đạo phật đi vào cuộc đời

đạo phật đi vào cuộc đời

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Suối nguồn phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.

Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào. Cố nhiên con người giác ngộ sẽ không những không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh mà còn không bị dính vào những cố chấp có tính cách tri thức như quan điểm và sự phân biệt nhân ngã nữa. Đó là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát mà kinh Kim Cương Bát Nhã đã diễn tả trong rất nhiều đoạn.

Bàn luận đến đề tài đem đạo Phật đi vào cuộc đời, chúng ta phải ý thức được những điểm trên của giáo lý tức là các nguyên lý vượt lên, dấn thân và vô trước, thì mới có thể tránh khỏi được những sai lạc căn bản.

Ngay cái mệnh đề đạo Phật đi vào cuộc đời cũng đã không được ổn thỏa, bởi vì phân tích nó ta sẽ có cảm tưởng đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và vì vậy cần phải đem nó đi vào trong cuộc đời. Sự thực thì không phải như vậy. Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời.

Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ.

Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống, chừng đó ta mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời.

Sinh lực ấy được nhận thức qua những dấu hiệu sau đây mà chúng tôi xin lần lượt trình bày:

1. Sự hiện diện vô hành của đạo đức

2. Sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức

3. Sự hiện diện hữu hành của đạo đức

hành trình của linh hồn (tái bản 2020)

hành trình của linh hồn (tái bản 2020)

Bạn có sợ chết không? Bạn có tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn chết không? Có thể nào bạn có một linh hồn đến từ đâu đó và sẽ trở về đó sau khi thân xác bạn chết đi, hay đó chỉ là một điều ước ao vì bạn quá sợ hãi?

Có một nghịch lý rằng con người, duy nhất trong mọi tạo vật trên Trái đất, phải kìm nén nỗi sợ cái chết để sống bình thường. Nhưng bản năng sinh học của chúng ta không bao giờ cho ta quên nỗi nguy hiểm tối cao này của sự tồn tại của chúng ta. Khi chúng ta già đi, bóng ma của cái chết cũng lớn dần lên trong tâm trí chúng ta. Thậm chí cả những người theo tôn giáo cũng sợ cái chết là sự kết thúc của mỗi cá nhân. Nỗi sợ lớn nhất đối với cái chết đem đến những suy nghĩ về sự vô nghĩa của cái chết, điều kết thúc mọi mối liên hệ với gia đình và bạn bè. Cái chết làm cho mọi mục đích thực tiễn của chúng ta trở nên phù phiếm.

Nếu cái chết là sự kết thúc mọi điều của chúng ta thì cuộc sống quả thật thực là vô nghĩa. Tuy nhiên, một sức mạnh nào đó trong chúng ta cho phép con người suy tưởng về sự tiếp tục sau đó và cảm nhận được mối liên hệ với một thế lực cao hơn và thậm chí là linh hồn bất tử. Nếu chúng ta thật sự có linh hồn thì nó sẽ đi về đâu sau khi chúng ta chết? Có thực sự có một loại thiên đường chứa đầy những linh hồn thông thái ở bên ngoài thế giới vật lý của chúng ta? Nó trông ra sao? Chúng ta sẽ làm gì khi tới được đó? Có một thực thể tối cao chịu trách nhiệm về thiên đường đó? Những câu hỏi này xưa như chính loài người và vẫn là một bí ẩn với đa số chúng ta.

Những câu trả lời đích thực cho đời sống sau cái chết vẫn được đóng kín sau cánh cửa tâm linh đối với đa số mọi người. Đó là bởi vì ở trong chúng ta vốn sẵn có khả năng quên đi danh tính của linh hồn chúng ta, điều mà ở mức độ nhận thức, sẽ giúp cho sự hợp nhất của linh hồn và bộ não con người. Những năm gần đây, công chúng đã được nghe về những người chết tạm thời và sau đó sống lại nói về một đường hầm dài, ánh sáng rực rỡ và thậm chí những gặp gỡ ngắn ngủi với những linh hồn thân thiện. Nhưng không có một ấn phẩm nào trong số các cuốn sách đã được viết mang đến cho người đọc nhiều hơn một cái nhìn thoáng qua về tất cả những gì cần biết về cuộc đời sau cái chết.

Cuốn sách này là một cuốn nhật ký gần gũi về thế giới linh hồn. Nó trình bày một loạt các trường hợp thể hiện chi tiết, rõ ràng về những gì xảy ra cho chúng ta khi cuộc sống trên Trái đất kết thúc. Bạn sẽ được dẫn qua đường hầm tâm linh để đến với chính thế giới linh hồn để tìm hiểu về những biến đổi đối với linh hồn trước khi chúng cuối cùng trở lại trên Trái đất trong một cuộc sống mới.

Tôi là một người bản chất hay nghi ngờ, mặc dù nếu xét theo nội dung cuốn sách này thì không có vẻ như vậy. Là một cố vấn và là nhà thôi miên, tôi chuyên nghiên cứu về sự thay đổi cách cư xử để điều trị những rối loạn tâm lý. Một phần lớn trong công việc của tôi bao gồm tái cấu trúc nhận thức ngắn hạn với các bệnh nhân bằng cách giúp họ kết nối những suy nghĩ và cảm xúc để khuyến khích những hành vi lành mạnh. Chúng tôi cùng nhau khơi gợi những ý nghĩa, chức năng và kết quả của những niềm tin của họ vì tôi tin rằng không có một vấn đề tâm lý nào là tưởng tượng.

Trong những ngày đầu mới hành nghề, tôi phản đối những đề nghị đi về kiếp trước của mọi người vì khuynh hướng truyền thống của tôi trong phương pháp điều trị. Trong khi tôi sử dụng các kỹ thuật thôi miên và khôi phục ký ức quá khứ để xác định nguồn gốc của các ký ức khó chịu và những tổn thương của tuổi thơ, tôi có cảm giác mọi cố gắng để đạt đến kiếp trước là không chính thống và không lâm sàng. Sự quan tâm của tôi đối với sự tái sinh và siêu hình học chỉ là sự tò mò lý trí cho đến khi tôi làm việc với một thanh niên trẻ về điều khiển nỗi đau.

Bệnh nhân này than phiền về cảm giác đau đớn kinh niên suốt đời ở phía bên phải. Một trong những công cụ của điều trị bằng thôi miên để điều khiển nỗi đau là hướng dẫn đối tượng làm cho nỗi đau tệ hơn để người đó có thể học cách làm giảm nỗi đau và đạt được kiểm soát. Trong một trong những lần chữa trị có sử dụng cách làm tăng nỗi đau, thanh niên này sử dụng cách tưởng tượng bị đâm để tạo ra sự hành hạ của anh ta. Tìm kiếm nguồn gốc của tưởng tượng này, tôi cuối cùng phát hiện ra kiếp trước anh ta là một người lính trong Thế chiến I và bị giết chết bởi một lưỡi lê ở Pháp, và chúng tôi đã hoàn toàn chiến thắng nỗi đau.

Với sự cổ vũ từ các bệnh nhân, tôi bắt đầu thử nghiệm đưa một số trong số họ đi xa hơn vào thời kỳ trước khi họ tái sinh lần gần nhất trên Trái đất. Ban đầu tôi lo ngại rằng sự nhất quán của nhu cầu hiện tại, niềm tin và sự sợ hãi có thể tạo ra những tưởng tượng rằng điều đó được nhớ lại. Tuy nhiên không lâu sau tôi nhận ra ký ức sâu sắc của chúng ta đưa ra một loạt những trải nghiệm quá khứ quá thực và quá liên quan để có thể bỏ qua. Tôi dần dần thực sự nhìn nhận rõ mối quan hệ giữa các thân xác cùng các sự kiện trong các kiếp quá khứ với con người chúng ta hôm nay có ý nghĩa quan trọng trong điều trị đến thế nào.

Sau đó tôi khám phá ra một phần quan trọng nữa. Tôi tìm ra rằng có thể nhìn vào thế giới linh hồn qua cặp mắt tâm trí của đối tượng bị thôi miên, người có thể thuật lại cho tôi về cuộc đời giữa các kiếp trên Trái đất.

Trường hợp mở cánh cửa vào thế giới linh hồn cho tôi là một phụ nữ trung niên, một đối tượng bị thôi miên rất nhạy bén. Bà vẫn luôn nói với tôi về cảm giác cô đơn và xa cách của mình trong giai đoạn tinh tế khi bà kết thúc việc nhớ lại cuộc đời gần nhất. Nhân vật đặc biệt này gần như tự mình đi vào trạng thái biến đổi ý thức cao nhất. Không nhận ra rằng tôi đã đưa ra mệnh lệnh quá ngắn gọn cho hành động này, tôi đề nghị bà đi tới nguồn gốc của sự mất mát cảm giác được bầu bạn của bà. Ngay khi đó, tôi vô tình sử dụng một trong các từ kích thích ký ức tâm linh. Tôi cũng hỏi bà có nhóm bạn đặc biệt nào mà bà nhớ tiếc không.

Bệnh nhân của tôi bất ngờ bật khóc. Khi tôi hướng dẫn bà trả lời tôi xem có gì không phải, bà bật ra: “Tôi nhớ một số những người bạn trong nhóm và vì thế tôi cảm thấy thật cô đơn trên Trái đất.” Tôi lúng túng và hỏi bà tiếp tục nhóm những người bạn này thực ra ở đâu. “Ở đây, ở ngôi nhà vĩnh cửu của tôi” bà trả lời đơn giản, “và tôi đang nhìn thấy tất cả bọn họ ngay lúc này!”

Sau khi kết thúc với bệnh nhân này và xem lại các băng ghi âm của bà, tôi nhận ra rằng việc tìm thấy thế giới linh hồn liên quan đến sự mở rộng hơn của quá trình nhớ lại kiếp trước. Có nhiều cuốn sách viết về các kiếp đã qua, nhưng tôi không tìm được cuốn sách nào nói về cuộc đời của chúng ta dưới dạng linh hồn, hoặc làm cách nào để tiếp cận một cách đúng đắn những hồi ức tâm linh của mọi người. Tôi quyết định tự mình nghiên cứu và với thực tế, tôi dần có được những kỹ năng rộng lớn hơn trong việc đi vào thế giới linh hồn thông qua các đối tượng của mình.

Tôi cũng nhận thấy rằng đối với mọi người, tìm được vị trí của họ trong thế giới linh hồn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với việc nhớ lại các kiếp trước.

Làm sao có thể chạm được đến linh hồn thông qua thôi miên? Hãy hình dung tâm trí chúng ta có ba lớp vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng nhỏ hơn vòng kế tiếp và nằm trong vòng kế tiếp, ngăn cách với nhau chỉ bởi các lớp liên kết tâm trí-ý thức. Lớp ngoài cùng được đặc trưng bởi tâm ý thức, là nguồn gốc cho các phân tích, phê bình. Lớp thứ hai là tiềm thức, nơi chúng ta đi vào thôi miên để xâm nhập vào bộ nhớ của tất cả những ký ức về những gì đã xảy ra cho chúng ta ở cuộc đời này và những kiếp trước. Lớp thứ ba, lớp cốt lõi sâu kín nhất, là những gì chúng ta gọi là siêu tâm thức. Mức độ này thể hiện trung tâm cao nhất của Bản ngã, nơi chúng ta là biểu hiện của một thế lực cao hơn.

Siêu tâm thức chứa đựng danh tính thực của chúng ta, được nâng lên bởi tiềm thức, nơi chứa đựng những ký ức của những bản ngã đã bị biến đổi trong chúng ta trong những thân xác con người đã qua. Siêu ý thức có thể hoàn toàn không phải là một mức độ, mà là chính linh hồn. Tâm trí siêu ý thức là trung tâm cao nhất của sự thông thái và triển vọng của chúng ta, và tất cả các thông tin về cuộc đời sau cái chết của tôi xuất hiện từ nguồn năng lượng trí năng này.

Thôi miên có giá trị như thế nào trong việc tìm kiếm sự thật? Con người trong trạng thái bị thôi miên không mơ ngủ, cũng như không bị ảo giác. Chúng ta không mơ trong chuỗi thứ tự thời gian cũng như không bị ảo giác trong trạng thái bị thôi miên. Khi đối tượng được đặt vào trạng thái bị thôi miên, sóng não của họ chậm dần từ trạng thái tỉnh thức Bêta và tiếp tục thay đổi các rung động qua trạng thái thiền định Alfa để đi vào một số mức độ khác nhau trong khoảng Thêta. Thêta là thôi miên – không phải ngủ. Khi ngủ, chúng ta đi đến trạng thái Delta cuối cùng, nơi các thông tin từ não bị rơi vào tiềm thức và đi sang các giấc mơ của chúng ta. Trong trạng thái Thêta, tâm trí ý thức không phải là không tỉnh thức nên chúng ta có thể tiếp nhận cũng như gửi đi những thông tin với toàn bộ các kênh của bộ nhớ mở rộng.

Một khi ở trạng thái bị thôi miên, mọi người kể lại các hình ảnh mà họ nhìn thấy và các đối thoại mà họ nghe trong tâm trí không thức tỉnh của họ giống như những quan sát nguyên bản. Khi trả lời câu hỏi, các đối tượng không thể nói dối, nhưng họ có thể giải thích nhầm một số điều được thấy trong vô thức, cũng như chúng ta vẫn làm trong trạng thái tỉnh táo. Trong thôi miên, con người khó có thể kể lại bất cứ điều gì mà họ không tin.

Một số người phê phán thôi miên tin rằng, một đối tượng ở trạng thái bị thôi miên sẽ tự tạo ra những ký ức và làm sai lệch những câu trả lời của họ để chọn lựa bất kỳ một khuôn khổ lý thuyết nào mà người thôi miên gợi ý. Tôi nhận thấy sự tổng quát hóa này là sai lầm. Trong công việc của mình, tôi đề xử sự với mỗi trường hợp như tôi nghe được thông tin lần đầu tiên. Nếu đối tượng bằng cách nào đó vượt qua được phương thức thôi miên và tự xây dựng những tưởng tượng tự do về thế giới linh hồn, hoặc gắn kết trước với những ý tưởng có sẵn về cuộc đời sau cái chết của họ thì những câu trả lời sẽ sớm trở nên không phù hợp với những câu chuyện của các trường hợp khác. Tôi đã biết được giá trị của đối chất từ rất sớm trong công việc của mình và tôi không tìm thấy bằng chứng nào về việc bất cứ ai giả dối những kinh nghiệm tinh thần của mình để làm vừa lòng tôi. Thực tế là các đối tượng bị thôi miên không ngần ngại sửa lại những khi tôi giải thích sai các phát biểu của họ.

Khi những ghi chép về các trường hợp của tôi nhiều thêm, bằng phương pháp thử và sai, tôi tìm ra cách sắp xếp những câu hỏi về thế giới linh hồn theo thứ tự hợp lý hơn. Các đối tượng ở trạng thái siêu ý thức không thực sự bị thúc đẩy chia sẻ những thông tin về toàn bộ kế hoạch cuộc đời linh hồn trong thế giới linh hồn. Mỗi người phải có một bộ chìa khóa thích hợp cho những cánh cửa đặc biệt. Cuối cùng tôi đã có thể hoàn thiện một phương pháp đáng tin cậy để tiếp cận với ký ức ở những phần khác nhau của thế giới linh hồn bằng cách biết rõ phải mở cánh cửa nào ở thời điểm thích hợp trong liệu trình.

Khi tôi tự tin hơn với mỗi liệu trình, có thêm nhiều người cảm thấy tôi thoải mái với cuộc đời sau cái chết và cảm thấy có thể nói với tôi về điều đó. Các bệnh nhân trong những trường hợp của tôi có một số người rất sùng tín, trong khi những người khác hoàn toàn không có một niềm tin tâm linh cụ thể nào. Đa số họ là những người ở giữa, với một hành trang phức tạp của những triết lý cá nhân về cuộc sống. Điều đáng ngạc nhiên tôi phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu là một khi các đối tượng được hoàn nguyên về trạng thái linh hồn của họ, họ thể hiện một sự thống nhất đáng ngạc nhiên khi trả lời những câu hỏi về thế giới linh hồn. Họ thậm chí sử dụng cùng những từ ngữ và các miêu tả hình ảnh trong ngôn ngữ thông thường khi nói về các cuộc đời linh hồn của họ.

Cuối cùng tôi cần nói rằng những gì bạn sắp đọc có thể là một cú sốc cho quan niệm của bạn về cái chết. Những nội dung được trình bày ở đây có thể đi ngược lại những niềm tin triết học và tôn giáo của bạn. Có những độc giả sẽ tìm thấy sự củng cố cho những quan niệm hiện hữu của họ. Đối với những người khác, các thông tin được đưa ra trong những trường hợp điển hình này có vẻ như những câu chuyện hư cấu có tính chủ quan, gợi nhớ đến những câu chuyện khoa học viễn tưởng. Dù niềm tin của bạn ra sao tôi cũng hy vọng bạn sẽ suy nghĩ về hàm ý dành cho nhân loại nếu những gì các đối tượng của tôi nói về cuộc sống sau cái chết là chính xác.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Chương Một: Cái chết và sự ra đi

Chương Hai: Cánh cửa vào Thế giới linh hồn

Chương Ba: Trở về nhà

Chương Bốn: Linh hồn được thay thế

Chương Năm: Định hướng

Chương Sáu: Chuyển tiếp

Chương bảy: Sự thay thế

Chương Tám: Những người hướng dẫn của chúng ta

Chương Chín: Linh hồn mới bắt đầu

Chương Mười: Linh hồn bậc trung

Chương Mười Một: Linh hồn cao cấp

Chương Mười Hai: Chọn lựa cuộc đời

Chương Mười Ba: Chọn lựa cơ thể mới

Chương Mười Bốn: Chuẩn bị cho sự khởi đầu

Chương Mười lăm: Tái sinh

Kết luận

 Giới thiệu tác giả

Michael Duff Newton

Michael Duff Newton giữ học vị tiến sĩ về cố vấn tâm lý, là nhà thôi miên có bằng cấp và là thành viên của Hiệp hội Cố vấn Mỹ. Ông là giảng viên trong các trường đại học, đồng thời hành nghề tư tại Los Angeles. Tiến sĩ Newton phát triển kỹ thuật khôi phục lại ký ức quá khứ để có thể đưa các đối tượng bị thôi miên vượt qua các ký ức của kiếp trước một cách có hiệu quả để đến với các trải nghiệm có ý nghĩa hơn giữa các kiếp của linh hồn. Tác giả được coi là người đi tiên phong trong việc khám phá các bí mật về cuộc sống của chúng ta ở thế giới linh hồn, lần đầu tiên được thuật lại trong cuốn sách bán chạy nhất này.

đạo phật ngày nay

đạo phật ngày nay

Đạo Phật Ngày Nay

Dẹp bỏ tất cả những huyền đàm siêu hình, con người trở về thực tại để giải quyết những vấn đề của thực tại. Cuộc đời đầy những khổ đau. Mũi tên độc khổ đau đang làm cho chúng ta rên xiết, hãy tìm cách nhổ mũi tên đó ra khỏi thân thể của nhân loại. Chúng ta phải ý thức rằng chúng ta đang khổ đau. Ðó là nhận thức căn bản. Làm sao giải quyết vấn đề khổ đau thực tại nếu chúng ta không có ý thức về khổ đau thực tại? Làm sao có thể chữa lành được bệnh khi ta không biết là ta đang có bệnh, hoặc giả biết là bệnh nhưng không rõ là bệnh gì?

Hình bóng của những con người yếu đuối, mắt không dám nhìn thẳng, chân bước ngập ngừng, sợ sệt khổ đau, khúm núm trước quyền lực, cố nhiên không phải là hình bóng của người Tăng sĩ. Hình bóng của người tăng sĩ phải là hình bóng của một Long Thọ, một Huyền Trang, một Vạn Hạnh... đời sống thì đạm bạc, gian khổ, ý chí thì vững chắc như kim cương, đức độ thì khiêm cung, nhẫn nhục, hành nguyện thì rộng lớn như sóng biển. Người xuất gia phải có đôi mắt sáng chiếu niềm tin, chói lòa nghị lực, người xuất gia phải có nụ cười bất diệt khinh thường khổ đau. Có như thế mới biểu lộ chân tướng sáng rỡ của đạo Phật. Mà muốn được như thế, điều thiết yếu trước tiên là nhận thức thực trạng khổ đau, sống trong khổ đau, luyện mình thành sắt thép. Ta có thể chết đuối trong khổ đau, nhưng ta thành Phật cũng nhờ khổ đau. Chính khổ đau, chữa lành khổ đau, và khi đặt vấn đề nhận thức khổ đau làm đệ nhất đế của Tứ Diệu Ðế, Đức Phật quả đã nhận thấy tầm quan trọng của sự thực ấy một cách thâm thiết.

phong tục dân gian - nghi lễ nhập trạch

phong tục dân gian - nghi lễ nhập trạch

Phong Tục Dân Gian - Nghi Lễ Nhập Trạch

Đối với người Việt Nam, ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi mỗi người trú ngụ, mà đó còn là tổ ấm thân yêu, là nơi mọi người cẩm thấy thoải mái, tự tin, giúp lấy lại sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi ở bên ngoài.

Ngôi nhà cũng là nơi dành để đón tiếp khách, nơi sum họp của cả gia đình, nơi thể hiện trình độ văn hóa, thẩm mỹ và sở thích của chủ nhân. Dân gian có câu: “Tậu trâu - Lấy vợ - Làm nhà”. “Tậu trâu” có lẽ tương đương với việc học hành để lo cho sự nghiệp; “lấy vợ” là bước đầu xây dựng cho mình tổ ấm; “làm nhà” là tổng hợp của hai việc trên. Căn nhà là nơi che chở con người suốt cả cuộc đời. Vì thế mà đối với người xưa, công việc “làm nhà” đặc biệt quan trọng.

Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng. Nó vừa riêng lại vừa chung rất độc lập mà lại hòa đồng. Những bức tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra kiểu ứng xử chung của cộng đồng.

Bên trong vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà truyền thống xưa tiềm ẩn cả cội nguồn dân tộc, thể hiện sức sống lâu bền, mãnh liệt của cộng đồng. Cũng chính vì vậy mà ngôi nhà xưa là nơi còn ghi lại rõ nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất nhiều sự kiện quan trọng thể hiện bản sắc dân tộc, nét văn hóa của nhiều thế hệ.

Trong tâm thức người Việt Nam nói chung, ngôi nhà có một vị trí quan trọng như vậy, cho nên khi xây dựng nhà mới hay thậm chí là sửa sang lại nhà, các dân tộc đều có những nghi lễ cụ thể. "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, vì vậy ngay khi khỏi công xây dựng là phải có lễ Động thổ. Sau đó là các lễ mừng Tân gia, lễ Nhập trạch... Dân gian quan niệm, phải làm như vậy thì gia chủ mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Với mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu một số nghi lễ truyền thống liên quan đêh việc xây dựng nhà mới của người Việt (Kinh), chúng tôi giới thiệu cuốn sách: Nghi lễ nhâp trạch thuyền thống. Nội dung cuốn sách nhấn mạnh vai trò của ngôi nhà đối với đời sống con người và lý do xuất hiện những nghi lễ khi xây dựng nhà mới. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giới thiệu một số bài văn khấn nôm lưu truyền trong dân gian được sử dụng trong các nghi lễ khi xây nhà mới. Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách nhiều điều bổ ích.

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ