời, hay nửa a tăng kỳ kiếp thân tâm vẫn rỗi (rồi) rảnh, không còn có cái gì có thể lôi thân tâm này về chốn bụi bặm ồn náo phiền não. Như Kinh Viên Giác nói, “Vàng khi đã thật là vàng thì không thể thành trở lại quặng vàng”.</p>

<p>Tham ái nguồn dừng,

Chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý.

Thị phi tiếng lặng,

Được dầu (tha hồ) nghe yến thốt oanh ngâm. </p>

<p>Nguồn tham ái dừng tức là nguồn sanh tử dừng, tất cả tướng là tánh, tất cả là châu ngọc, còn cái gì khác mà tham lam nắm bắt? Thị phi tiếng lặng, tâm phân biệt ta – người, tôi và thế giới, đúng sai, xấu tốt… tan vào tánh Không. Không có gì là bốn tướng ta, người, chúng sanh, thọ mạng. Chỉ một tâm rỗng rang, bao la, toàn khắp; trong ấy tất cả đều thanh tịnh một cách bổn nguyên. Như Kinh A Di Đà nói: “Ở Tịnh độ, chim chóc đều là Phật A Di Đà biến hóa ra, mọi tiếng hót đều là Pháp”.</p>

<p>Chơi nước biếc, ẩn non xanh,

Nhân gian có nhiều người đắc ý.

Biết đào hồng, hay liễu lục,

Thiên hạ năng mấy chủ tri âm?</p>

<p>Non xanh nước biếc là cái gì? Nói điều gì? Đào thì hồng, liễu thì lục, nhưng có mấy người “biết, hay” như vậy? Nếu biết, nếu hay bèn là tri âm. Tri âm với chính mình, với người khác, và với thế giới đang hiện bày bản tánh của chúng.</p>

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

10 tư tưởng pháp hoa trong đời sống hằng ngày

<p>10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày</p>

<p>Đúng như tên gọi của cuốn sách:“Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người”– Tác giả Nguyễn Thế Đăng đã chỉ rõ cho độc giả thấy sự tiến hóa tâm linh là cần thiết cho con người. Sự tiến hóa đó được tác giả thể hiện qua việc phân tích ba tầng chính: Tầng thứ nhất là tầng vật chất, con người chia sẻ với nhau một đời sống giác quan để sống trong thế giới hay trái đất này: mắt để thấy, tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, thân để xúc chạm. Tầng thứ hai là tầng ý thức, bao gồm trí thông minh và trí tuệ cảm xúc. Nhưng ý thức là giới hạn vì nó không thể giải quyết được nỗi khổ đau tiềm ẩn trong chúng ta, sinh ra để rồi chết, làm sao vượt khỏi cái chết và như thế cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì. Tầng thứ ba giải quyết được tận cùng nỗi khổ của con người, đó chính là tầng tâm linh, nơi cội nguồn của cái Biết, của Tự do và Hạnh phúc.

Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cuộc đời con người với ba tầng tiến hóa, tầng vật chất và ý thức không thể giải quyết được sự thiếu thốn muốn tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn. Có cái nhìn đó giúp chúng ta không còn bị lệ thuộc vào vật chất, vào ý thức, vào những ham muốn không có điểm dừng nữa. Khi đạt tới tầng cao nhất là tầng tâm linh thì con người được mở toang cánh cửa của tự do. Một cuốn sách thật giá trị dành cho những ai đang đi tìm kiếm hạnh phúc thực sự là gì và ở đâu?</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ