màu nhạt nắng

màu nhạt nắng

<p>Màu Nhạt Nắng</p>

<p>Sau sự thành công với ba cuốn sách kể từ tháng 10/2019 gồm “Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ”, “Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn” và “Chuyện ICU – Khi thiên thần nhiễm bệnh”, Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần (Dr Wynn Tran) tiếp tục cho ra mắt quyển sách thứ tư mang tựa đề “Màu nhạt nắng”.</p>

<p>“Màu nhạt nắng” là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn kể về tuổi thơ giản dị, mộc mạc của vùng đất nơi mà tác giả đã sinh ra và lớn lên – quê nhà Bạc Liêu. Bằng ngòi bút chân thành, hài hước, câu văn đơn giản súc tích nhưng mang nhiều tình cảm, Bác sĩ Wynn đã kể về Bạc Liêu có ấp Cái Dầy, có bầy cá lia thia đồng mỗi chiều đi bắt cùng chúng bạn, có chiếc cần xé bánh mì rao bên lề đường buổi tối. Bao câu chuyện đầy ắp kỷ niệm trong suốt nhiều năm tháng lớn lên tại Việt Nam hiện lên sinh động trên trang sách chính là hành trang lớn nhất mà Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần mang theo đến Mỹ, để rồi hôm nay khi đã thành công ở một đất nước khác, anh vẫn kể về mảng màu tươi đẹp ấy một cách đầy say mê.&nbsp;</p>

<p>Tạm gác lại những bộn bề cuộc sống, mời quý vị bạn đọc theo chân tác giả đi từ quê nhà Bạc Liêu đến California để như thấy cả tuổi thơ của mình hiện lên qua cuốn sách: “Màu nhạt nắng”.</p>

<p>Giới thiệu tác giả:</p>

<p>Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần là người Mỹ gốc Việt, hiện đang sống và làm việc tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Ngoài công việc khám chữa bệnh, nghiên cứu và giảng dạy Y khoa, Bác sĩ Huỳnh cũng yêu thích viết lách và vẽ (anh từng là Kiến trúc sư tại Việt Nam).</p>

<p>Ngoài ra, để chia sẻ kiến thức sức khỏe đến với mọi người, anh thường có các buổi nói chuyện trực tiếp tại Chùa hoặc trên Youtube.</p>

<p>Sách đã xuất bản của tác giả Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần gồm:</p>

<p>1/ Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ - tháng 10/2019</p>

<p>2/ Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn – tháng 12/2020</p>

<p>3/ Chuyện ICU – Khi thiên thần nhiễm bệnh – tháng 12/2020</p>

<p>Trích đoạn sách “Màu nhạt nắng”</p>

<p>Vạn Thọ buổi sáng</p>

<p>- Quỳnh ơi, Quỳnh ơi!</p>

<p>Năm giờ sáng, con hẻm vắng tanh, bỗng đâu có tiếng gọi vang lên. Lúc đầu chỉ là tiếng thì thầm, về sau to dần to dần, phá tan sự tĩnh lặng lạnh lẽo ban sương của xóm nhỏ. Chợt có tiếng chó sủa ăng ẳng. Tiếng gọi im bặt, và mọi thứ trở lại yên ắng.</p>

<p>- Quỳnh ơi Quỳnh!</p>

<p>Tiếng gọi lại tiếp tục sau khi chó đã ngưng sủa. Má tôi thò đầu vào giường, lay lay vai tôi dậy:</p>

<p>- Bạn con đến rủ chạy bộ kìa, dậy đi</p>

<p>Tôi ú ớ nhỏm dậy, nhớ ra sáng nay có hẹn chạy bộ với thằng Hào trong sân đá banh.</p>

<p>Nhà tôi dọn về thị xã được mấy năm. Tôi đã quen dần với cuộc sống mới, có nhiều nhóm bạn khác nhau, bạn ở trường học, bạn hàng xóm, bạn nuôi cá vàng, và bạn chơi đá banh. Chọn bạn đá banh dễ lắm, chẳng cần nói chuyện nhiều, không cần cùng chí hướng tương lai, không cần kề vai bá cổ, chỉ cần hiểu ý, chuyền đúng banh là trở thành bạn tốt. Tôi và Hào cũng vậy, là bạn đá banh, hai thằng hiểu ý nhau, thường chuyền banh cho nhau, nhưng tôi toàn sút ra ngoài.</p>

<p>Hào hơi thấp nhưng rắn chắc. Trong sân, Hào hay cột chiếc áo sơ mi màu cháo lòng của mình vào hông, để lưng trần chạy dưới cái nắng chói chang. Lúc tôi mới vào, không bên nào nhận vì sau vài lần xem giò và cách tôi đá banh, ai cũng ngao ngán. Lí do đơn giản là tôi tuy cao, nhưng xử lí banh vụng về. Mỗi lần nhận banh là làm trái banh văng ra cả thước. Hậu vệ đối phương chỉ việc nhẹ nhàng lấy banh từ tôi mà không cần lăn xả. Thêm nữa, tôi hay rê dắt banh vòng vòng, thường là trong phần sân của mình cho chắc ăn để không bị mất bóng. Sau vài lần đá như vậy, tôi thường phải đứng nhìn vì ít ai cho vào chơi.</p>

<p>Hào thì khác. Hào gọi tôi vào sân, cho đá ở vị trí tiền đạo cắm, thường gọi là “ăn cắp trứng gà”. Nghĩa là tôi sẽ đứng hẳn phần sân bên kia để đợi banh, khi nào có cơ hội chỉ việc giành lấy banh và sút. Hào nói tôi cao nên chắc chạy nhanh. Hào chỉ đúng một nửa, tôi cao, nhưng tôi không chạy nhanh!</p>

<p>….</p>

<p>Hai cô gái cá</p>

<p>Từ lúc nhà tôi chuyển xuống Bạc Liêu, tôi bắt đầu nuôi cá lia thia. Sau khi dọn từ nhà trọ qua nhà mới, tôi vẫn tiếp tục nuôi loại cá này. Ngắm cá lia thia xong, tôi đưa mắt nhìn một bầy cá đủ sắc vàng, đen, trắng, trên đầu có chút thịt hơi u ra, đang há miệng ngáp ngáp, dáng bơi chầm chậm, lắc lư thân hình vừa ngắn vừa tròn với cái đuôi nhiều nhánh.</p>

<p>Nhìn đàn cá bơi lung tung chạy theo đám lăng quăng, tôi bỗng thấy loại cá này đẹp quá, còn đẹp hơn cả cá lia thia nhiều màu. Đó là cá tàu, loài cá mà sau này tôi nuôi nhiều nhất. Tôi móc bóp lấy hết tiền mua hai con cá tàu đầu lân trắng đỏ loại Hạc Đỉnh Hồng xong mới chợt nhớ là chưa ăn sáng. Thường buổi sáng má tôi sẽ cho tiền ăn sáng trước khi đi làm. Nhìn hai con cá tàu màu trắng đỏ đẹp quá, tôi quên mất cơn đói, nhanh chóng còng lưng đạp xe về nhà. Trên đường về, tay trái tôi cầm bịch cá, tay phải lái xe, không lo bị té mà, chỉ lo bịch cá rớt xuống đất.</p>

<p>Tôi kiếm được cái khạp nhỏ không xài nữa của ba, rửa sạch, sau đó mở nắp đổ nước và thêm vài cọng rong vào làm “nhà” cho cá. Ngắm hai con cá tàu đầu lân lắc lư bơi tới bơi lui, tôi quên cả ăn uống. Buổi trưa, tôi mở vở học bài, sau đó lên lầu trải chiếu đánh một giấc. Đến chiều, tôi háo hức chạy xuống lầu để coi cá, thì hỡi ôi, hai con cá yêu quý mới mua hồi sáng đã nổi lật ngược bụng chết queo!</p>

<p>…</p>

từ kiến trúc sư thành bác sĩ tại hoa kỳ - dám chọn lựa, dám thành công (tái bản 2023)

từ kiến trúc sư thành bác sĩ tại hoa kỳ - dám chọn lựa, dám thành công (tái bản 2023)

<p>Từ Kiến Trúc Sư Thành Bác Sĩ Tại Hoa Kỳ - Dám Chọn Lựa, Dám Thành Công</p>

<p>Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ là quyển sách kể về hành trình cậu sinh viên chuyên Toán trường THPT Chuyên Bạc Liêu theo học Kiến trúc tại Việt Nam và tại Mỹ, đến khi quyết định từ bỏ Kiến trúc để theo đuổi con đường Y khoa – ngành học được xem là khó nhất và tốt nhất tại Mỹ. Và sau chục năm học hành miệt mài, đến nay đã trở thành một Bác sĩ ít nhiều có tiếng tăm trong cộng đồng.</p>

<p>Những chia sẻ từ góc nhìn của người trong cuộc sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu được quá trình thực tế cũng như những khó khăn, nỗi niềm vui buồn trong nghề. Qua đó, hy vọng sẽ tiếp thêm động lực trên hành trình theo đuổi nghề nghiệp cho bạn. Dám lựa chọn, hết mình vì lựa chọn của bản thân, thành công sẽ đến.</p>

<p>+TRÍCH ĐOẠN:</p>

<p>“Sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn về nghề nghiệp trong cuộc đời, nhất là trước ngã rẽ chuyển đổi qua một nghề mới hoàn toàn xa lạ. Tôi mong cuốn sách này sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh để quyết định. Hãy đi theo đam mê của mình. Vì nếu bạn dám chọn lựa, bạn sẽ dám thành công.”</p>

<p>“Chỉ một thời gian ngắn, tôi nắm bệnh sử của bệnh nhân tốt hơn và không còn cảm giác lo sợ điều dưỡng nữa. Thậm chí, tôi còn giải thích cho điều dưỡng hiểu về một số bệnh lý cơ bản. Cuối mỗi tháng thực tập, tôi đều mua bánh Donut và cà phê tặng mọi người, chúng tôi chúc nhau cùng làm tốt công việc. Sau này, tôi nhận được thư khen ngợi của các điều dưỡng. Có người còn đưa tên tôi vào danh sách ứng viên hoa hướng dương của bệnh viện (dành cho những bác sĩ đối xử tốt với bệnh nhân và điều dưỡng).</p>

<p>Nhờ cách ứng xử này, tôi được các điều dưỡng, sinh viên, bác sĩ nội trú, và giảng viên bình chọn giải thưởng “bác sĩ nội trú giảng dạy tốt nhất” trong lúc làm bác sĩ nội trú chuyên khoa nội tổng quát. Tôi kể câu chuyện năm xưa cho em sinh viên nghe.</p>

<p>Nghe xong, em im lặng một lúc, rồi nhìn vào mắt tôi:</p>

<p>– Cảm ơn thầy. Em sẽ làm giống như vậy.</p>

<p>Tôi bước ra khỏi phòng, thấy vui vui trong lòng khi vừa mở thêm một cánh cửa cho một bác sĩ tương lai.</p>

<p>Cứ mỗi bạn sinh viên Y vào được nội trú, mỗi bài học có ích tôi dạy sinh viên, hay mỗi bài báo nhóm của tôi được đăng là tôi có thêm một niềm vui nho nhỏ.</p>

<p>Và cứ thế, tôi trở thành ông đồ, mỗi ngày đưa đò cho các em qua sông, thẳng tiến trên con đường Y khoa nhiều sóng gió bập bềnh khúc khuỷu. Tôi mong sau này, các em sẽ còn bay cao và bay xa hơn tôi.”</p>

trong phòng chờ với bác sĩ wynn - tập 2

trong phòng chờ với bác sĩ wynn - tập 2

<p>Trong Phòng Chờ Với Bác Sĩ Wynn - Tập 2</p>

<p>Thực hư về "thuốc bổ não"</p>

<p>Nước tiểu màu gì là tốt?</p>

<p>Kem retinol?</p>

<p>Tôi có nên uống thuốc bổ?</p>

<p>Cùng nhiều chủ đề sức khỏe khác mà quý vị độc giả đang quan tâm.</p>

<p>Sau khi quyển sách "Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn" tập 1 được đón nhận, Bác sĩ Wynn tiếp tục cho ra mắt "Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn" tập 2 với nhiều bài viết bổ sung về kiến thức y học thường thức, giúp quý vị độc giả có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Với sức khỏe, đừng nghe tin đồn, hãy nghe bác sĩ và kiến thức y khoa.</p>

<p>MỤC LỤC:</p>

<p>PHẦN 1: SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG - LÀM ĐẸP</p>

<p>SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG</p>

<p>1. Chăm sóc vết thương: không dùng oxy già (Hydrogen Peroxide)

2. Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà

3. Nước tiểu màu gì là tốt

4. Siêu âm trong chẩn đoán y khoa và chữa bệnh khớp

5. Thải độc bằng cà phê: nguy hiểm và không có bằng chứng khoa học

6. Thuốc bổ não

7. Thuốc bổ thận

8. Tiểu đêm và tiểu nhiều lần

9. Tôi có cần uống thực phẩm chức năng

10. Vitamin A (Retinol, axit retinoic)

11. Vitamin E.

12. Mười loại thuốc nên có sẵn trong nhà

13. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu</p>

<p>LÀM ĐẸP</p>

<p>1. Ăn gì bổ da

2. Cách chữa sẹo (thẹo)

3. Kéo dài lông mi

4. Làm sao để triệt lông vĩnh viễn

5. Retinol: loại kem mỗi người đều nên có</p>

<p>PHẦN 2: KIẾN THỨC VỀ CÁC LOẠI BỆNH</p>

<p>1. Bạch biến (Vitiligo)

2. Bão cytokine và bradykinin

3. Bệnh cường giáp (Hyperthyroidism)

4. Bệnh suy giáp (Hypothyroidism)

5. Bệnh thiếu máu (Anemia)

6. Bệnh tự miễn

7. Chóng mặt

8. Đau chân

9. Đau khớp háng

10. Đau lưng, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

11. Đau vai

12. Gan nhiễm mỡ

13. Giời leo (Shingles)

14. Bệnh hen suyễn (Asthma)

15. Hở van tim

16. Hội chứng tiền mãn kinh

17. Lạnh tay, chân

18. Bệnh lupus ban đỏ (Systemic lupus erythematorus)

19. Mụn cóc

20. Mụn mọc ngược (Inversa acne - Hidradenitis suppurativa)

21. Ngón tay bị kẹt (ngón tay cò súng) - trigger finger

22. Phì đại tiền liệt tuyến

23. Bệnh sưng phù chân

24. Tụt huyết áp: Chỉ số quan trọng không nên xem thường

25. Ung thư có những dấu hiệu nào?

26. Vẹo cột sống (Scoliosis)

27. Viêm gan C (Hepatitis C)

28. Viêm gan siêu vi B (HBV) - Kẻ giết người thầm lặng

29. Bệnh viêm loét bao tử do H. Pylori

30. Viêm thấp khớp (RA) có thể chữa dứt hẳn?</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ