từ điển chức quan việt nam

từ điển chức quan việt nam

<p>Lịch sử lâu đời hơn hai nghìn năm của nước Việt Nam đã tạo nên những hệ thống quan lại liên tục được cải tổ theo sự vận động của các thời kỳ, các triều đại. Một hiểu biết vừa tổng thể, vừa chi tiết về bộ máy cai trị của xã hội là điều kiện cần thiết để chúng ta hôm nay có thể đọc sử và hiểu sử.</p>

<p>Với gần 2.000 mục từ sắp xếp theo vần chữ cái,&nbsp;Từ điển chức quan Việt Nam của&nbsp;tác giả Đỗ Văn Ninh là công trình giới thiệu, giải thích tương đối đầy đủ các chức danh quan lại Việt Nam, từ thời cổ đại của các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, cho đến các vương triều phong kiến kéo dài tới hết thế kỷ XIX. Không chỉ định nghĩa nội hàm, cuốn sách còn làm rõ địa vị, quyền hạn của các chức quan thông qua đối chiếu giữa các triều đại khác nhau. Điều này đã khắc phục nhược điểm của các cuốn “thông khảo”, “thông điển” vốn chỉ ghi chép quan chế riêng lẻ từng đời, trong khi không ít chức quan được duy trì qua nhiều đời, và tính chất, vị trí của chúng cũng không ngừng thay đổi. Việc giải nghĩa dựa trên cả hai trục đồng đại và lịch đại, cũng như sự tham khảo, đối chiếu với lịch sử quan chế Trung Quốc, đã cung cấp một tri thức nền giúp người đọc hình dung được đặc điểm và sự vận động của các chức quan, tránh sự bối rối hoặc lầm lẫn khi đọc sử. Nhờ đó, cuốn sách có thể trở thành một công cụ thiết yếu trong quá trình đọc và nghiên cứu lịch sử cổ trung đại Việt Nam.</p>

sài gòn trăm bước

sài gòn trăm bước

<p>Lắng nghe Sài Gòn, lắng nghe thời gian chậm. Một nhánh sông, một góc phố, một con đường, một gánh hàng rong... khi tĩnh lặng, khi nhịp sống giãn ra nửa đêm về sáng... bỗng nghe Sài Gòn thở. Nhịp đều, nhịp đều thong dong không hối hả, không sợ ngày mai thì sẽ muộn. Sài Gòn muôn đời vẫn còn đó, với tất cả những gì rất đặc trưng của “Hòn ngọc Viễn Đông” một thời, dù cho vật đổi sao dời, Sài Gòn không thể khác.</p>

<p>Bạn có nghe gì không? Con chim bồ câu gù trên gác mái nhà thờ Đức Bà. Bạn có thấy gì không? Bến cảng Nhà Rồng xôn xao sóng nước. Bạn có ước gì không? Những đại lộ thênh thang đông tây trải dài đến tận chân trời. Sài Gòn bề thế, Sài Gòn xênh xang phát triển. Tận hưởng cái mới với những ai yêu Sài Gòn, nhưng đôi khi vẫn thao thức, mơ về một hồn Sài Gòn muôn niên cũ.</p>

<p>Không chỉ là ông đồ bên câu đối đỏ trên góc đường Phạm Ngọc Thạch mỗi khi xuân về. Không chỉ là tiếng còi tàu u u trên bến Bạch Đằng báo hiệu những chuyến đi và về của những chuyến tàu mang theo bao khát vọng. Mơ một Thành phố quy hoạch sang trọng, đẹp đẽ, đúng chuẩn Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh năng động, đầu tàu cả nước. Với những gì thành phô’ đáng được có và đáng được hưởng.</p>

<p>Phố dài với những ngôi nhà - khu nhà công tư, kiến trúc đủ sức vượt qua thăng trầm năm tháng, chấp luôn những thành phố hút hồn cư dân bốn biển năm châu. Đường lớn thênh thang không cần thiết phải hàng hàng lớp lớp biệt thự đủ màu đủ kiểu khoe tiền khoe sắc. Dòng sông Sài Gòn và những nhánh sông, kênh rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ, Bùng Binh... sẽ giữ được hồn ào ạt nước như xưa, để không phải bị mặc định bằng cống hộp, để không phải vô tình biến phố thành sông. Cây xanh Sài Gòn sẽ phải được đầu tư trồng mới, và quay về, quay về như một chứng nhân không thể thiếu trên những con đường đúng chuẩn đúng mực. Những gì cần giữ lại, phải được giữ lại và tôn tạo đúng mức. Những gì cần làm mới, phải được làm trong sự hài hòa hợp lý của một Sài Gòn muôn mặt mà không hề đánh mất cái riêng. Rất sẽ sàng, rất thao thức như một người con tha thiết yêu Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, tôi đã cảm được cái tình của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng sau khi đọc “Sài Gòn trăm bước” của anh.</p>

<p>Đọc đi. Sài Gòn trăm bước. Để nghe tôi thở, anh thở và tất cả chúng ta cùng thở. Vì Sài Gòn. Mơ một Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh ngày càng mạnh mẽ, giàu đẹp gấp bội phần hiện nay. Đọc đi. Sài Gòn trăm bước. Để không quên một thời Sài Gòn lóng lánh “Hòn ngọc Viễn Đông” trong mắt bạn bè các nước khu vực. Mơ được không? Sao lại không! Được quyền mơ không? Được chứ! Hy vọng sẽ mặc định được rằng, chúng ta đã - đang và luôn luôn có một Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh tha thiết giữ hồn xưa, không ngừng phát triển, bản lĩnh và bản sắc.</p>

<p>"Sài Gòn thở…" - Nhà văn Thu Trân</p>

chúng tôi là việt nam - tập 1

chúng tôi là việt nam - tập 1

<p>Chúng Tôi Là Việt Nam - Tập 1</p>

<p>"Tôi thực hiện Chúng tôi là Việt Nam từ hơn 10 năm trước. Trong quá trình thực hiện ấn phẩm Họ đã sống như thế (nói về những người khuyết tật), Tâm và tài: Họ là ai? (kể về 400 nhân vật xuất sắc ở Việt Nam), tôi đã nảy ra ý định làm riêng một cuốn sách ảnh về những phụ nữ tài ba trên đất Việt.</p>

<p>Điều đáng tiếc là trong khuôn khổ một cuốn sách, tôi không thể đưa quá nhiều nhân vật vào. Còn nhiều nhân vật khác mà tôi đã ghi lại hình ảnh, câu chuyện của họ. Tôi dự kiến ra mắt tập 2 trong một, hai năm tới.</p>

<p>Qua cuốn sách, tôi muốn nhắn nhủ tới độc giả rằng những người phụ nữ không thua kém gì phái mạnh. Họ truyền cảm hứng cho tôi và tôi muốn truyền lại cảm hứng đó cho mọi người.</p>

<p>Tôi đặt tiêu đề Chúng tôi là Việt Nam (We are Việt Nam) chứ không dùng từ “Vietnamese”, vì trong đó có cả những phụ nữ nước ngoài đang cống hiến cho Việt Nam.</p>

<p>Tiêu chí lựa chọn của tôi là những nhân vật phải có cả tâm và tài. Họ giỏi, sự cống hiến cho xã hội âm thầm, không gây điều tiếng.</p>

<p>Trong 125 nhân vật mà tôi chọn đưa vào sách, có những người rất dung dị như cụ bà 101 tuổi mắc Covid-19 đã dũng cảm chiến đấu với dịch bệnh, nữ huấn luyện viên bơi lội dạy cho các em nhỏ học bơi, hoa hậu H’Hen Nie tham gia chống dịch… Họ đến từ mọi miền trên đất nước."</p>

<p>-- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ