<p>PHỤ NỮ VÔ HÌNH - BẤT BÌNH ĐẲNG TỪ KHOẢNG TRỐNG DỮ LIỆU</p>
<p>Hầu hết lịch sử thành văn của nhân loại là một lỗ hổng dữ liệu khổng lồ. Khởi đầu từ thuyết “Đàn ông săn bắn”, các nhà chép sử trong quá khứ đã gần như không chừa một chỗ nào để ghi nhận vai trò của phụ nữ trong quá trình tiến hóa của loài người, cả về phương diện văn hóa lẫn sinh học. Thay vào đó, cuộc sống của đàn ông được lấy làm đại diện cho đời sống của toàn bộ nhân loại. Còn khi nói đến cuộc sống của nửa còn lại của loài người, mọi thứ thường chỉ là một sự im lặng.
Những khoảng trống câm lặng này đầy rẫy khắp nơi trong nền văn hóa của chúng ta. Phim ảnh, tin tức, văn học, khoa học, quy hoạch đô thị, kinh tế. Đó chính là lỗ hổng dữ liệu giới. </p>
<p>Một trong những điểm quan trọng nhất cần nói rõ về lỗ hổng dữ liệu giới là nó thường không sinh ra từ ác ý, thậm chí người ta còn không hề cố ý. Thực tế là ngược lại. Nó đơn giản chỉ là sản phẩm của một lối suy nghĩ đã tồn tại hàng thiên niên kỷ nay và do đó đã trở thành một dạng mặc định. Thậm chí còn là hai-lần-mặc-định: mỗi khi nhắc về con người nói chung thì hiển nhiên đó là nói về đàn ông và tất nhiên là không phải nói về phụ nữ. </p>
<p>PHỤ NỮ VÔ HÌNH là câu chuyện về sự vắng bóng. Chúng ta không chỉ thiếu dữ liệu về phụ nữ nói chung mà khi nói đến phụ nữ da màu, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ thuộc tầng lớp lai động thì thậm chí trên thực tế còn không hề tồn tại dữ liệu nào. Điều quan trọng nữa là với tất cả những dữ liệu được trình bày trong cuốn sách, liệu chúng ta có thể tiếp tục khăng khăng rằng lỗ hổng dữ liệu giới chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khổng lồ hay không?</p>