<p>Chiếc Chìa Khóa Vàng Hay Chuyện Li Kì Của Buratino</p>
<p>Bác thợ mộc Giuseppe nhặt được thanh gỗ biết nói. Bác Carlo đẽo thanh gỗ đó thành chú bé gỗ, đặt tên là Buratino.</p>
<p>Nghịch ngợm và lười học, ngây thơ và cả tin nhưng tốt bụng, những đức tính đó đã đẩy chú bé gỗ dấn thân vào hết cuộc phiêu lưu này đến cuộc phiêu lưu khác.</p>
<p>Mời các em hãy tham gia vào những chuyến phiêu lưu li kì của chú búp bê gỗ này nhé!</p>
<p>“Ngày xưa, cách đây lâu, lâu lắm, hồi tôi còn bé tí, tôi được đọc một quyển sách tên là “Pinocchio, hay chuyện phiêu lưu của chú búp bê gỗ” (trong tiếng Ý - bé gỗ gọi là Buratino).</p>
<p>Tôi thường hay kể chuyện phiêu lưu hấp dẫn của Buratino cho các bạn nhỏ của tôi nghe. Nhưng sách thì mất rồi, nên mỗi lần, tôi lại kể khác đi, lại bịa đặt thêm những mẩu chuyện phiêu lưu không có trong sách.</p>
<p>Bây giờ, sau bao năm trời đằng đẵng, tôi nhớ lại người bạn cũ Buratino; để rồi tôi kể cho các cháu nghe câu chuyện lạ lùng về chú bé gỗ ấy.” - Aleksey Tolstoy</p>
<p>---</p>
<p>ALEKSEY NIKOLAYEVICH TOLSTOY là một trong những tác giả tiêu biểu của dòng văn học Nga giai đoạn trước và trong Thế chiến II.</p>
<p>Tác phẩm chính:</p>
<p>• Lirika (1907)</p>
<p>• Ordeal (1918)</p>
<p>• Thời thơ ấu của Nikita (1921)</p>
<p>• Con đường đau khổ (1921 – 1940)</p>
<p>• Aelita (1923)</p>
<p>• Cỗ máy Hyperboloid của kĩ sư Garin (1926)</p>
<p>• Pyotr Đại đế (1929 – 1934)</p>
<p>• Một tuần ở Turenevo (1958)</p>
<p>• Bá tước Cagliostro</p>
<p>•....</p>
<p>Dịch giả, giáo sư ĐỖ ĐỨC HIỂU (1924 - 2003)</p>
<p>Nhà giáo ưu tú, Nhà văn, Nhà nghiên cứu văn học Đỗ Đức Hiểu đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp.</p>
<p>Đã dịch:</p>
<p>• Tuyển tập Molière</p>
<p>• Túp lều bác Tom</p>
<p>• Gulliver du kí</p>
<p>• Những người khốn khổ</p>
<p>• . . .</p>