<p>Cái Bẫy Của Trí Thông Minh</p>
<p>Cuốn sách dành cho cả bộ môn khoa học và nghệ thuật về trí tuệ</p>
<p>Vì sao những người thông minh lại hành động ngớ ngẩn? Họ mắc sai lầm là do thiếu sót những kỹ năng và tố chất nào? Và làm thế nào chúng ta có thể trau đồi các năng lực ấy để bảo vệ bản thân khỏi sai lầm tương tự?</p>
<p>Tác giả David Robson trong cuốn sách Cái Bẫy Của Trí Thông Minh đã tìm câu trả lời trong mọi thứ bậc xã hội, bắt đầu với cá nhân và kết thúc với những sai lầm mà các tổ chức lớn đang mắc phải.</p>
<p>Cuốn sách này viết về nguyên nhân khiến những người thông minh hành động ngớ ngẩn và vì sao trong một số trường hợp họ lại dễ mắc sai lầm hơn những người bình thường. Cuốn sách cũng đưa ra các chiến lược mà tất cả chúng ta có thể áp dụng để tránh mắc phải những sai lầm tương tự: những bài học giúp chúng ta suy nghĩ kỹ càng và sáng suốt hơn trong thế giới hậu sự thật này.</p>
<p>The Intelligence Trap: Why Smart People Make Dumb Mistakes như Paul Frampton – một nhà vật lý học tài ba đã bị lừa mang 2kg ma túy qua biên giới Argentina và tác giả nổi tiếng Arthur Conan Doyle đã bị hai nữ sinh lừa gạt. Chúng ta cũng sẽ nhận ra các sai lầm tương tự trong cách tư duy có thể khiến cho bất cứ ai với trí thông minh hơn mức trung bình bị đánh lừa.</p>
<p>Cái Bẫy Của Trí Thông Minh được chia làm 4 phần khoa học, dễ hiểu:</p>
<p>Phần 1 có nhiệm vụ xác định vấn đề. Tại đây chúng ta sẽ tìm hiểu những sai lầm trong hiểu biết về trí thông minh và vì sao ngay cả những bộ óc lỗi lạc nhất vẫn có thể mắc lỗi – từ niềm tin ngoan cố của Arthur Conan Doyle vào những bà tiên cho đến cuộc điều tra có nhiều lỗ hổng của FBI về các vụ đánh bom tại thành phố Madrid vào năm 2004 – và lý do khiến những sai lầm này bị kiến thức và kinh nghiệm thổi phồng.</p>
<p>Phần 2 trình bày giải pháp cho các vấn đề nêu trên bằng cách giới thiệu ngành khoa học “trí tuệ thực chứng” mới, trong đó chỉ ra các tố chất tư duy và năng lực nhận thức vô cùng thiết yếu đối với khả năng lập luận tốt, đồng thời đưa ra các phương pháp thực tiễn để trau dồi các đặc tính này. Ngoài ra, chúng ta sẽ khám phá lý do vì sao trực giác thường phạm phải sai lầm và cách sửa chữa những sai lầm này để mài giũa bản năng của mình. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu các chiến lược để tránh tin vào thông tin sai lệch và thông tin giả để từ đó chắc chắn rằng quyết định của mình là hoàn toàn dựa trên bằng chứng vững chắc thay vì mơ mộng viển vông.</p>
<p>Phần 3 đưa chúng ta đến với phương pháp học tập và ghi nhớ một cách khoa học. Dù sở hữu năng lực tư duy tốt, những người thông minh đôi khi vẫn gặp khó khăn khi tìm cách học tập hiệu quả, khiến cho phong độ của họ bị chững lại và không phản ánh hết năng lực tiềm ẩn bên trong. Trí tuệ thực chứng có thể giúp phá bỏ vòng tròn luẩn quẩn này và đưa ra ba nguyên tắc cho việc học sâu. Ngoài việc giúp đỡ chúng ta đạt được các mục tiêu cá nhân, nghiên cứu này cũng giải thích vì sao hệ thống giáo dục ở khu vực Đông Á đã áp dụng thành công những nguyên tắc này và bài học mà nền giáo dục phương Tây có thể đúc rút để đào tạo ra những người học hiệu quả, có tư duy khôn khéo hơn.</p>
<p>Cuối cùng, Phần 4 hướng sự chú ý của chúng ta ra khỏi từng cá thể để khám phá nguyên nhân vì sao các nhóm gồm những nhân tài cũng lại hành động một cách ngớ ngẩn – từ sự thất bại của đội tuyển bóng đá Anh cho đến khủng hoảng trong các tổ chức lớn như BP, Nokia và NASA.</p>
<p>Nhà tâm lý học vĩ đại của thế kỷ 19 William James đã từng nói: “Nhiều người tưởng họ đang suy nghĩ, trong khi họ thực ra chỉ đang sắp xếp lại thiên kiến của mình”. Cái Bẫy Của Trí Thông Minh là cuốn sách viết cho những người muốn tránh khỏi việc mắc phải sai lầm này – đây là cuốn cẩm nang dành cho cả bộ môn khoa học và nghệ thuật về trí tuệ.</p>