phế đại trường trong đông y

phế đại trường trong đông y

<p>Nói đến không khí, mọi người đều nghĩ đến chức năng của tạng Phế - theo Nội kinh: “Phế chủ khí”.&nbsp;</p>

<p>Theo Đông y, Phế không chỉ chủ về khí nhưng còn nhiều công dụng khác như: liên quan đến da lông (Phế chủ bì mao), liên quan đến mũi (Phế khai khiếu ở mũi)… với những lý luận cao sâu mà người xưa đã dày công nghiên cứu để lại.&nbsp;</p>

<p>Nói đến Đại trường, người ta cũng chỉ nghĩ đến “ruột già” như 1 cơ quan có tác dụng bài tiết các chất thải, phân từ trong cơ thể ra bên ngoài. Có lẽ ít người quan tâm đến sự liên quan giữa Phế - Đại trường theo quan niệm Biểu Lý của Đông y. Đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt. Thí dụ đối với Dưỡng sinh, người ta khuyên buổi sáng sớm là thời điểm rất thích hợp cho việc đại tiện. Tại sao vậy? Vì buổi sáng sớm 5-7 giờ là thời điểm của Phế khí. Khi Phế khí mạnh (theo vòng kinh khí tự nhiên) khí sẽ từ Phế chuyển xuống cho Đại trường (theo góc độ Biểu – Lý), sẽ giúp Đại trường tống phân và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, hợp với tự nhiên…</p>

<p>Nhằm thừa kế, phát triển những nét độc đáo của Đông y đối với Phế, chúng tôi trích dịch, chọn lọc ra trong kho tàng y học đông phương những khía cạnh liên quan đến Phế và Đại trường, cũng như những sự liên quan khác như với Thận, với Tâm… giúp ích không nhỏ trong việc phòng và điều trị bệnh hữu hiệu hơn.</p>

tâm và tiểu trường trong đông y

tâm và tiểu trường trong đông y

<p>Tim - tạng Tâm, được người xưa xếp vào loại quan trọng khi đặt tên là “quân chủ”. Bệnh Tim mạch hiện nay cũng được coi là bệnh có số lượng người mắc bệnh và gây tử vong cao. Tìm hiểu về Tâm tạng, tim mạch sẽ giúp chúng ta có được những hiểu biết về nhiều bệnh liên quan đến tạng Tâm, tim mạch... từ đó có thể giúp phòng và trị bệnh, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.</p>

<p>Nhiều tác giả Tây phương, khi nghiên cứu về Tạng tượng của Đông phương, đã dùng những từ ngữ của cơ thể học hiện đại để dịch nghĩa các Tạng phủ như: dịch chữ Can là The Liver, La Foie hoặc dịch Thận là The Kidneys, les Reins; lầm dịch là Heart, Coeur...</p>

<p>YHCT cho rằng, Tâm không những chỉ quản lý về sự tuần hoàn máu (Tâm chủ huyết mạch) mà còn có liên hệ với tinh thần con người (Tâm chủ thần minh, Tâm tàng thần) liên hệ đến mồ hôi (Mồ hôi là dịch của Tâm), biểu hiện nơi tiếng cười, khai khiếu ra ở lưỡi)...</p>

<p>Vì vậy khi bàn về YHCT, chúng tôi sẽ cố gắng “kết hợp” Đông Tây để cung cấp thêm những kiến thức về bệnh chứng có liên quan một cách sâu hơn.</p>

<p>Giới thiệu đôi lời về Lương Y Hoàng Duy Tân (Trong giới Ðông y ở VN hiện nay, lương y-bác sĩ Hoàng Duy Tân hiện ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, nổi tiếng là nhà nghiên cứu, viết sách, biên dịch các tác phẩm y học cổ truyền. Ðặc biệt, ông là một trong số ít những lương y có sáng kiến đưa công nghệ tin học vào “hiện đại hóa” nền y học cổ truyền, và là người đầu tiên ở Việt Nam lập website riêng về Ðông y).</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ