<p>NÓI CHO TRẮNG MẮT SẮT ĐÁ CŨNG MỀM</p>
<p>Nếu truyền thông là một hành trình – Hãy chủ động kiến tạo giao diện đời mình!</p>
<p>Một cuốn sách giúp bạn nhìn nhận lại cuộc sống nội tâm và cuộc sống xã hội của mình.</p>
<p>Nếu phải nói một điều gì, thì đơn giản thôi, bạn sẽ biết cách lựa chọn sự truyền thông cho riêng mình, một cách khôn ngoan và quyết liệt, có điều, bạn có dám thử không?</p>
<p>Đây chắc chắn là cuốn sách nổi bật nhất giữa một biển những cuốn sách về truyền thông và tâm lí. Nó dành cho từ người bình dân đến giới PR chuyên nghiệp.</p>
<p>Đây là cuốn sách thứ 35 của Oopsy với chủ đề hoàn toàn mới: Truyền thông. Cho người đọc một cái nhìn khai sáng về vấn đề truyền thông. Truyền thông không chỉ là ở lĩnh vực marketing, nó ở khắp nơi trong đời sống chúng ta.</p>
<p>Thông qua bốn câu chuyện cổ tích quen thuộc từ cổ tích Việt Nam cho đến thế giới, người đọc được hiểu rõ về bốn loại truyền thông chi phối đến đời sống con người từ xưa cho đến hiện đại. Kiểu truyền thông thứ năm được đưa ra ở cuối cuốn sách như một lối thoát vượt xuất cho truyền thông, xứng đáng gọi là truyền thông</p>
<p>Các đoạn hay nhất:</p>
<p>Một chiến lược truyền thông thông minh là gì? Phải tập trung vào hình ảnh cá nhân:
TÔI LÀ NGƯỜI UY TÍN ĐỂ XÂY DỰNG SẢN PHẨM ẤY! Còn ở Việt Nam bây giờ vẫn có rất nhiều người mang tính chất truyền thông sai lầm: Không xây dựng thương hiệu cá nhân, mà lại tập trung vào xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Nên thương hiệu cá nhân là một điều chúng ta chưa quen truyền thông.</p>
<p>Mô hình truyền thông của Tấm là mô hình hai mặt. Một đằng truyền thông mình là nạn nhân, một đằng truyền thông mình là một điều gì đấy sáng giá. Tấm bảo mình bị hại chết không biết bao nhiêu lần nhưng cuối cùng vẫn cứ sống. Chúng ta có thể nghĩ ngay là sau khi trả thù Cám thì Tấm đã tạo ra một câu chuyện truyền thông xuyên suốt. Và cho đến sự hồi sinh – sự hồi sinh phải thông qua hình tượng quả thị, được bà già yêu quý. Tức là gì? Tấm lặp lại mô hình truyền thông ở mức cao hơn: Một nạn nhân, và một người tỏa sáng. Và chính bởi vì giá trị tỏa sáng ấy, Tấm đã chiến thắng mẹ con Cám.</p>
<p>Mô hình truyền thông liên quan đến tính chất hiệu quả của nó đối với xã hội, cho nên đầu tiên, Tấm phải là nạn nhân đã. Tấm là nạn nhân thì những kẻ gây ra cho Tấm mới phải là thủ phạm. Tức là khi gây ra sự thương cảm, phải tạo ra một sự đố kỵ, và tạo ra một sự căm ghét.
Còn nếu chỉ xảy ra sự thương cảm không – “Tôi nghèo lắm”, “Tôi đói lắm”, “Tôi không có gì”… – thì không được.</p>
<p>Mô hình truyền thông của Tấm, chúng ta thấy là trong một xã hội nặng nề về tâm cảm và suy cảm như người Việt, mô hình truyền thông của Tấm là một mô hình có sức mạnh. Hay nói đúng hơn, mô hình nạn nhân, thủ phạm, đổ lỗi, đố kỵ, vẫn là mô hình truyền thông có khả năng tiêu diệt đối thủ. Nó xuất hiện ở đấy và nó vẫn còn đấy. Nhưng chớ quên, truyền thông kiểu Tấm không phải là lối truyền thông duy nhất xuất hiện ở xã hội phương Đông.</p>
<p>Mô hình truyền thông của Sọ Dừa là mô hình anh hùng: Từ một người không có gì, thành một anh hùng. Nó không lôi người khác vào, không đổ lỗi thật nhanh. Nhưng mô hình ấy u ám một màu buồn bã, khi tất cả những gì Sọ Dừa thật sự đạt được vẫn là Không: Không thật sự có ảnh hưởng, không thật sự thành công.</p>
<p>Nó giống như startup, Bạch Tuyết truyền thông bằng cách đem chính mình ra làm mồi nhử Hoàng tử, đem cái chết của chính mình, đem sự bất hạnh của chính mình, nhưng không thuyết minh. Bạch Tuyết đã làm việc gì? Đưa mình ra như một món hàng, trưng bày mình ra, và sau đấy cho thấy sự ủng hộ mình bởi bảy chú lùn, bởi muông thú. Tức là gì? Cho thấy sự ủng hộ của xã hội và tiềm năng của mình. Hoàng tử đã chấp nhận giá trị của Bạch Tuyết, chấp nhận “kết hôn” với Bạch Tuyết. Đây là dạng thức mà thời hiện đại vẫn gọi là startup dating, business dating – hẹn hò kinh doanh.</p>
<p>Cuốn sách viết về bí mật thành công cho cuộc đời mỗi người: NÓI CHO TRẮNG MẮT, SẮT ĐÁ CŨNG MỀM</p>