<p>Bruno Hourst là kỹ sư, nhà đào tạo và giáo viên tại Pháp. Sau khi được đào tạo ở Úc và Mỹ, ông phát triển nền tảng cho “học tốt”.</p>
<p>Ông chỉ ra những nghịch lý nơi trường học:</p>
<p>Tại sao và nhân danh cái gì mà chúng ta đối xử với đứa trẻ trước khi đến trường và khi đến trường khác biệt đến vậy?</p>
<p>Trong tình trạng hoàn toàn có ý thức, tại sao chúng ta bắt những đứa trẻ phải chịu đựng những điều mà chúng ta từ chối áp đặt cho các bé (trước khi đến trường), những điều mà chính người lớn chúng ta cũng không thể kham nổi?</p>
<p>Tại sao trẻ mang chứng cận thị ngày càng sớm và càng nhiều, trong khi chúng được sinh ra với một đôi mắt hoàn hảo?</p>
<p>Làm thế nào để chúng ta đã biến một đứa trẻ tò mò về mọi mặt, có khả năng học những điều cực kỳ phức tạp một cách dễ dàng đến kinh ngạc, thành một đứa trẻ lãnh đạm, chán ghét học tập và thường học tập sa sút, phải thường xuyên đe dọa (dưới hình thức này hoặc hình thức khác), và đôi khi trở thành nạn nhân của bệnh tật mà lạ lùng thay không có ai quan tâm đến cả?</p>
<p>Tại sao người ta chấp nhận quá dễ dàng xem những đứa trẻ bị xếp loại như những đứa trẻ tăng động?</p>
<p>Từ đâu ra điều nghịch lý tồi tệ cho là cần phải chịu đựng để học tập, cần phải ép buộc để học tập, trong khi việc học là một quá trình tự nhiên?</p>
<p>“Thời gian làm bài tập và học bài” là một phần trong đời sống thường nhật của trẻ sau khi từ trường về nhà. Một số em hoàn toàn tự chủ, một số khác thì người lớn phải hỗ trợ hoặc áp đặt. Thời gian này giữa trẻ và người lớn có thể trở thành những phút giây hết sức phong phú, hay căng thẳng và khổ sở. Làm thế nào để không chỉ vì một bài địa lý hay một bài tập toán mà giữa cha mẹ và con cái xảy ra những khủng hoảng, những lời sỉ nhục những trừng phạt, những hù dọa dưới các hình thức khác nhau.</p>
<p>Cuốn sách chủ yếu là các bài thực hành bằng cách đưa ra những lời khuyên, những bài tập và những ví dụ, giúp cha mẹ nhận ra và vận dụng tất cả các loại hình thông minh ở trẻ để giúp con học tốt.</p>
<p>Tác giả</p>
<p>Bruno Hourst là kỹ sư, nhà đào tạo và giáo viên người Pháp. Sau khi được đào tạo ở Úc và Mỹ, ông phát triển nền tảng cho “học tốt”. Đặc biệt, ông là tác giả của cuốn sách Giúp con phát triển lòng tự trọng, trong bộ sưu tập của Eyrolles thực hành.</p>
<p>Dịch giả: </p>
<p>Cuốn sách được tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Khánh Trung – Viện nghiên cứu giáo dục IRED, hiện anh là Nhà sáng lập – Giám đốc tại Emile Việt Education giới thiệu và chọn dịcha</p>