bộ những cú nhảy nghề nghiệp tập 1 - đam mê có thể giết bạn như thế nào?

bộ những cú nhảy nghề nghiệp tập 1 - đam mê có thể giết bạn như thế nào?

<p>Bắt đầu bằng câu chuyện của chính người viết: cuộc đời cô sang trang bởi hội chứng “rối loạn lưỡng cực”. “Những người mắc bệnh này sẽ có hai đỉnh cảm xúc rất cực đoan. Khi ở trong trạng thái hưng cảm, họ sẽ có cảm giác phấn chấn, vui vẻ, vô cùng hào hứng, có thể làm những chuyện điên rồ, gây ra nguy hiểm cho bản thân mình và người khác. Ngược lại, khi rơi vào giai đoạn trầm cảm, họ sẽ trầm uất, buồn chán, tuyệt vọng đến cùng cực. Không ít người mắc chứng “rối loạn lưỡng cực” đã tìm đến cái chết để giải thoát. Đây là một dạng bệnh lý tâm thần”.</p>

<p>Biến cố diễn ra khi tác giả Lê Minh đang ở giai đoạn hoàn thành luận văn Thạc sĩ ngành Di truyền học (Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh), buộc cô thực hiện một cú nhảy ngoạn mục nhất trong đời: từ bỏ ngành công nghệ sinh họa chuyển sang làm việc trong lĩnh vực báo chí.</p>

<p>Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh mà bác sĩ khuyên không nên có quá nhiều cảm xúc, nhưng chính cô lại chỉ có thể chọn cảm xúc để biết là mình đang thực sự sống chứ không chỉ tồn tại. Làm báo, làm dự án sách chính là những công việc không nên làm đối với một người mắc chứng rối loạn lưỡng cảm. Công việc của cô không ít lần bị ngừng trệ, thay đổi, vì hội chứng này.</p>

<p>Quyết định không dùng thuốc để lấy lại cảm xúc của mình, cô như người đi trên dây: chấp chới giữa khỏe mạnh/ốm đau, chấp chới giữa các lựa chọn ngành nghề với câu hỏi lớn: đâu là con đường thực sự dành cho mình?</p>

<p>“Cho đến khi đi làm chính thức trong một công ty, tôi mới nhận ra việc chỉ làm đơn thuần một công việc ngày qua ngày khiến tôi cảm thấy cuộc sống trống trải đến ngột ngạt. Tôi nhớ cuộc sống bận rộn của mình ngày trước. Rồi bạn sẽ thấy, điều bi kịch nhất không phải là bạn stress vì làm quá nhiều việc mà chính là bạn có quá nhiều thời gian mà chẳng biết làm gì với chúng. Tôi mất khoảng ba tháng để làm quen với nhịp sống chậm rãi nơi này, mỗi ngày tôi đến sở làm, thực hiện các thí nghiệm, bấm thẻ ra vào đúng giờ và trở về. Vào những ngày trời mưa, khi cho xe&nbsp;máy lội lõm bõm qua con đường ngập nước để đến công ty, tôi chỉ muốn quay đầu trở về nhà. Nhưng thời tiết không phải là vấn đề, những ngày trời xanh nắng đẹp không khiến tâm trạng tôi khá hơn, tôi luôn tự hỏi bước chân của mình chẳng lẽ chỉ mãi in dấu trên con đường đơn giản nối giữa hai nơi nhà và chỗ làm?</p>

<p>Một hôm, tôi lấy hết can đảm trò chuyện với ba “Ba ơi, con không muốn tiếp tục uống thuốc. Những viên thuốc đã mang đi toàn bộ cảm xúc của con. Con không còn buồn nữa nhưng con cũng không có gì vui. Nếu sống mà không có cảm xúc thì khác gì người đã chết?”.</p>

<p>Trong quá trình làm báo, tác giả gặp rất nhiều nhân vật ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và hầu hết họ đều làm những việc không liên quan đến ngành học thời đại học.</p>

<p>Nguyên nhân nào dẫn tới những cú nhảy nghề nghiệp?</p>

<p>Yếu tố cần và đủ để thực hiện một sự chuyển đổi nghề nghiệp thành công?</p>

<p>Có cơ hội tỏa sáng nào dành cho những người nhảy sang một lĩnh vực mới?</p>

<p>Người viết đã ẩn giấu câu trả lời cho những câu hỏi trên bằng cách ghi lại câu chuyện kể của những nhân vật mà cô gặp. Câu chuyện của các nhân vật, cùng với câu chuyện của người viết ở tập 1 nhằm trả lời câu hỏi “Làm thế nào để một người nhận diện niềm đam mê của mình, hiểu đúng về bản chất của đam mê để có dũng khí theo đuổi nó?”.</p>

<p>“Tôi cho rằng nếu được lựa chọn, ai cũng mong mình sẽ tìm được một nghề nghiệp tốt ở những năm đầu của tuổi 20. Nhưng nếu dành dành lúc nào cũng nở hoa thì cuộc sống làm gì có khái niệm “bế tắc”. Là một trong những người đã từng bị mắc kẹt trong giai đoạn chuyển đổi nghề nghiệp đầy khó khăn, hơn ai hết tôi mong người trẻ sẽ có những bước đi thuận lợi hơn trong hành trình tìm kiếm nghề nghiệp và đam mê của mình. Và nếu chuyển đổi công việc là một bước đệm để các bạn theo đuổi ước mơ lớn của đời mình thì tôi hy vọng những câu chuyện trong quyển sách này sẽ tiếp thêm động lực để bạn thực hiện cú nhảy ngoạn mục đó”.</p>

không khóc ở seoul

không khóc ở seoul

<p>Không khóc ở Seoul gồm 11 truyện ngắn đặc sắc của Võ Thị Xuân Hà, được một số nhà văn và chuyên gia ngôn ngữ Trung Quốc tuyển chọn và xin phép tác giả dịch sang tiếng Trung. Có những truyện viết đã lâu, có những truyện mới ra gần đây. Đều là những truyện viết về phụ nữ Việt. Có thể trong con mắt của những người nước ngoài, chuyện về nước Việt chính là chuyện của những người đàn bà.</p>

<p>Tuy là những truyện ngắn rời, nhưng tập sách như một cuốn phim thu lại khá đầy đủ các sắc diện lịch sử cận hiện đại Việt Nam, mà trong đó, người phụ nữ luôn là vai chính, dẫu chỉ quan sát hay trực tiếp dự phần, họ hiện lên sống động, rất đời, người đọc có thể nhìn thấy họ ở bất cứ đâu trong cuộc sống quanh mình. Một bà ngoại điên thầm thì trò chuyện với những đứa con liệt sĩ giờ chỉ còn là gió thoảng bên hè; một cô con dâu đầy sức mạnh dục tính lại có mối quan hệ không dễ diễn tả với người anh chồng đã khuất; những cô bé trong sáng phút chốc vì thành kiến của thời đại mà lạc mất tình yêu đầu đời; những đàn bà đắm chìm trong hạnh phúc đơn điệu và có phần mù quáng mà không thể tự biết giá trị bản thân; những cô gái quay cuồng mưu sinh nơi xứ lạ; những bám víu tuyệt vọng vào thế giới tâm linh bí ẩn của đàn bà đổ vỡ Có thể thấy mạch sống chảy tràn mãnh liệt trong từng truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, như sức mạnh vô hình mà bền bỉ của người phụ nữ Việt. Trong cuộc đời và thân phận người phụ nữ Việt, có thể cảm nhận đậm nét hồn cốt dân tộc và thấp thoáng vóc hình đất nước. Rất giản dị và tự nhiên, với giọng văn tinh tế và rất đẹp, bằng một kỹ thuật viết chặt chẽ và nhuần nhuyễn, trong tập truyện ngắn này của Võ Thị Xuân Hà, một phần lịch sử xã hội mang đầy đủ ý nghĩa nhân sinh phức tạp hiện ra sâu sắc và xuyên thấm vào người đọc, khiến họ cảm và nghĩ đa chiều hơn, có tầm bao quát hơn.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>Giọng văn ấy đã chinh phục được trái tim của không chỉ độc giả trong nước mà còn cả các độc giả nước ngoài, và trong phạm vi cuốn sách này, bên cạnh bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Phụ nữ xin được giới thiệu mười một bản dịch sang Trung văn, được các dịch giả người Trung Quốc tuyển dịch. Các bản dịch được chau chuốt kĩ lưỡng và ngữ nghĩa chuẩn xác, cố gắng bảo lưu tối đa hành văn và phong cách của tác phẩm gốc. Trong tủ sách phục vụ việc học tiếng Trung Quốc hiện nay, Không khóc ở Seoul không chỉ là một tập truyện ngắn bình thường, mà thực sự là một tài liệu hiếm hoi và hữu ích đối với những người dạy và học tiếng Trung Quốc, bởi từ trước đến nay đa phần chỉ có tác phẩm dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt, mới có rất ít tác phẩm được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung, lại càng chưa có tác phẩm song ngữ nào được xuất bản. Hi vọng Không khóc ở Seoul sẽ được độc giả của cả hai nước đón nhận và trở thành một trong những tác phẩm đi tiên phong trong việc giới thiệu văn học Việt Nam đến với bạn đọc quốc tế.</p>

hoài niệm và mộng du

hoài niệm và mộng du

<p>Sau tập hồi kí Tầm xuân, với PGS.TS Đặng Anh Đào - con gái của GS. Đặng Thai Mai, đó là cái quá khứ, mà "khi đi qua đó, ta chỉ thấy những gì trẻ trung, sống động, có thể đau buồn, nhưng không có sự câm lặng và chết chóc. Dù cho tất cả những gì thuộc về quá khứ của tôi có tầm thường, dù cho tôi chỉ là một nhân chứng nhỏ bé với tầm nhìn hạn chế đi chăng nữ", hơn mười năm sau, bà lại tiếp tục mạch hồi ức đó trong một cuốn hồi kí mới với một tinh thần mới mang tên: Hoài niệm và mộng du.&nbsp;</p>

<p>Cuốn hồi kí gồm có bảy phần là hành trình từ những kí ức tuổi thơ Mùa hè-Biển thứ nhất của đời tôi, Từ mùa đông đến mùa thu, Người ra đi đầu không ngoảnh lại, tiếp tục với Đường tản cư qua bao suối lạ sông ngàn, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh cho đến khi Hòa bình trở lại và đoạn Vỹ thanh - chu kì của đời người. Khi viết những dòng hoài niệm này, tác giả "đã đến mùa đông của cuộc đời, nhưng lòng tôi vẫn không thể nguội lạnh, thoát khỏi cõi phù vân. Hỉ, nộ, ái, ố - tấn trò đời vẫn cứ tiếp tục. Những người bạn cũ và bao người thân yêu đã đi vào cõi hư vô. Nhưng tôi vẫn còn niềm vui chia sẻ với con cháu, học trò bao thế hệ, những lo lắng vì bệnh tật, những hi vọng ngắn ngủi, những hồi ức vui buồ Đời tôi giờ chỉ còn là một cuộc mộng du."&nbsp;</p>

<p>Những dòng kí ức tuổi thơ trở đi trở lại với các ngôi nhà ở Hà Nội và Sầm Sơn mà Đặng Anh Đào chẳng thể quên được vì "với tôi, gia đình là mái ấm của nơi sum họp". Tuổi thơ của cô bé Đặng Anh Đào đầy ắp những món ăn ngon như "cần già, củ kiệu, mẹ muối theo kiểu dân làng Ngò. Rau cần già chỉ hớt bớt lá, và kiệu muối cả thân lẫn rễ, rất giòn và ngon. Cần non thì nấu canh cà chua, cũng cây nhà lá vườn nấu với nước sông Chu", "mẹ mua một rổ cá trích đang còn nhảy ton tót, cho vào nồi đất, đun nước sôi ngay trên kiềng bếp của nhà chài. Chỉ có thế, chấm nước mắm chanh, ăn với cơm. Những vệt tròn vàng mỡ cá nổi trên mặt nước đun cá, rưới vào cơm, thật tuyệt! Thanh đạm, bữa cơm của mẹ, dù sau này con có được ăn sơn hào hải vị, chẳng có bữa nào ngon như cơm của mẹ". Đó là hình ảnh người cha - GS Đặng Thai Mai tận tụy với công việc, mà cũng rất tình cảm với các con. Đó là chị Đặng Bích Hà vui tính, sôi nổi; chị Đặng Thị Hạnh tính tình dịu dàng, hay chăm nom các em; em Đặng Xuyến Như xinh xắn, trong trẻo; và chị Đặng Thanh Lê là người gần gũi, thân thiết nhất với Đặng Anh Đào.&nbsp;</p>

<p>Hình ảnh cô bé đanh đá, nghịch ngợm, hồn nhiên vào giây phút cầm tờ báo lên xem thấy Cách mạng thành công rồi nhưng lại thất vọng vì "Hồ Chí Minh có râu, khác với hình dung lãnh tụ phải trẻ và đẹp, có gương mặt u uất của tráng sĩ "một ra đi không trở lại"; rồi lúc học ở đội Nhi đồng cứu quốc, hát hay nhưng mọi người cứ chỉ trỏ và khi rời khán đài, mới biết quên kéo phécmơtuya trước bụng và là người đạt giải cao trong cuộc thi vẽ được phóng to và cầm đi diễu hành tới Nhà Hát Lớn, được gặp Bác Hồ nhiều lần song không tài nào vẽ nổi Bác Hồ, chắc chắn khiến bạn đọc bật cười khúc khích. Cô bé hiếu động đó đã tự tìm cách khôn lớn khi mà "chẳng có thày, nhưng mê truyện, tôi mò mẫm đọc từ quyển dễ đến quyển khó. Vậy tôi là học trò, kho sách ấy là thày dạy tiếng Pháp cho tôi. Cho đến lúc trưởng thành, tôi có thể đọc và viết tàm tạm, phát âm chuẩn là nhờ nghe được ba tôi trò chuyện với các chị hoặc khách khứa."&nbsp;</p>

đưa con trở lại thiên đường (tái bản 2019)

đưa con trở lại thiên đường (tái bản 2019)

<p>Đưa con trở lại thiên đường (Tái Bản 2019)</p>

<p>Lần đầu tiên tiếp xúc với bản thảo của quyển sách này, tôi đã bị cuốn hút bởi cái thật của câu chuyện ngặt nghèo từ một người mẹ quyết giành lại đứa con bị bệnh tự kỷ "đánh cắp".

Giọng kể của người trong cuộc tuôn chảy theo hành trình dấn thân vào địa ngục, tìm hiểu và khám phá thế giới u tối của đứa con - có lúc tưởng chừng đã tuyệt vọng chỉ còn biết cầu cứu đến cái chết để giải thoát - nhiều đoạn làm cho tôi không cầm đựơc nước mắt. Tôi nghĩ, người mẹ nào cũng vậy, đặc biệt là những người mẹ có con mắc bệnh tự kỷ, khi cầm trên tay quyển sách này sẽ cảm nhận được tận cùng sự đau khổ của đứa bé, của người mẹ và niềm vui để trở về thế giới tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác trên đời. Niềm vui sướng ấy phải thật kỳ công mới có được, quả là một thử thách khắc nghiệt đối với tình mẫu tử mà người mẹ của trẻ tự kỷ bắt buộc phải vượt qua.

Tác giả thật may mắn khi có đủ điều kiện để lao vào cuộc chiến chống lại "sự sắp đặt ma quái" của bệnh tự kỷ đang bức hại con mình. Một trong những điều kiện đó là khả năng tài chính - cái khả năng mà nhiều người mẹ cực kỳ thiếu thốn, đến nỗi họ cảm thấy mình như bất lực trước mong muốn cứu chữa cho con. Điều kiện quan trọng khác nữa mà người mẹ nào cũng có đó là tình yêu dành cho con.

Nhưng đứa con trong trong quyển sách này mới thực sự là người may mắn. Bé Cún có một người mẹ thật mạnh mẽ trong tình yêu thương, trong suy nghĩ, trong hành động và dám đương đầu với những gì đi ngược lại lợi ích của đứa con yêu dấu. Tôi nghĩ, một số bác sĩ khi đọc quyển sách này cũng sẽ rút ra được điều gì đó bổ ích. Tác giả thành công trong việc giải cứu đứa con thoát "địa ngục tự kỷ", trước hết, vì chính chị là mẹ của bệnh nhân. Không phải vô cớ mà có sự so sánh - đồng thời cũng là bài học đạo đức nghề nghiệp - lương y như từ mẫu! Mà, trong giới bác sĩ, đối với bệnh nhân của mình, mấy ai dám tự bảo mình là một lương y? Một số thí dụ cụ thể trong cuốn sách này càng làm đau lòng người đọc biết bao nhiêu, vì đó là những bệnh nhi đáng thương, tội nghiệp - hơn ai hết, các cháu rất cần bàn tay và trí tuệ của những lương y.

Có thể quyển sách này sẽ không làm hài lòng một số người nào đó, nhưng trên hết, đây là một tự truyện cảm động của người mẹ vốn đã trải qua quá nhiều đau khổ và bức xúc trước việc cứu chữa cho con mình.

Quyển tự truyện này chắc chắn sẽ nằm trong tủ sách của nhiều gia đình vì nhiều người mẹ cần đến nó. Hơn thế nữa, nó cũng sẽ được xem là một món quà tinh thần quý giá, vì không phải người mẹ nào cũng có thể sắp xếp thì giờ để tìm gặp chị Phương Nga mong nghe được những lời tư vấn về cách chăm sóc con.

(Nhà báo Bạch Mai)</p>

hướng dẫn học tập bản tổng quát

hướng dẫn học tập bản tổng quát

<p>Sách “Hướng dẫn học tập Bản tổng quát” được Bộ Giáo dục Nhật Bản soạn thảo năm 1947, khi nước Nhật thất bại trong Thế chiến thứ 2. Lúc này, giáo dục Nhật Bản đặt ra yêu cầu có bước thay đổi toàn diện so với trước đó. Trước đó mục tiêu của giáo dục Nhật Bản là tạo ra những con người trung thành tuyệt đối với Thiên Hoàng, sau chiến tranh mục tiêu của giáo dục Nhật Bản cần phải tạo ra con người tự chủ, có chính kiến trước các vấn đề của thời cuộc, để tái thiết lại đất nước Nhật Bản.</p>

<p>Cuốn sách với tư cách là lý luận chung, đưa ra mục tiêu giáo dục nào cần tư duy trong tình hình xã hội hiện tại. Tiếp đó đưa ra khóa trình giáo dục mới đồng thời trình bày khái quát về sự phát triển của đời sống học sinh, phương pháp hướng dẫn và phương phát kiểm tra khảo sát kết quả hướng dẫn.</p>

<p>Mặc dù cuốn sách ra đời năm 1947 ở Nhật, nhưng vẫn là những vấn đề có ý nghĩa với xã hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, tháng 12/2018, Bộ GD-ĐT công bố Chương trình của các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc Tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc THCS và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc THPT. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo, và những người làm về công tác giáo dục cũng như những người quan tâm đến giáo dục.</p>

<p>“Trong nền giáo dục từ trước đến nay, khi nội dung đã được quyết định thì nó sẽ được thực hiện giống nhau cho dù là ở đâu và với đối tượng học sinh nào. Cách làm như thế đã biến lập trường của giáo viên, những người hướng dẫn ở hiện trường giáo dục thành máy móc, làm mất đi sự công phu, sáng tạo của bản thân giáo viên, làm giảm những hoạt động sinh động trong giáo dục, khiến tư duy của giáo viên bị đẩy vào trạng thái chỉ cần dạy theo khuôn mẫu là ổn, làm mất đi cảm xúc muốn hướng dẫn thật sự.</p>

<p>Vì vậy, giáo viên, người có trách nhiệm giáo dục trực tiếp học sinh phải nhìn vào đặc trưng của xã hội ở từng địa phương, hiểu học sinh, chuẩn bị công phu về nội dung và phương pháp, lựa chọn lấy thứ thích hợp và nỗ lực để đạt được mục tiêu giáo dục.</p>

<p>Giờ đây, khi tổ quốc đang ở điểm xuất phát mới thì hơn ai hết, các nhà giáo dục đều nhận thức rõ rằng trách nhiệm lớn lao đang đặt lên giáo dục”</p>

từ bé trai, tôi trở thành người lớn

từ bé trai, tôi trở thành người lớn

<p>Những cuốn sách giáo dục giới tính của Nhật Bản thường được độc giả đón nhận nhiệt tình bởi kiến thức chuẩn được trình bày rất ngắn gọn, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Theo thông lệ, sách kèm hình minh họa rõ ràng, tươi tắn, tạo tâm lý thoải mái cho các bạn thiếu nhi hoặc thanh thiếu niên khi tiếp cận nội dung. Bộ đôi sách Từ bé gái, tôi trở thành người lớn và Từ bé trai, tôi trở thành người lớn cũng không phải ngoại lệ. Với lối dẫn dắt hết sức tự nhiên, duyên dáng – như lời thủ thỉ tâm tình của các vị cố vấn là bác sỹ chuyên khoa, hai cuốn sách giúp cho các bạn ở lứa tuổi từ 9 – 13 hiểu biết về cơ thể, từ đó tự bảo vệ bản thân. Đọc chúng, các bạn cũng như các bậc làm cha mẹ sẽ không hề cảm thấy e ngại để trao đổi những vấn đề liên quan đến giới tính, thậm chí có thể trao đổi một cách khoa học và cởi mở, nhờ vậy tình thân trong gia đình càng được gắn kết.

Hai vị cố vấn thiết kế nội dung cho hai cuốn sách đều nhất trí rằng: tuổi dậy thì là một quãng thời gian vô cùng tươi đẹp – như nụ hoa non nớt bừng nở thành bông hoa tươi ngát, vì thế dẫu có lắm khó khăn thì các bé gái, bé trai vẫn cần được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, được trải qua mọi niềm vui, nỗi buồn tự nhiên và chân thực nhất.&nbsp;

Iwamuro Shinya: Sinh năm 1955, tại Kyoto. Đến năm 1999 ông trở thành bác sĩ trưởng khoa tiết niệu, bệnh viện Atsugi tỉnh Kanagawa. Ngoài ra, ông còn là một bác sĩ cộng đồng. Song song với công việc hiện tại, ông còn thường xuyên xuất hiện trên ti vi, đài, báo hay thuyết trình ở các tỉnh trên toàn nước Nhật, phổ biến kiến thức về tuổi dậy thì, cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS… Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bổ ích về sức khỏe giới tính dành cho các em ở tuổi dậy thì cũng như các bậc phụ huynh.</p>

thiên hạ chi vương (tái bản 2019)

thiên hạ chi vương (tái bản 2019)

<p>Nam Hà. Ba vị chúa của hiện tại và tương lai tình cờ gặp nhau trong một chiều mưa se sắt lạnh. Họ đối mặt nhau trong oán thù, trong những nỗi niềm ai oán của cõi nhân sinh dù tuổi đời còn rất trẻ.&nbsp;Họ đều là những con người rất bi ai.</p>

<p>Cậu ta,&nbsp;vị chúa&nbsp;từ khi sinh ra đã&nbsp;phải mang danh ô nhục&nbsp;“đứa con loạn luân”; nắm giữ vận mệnh của một đất nước khi còn quá nhỏ; bị gian thần thao túng quyền hành; bất lực chứng kiến vô số người bị giết vì mình, từ hoàng thân quốc thích cho đến nạn nhân của cường quyền và chế độ cai trị hà khắc… Tất cả những điều đó đã hủy hoại cậu ta,&nbsp;cả&nbsp;thể xác lẫn tinh thần.&nbsp;Cậu ta chơi đùa với cái chết nhưng&nbsp;vẫn tha thiết sống, và trong giây phút sinh tử cận kề, vị ấu chúa yếu nhược đã chấp nhận mạng đổi mạng để truyền lại chút lửa trong mình cho người kế cận.&nbsp;Cậu ta là Nguyễn Phúc Thuần.</p>

<p>Y,&nbsp;Phật vương&nbsp;Xiêm La hùng mạnh.&nbsp;Vì ngai vàng quyền lực,&nbsp;y cũng đã đánh đổi nhiều thứ, từ người bạn thân thuở nhỏ cho đến những người thân cận bên cạnh. Vì một giấc mơ mà chấp nhận và xem tất cả mọi điều, bội phản, lật lọng, gian trá, thù địch, lừa dối, ghét bỏ, chết chóc, tàn nhẫn, thủ đoạn là chuyện tất nhiên.</p>

<p>Và đứa bé ấy.&nbsp;Mười sáu tuổi. Gánh trên vai một dòng tộc gần như tận diệt, một triều đình suy sụp, một đất nước hoang tàn cùng những rối loạn không thể dẹp yên.&nbsp;Mười sáu tuổi. Sinh mệnh bị giam cầm mòn mỏi trong những bức thành cao vút lóa nắng tại Vọng Các.&nbsp;Thế nhưng, sự nghiệt ngã của số phận, những cú va đập dữ dội của lịch sử lại chính là “lò bát quái” để hun đúc nên một kì tài nước Nam. Bởi&nbsp;“cậu ta là loại người càng bị đè nén càng mạnh mẽ. Càng bị dẫm đạp càng kiên cường. Cậu ta là loại người phải bị hủy diệt để rồi tái sinh”.&nbsp;Cậu ta là Nguyễn Phúc Ánh.</p>

<p>Ba con người ấy từng bên nhau trong những ngày tháng loạn lạc để rồi vận mệnh xé toạc số phận và trao cho mỗi người trọng trách của một dân tộc, của một dòng tộc trước sự vận hành cuồn cuộn của lịch sử lúc bấy giờ. Từ buổi gặp gỡ tình cờ&nbsp;trong chiều mưa Nam Hà, vận mệnh đã rẽ hướng và đặt gánh nặng sơn hà lên những đôi vai thiếu niên non nớt. Từ đây, họ buộc phải có&nbsp;trách nhiệm với vong linh những người đã mất và những người đang sống.&nbsp;Từ đây, họ buộc phải gieo mình vào những thế cờ kì quái của vận số. Và trong tất cả những mù quáng và gian trá, trong vòng xoay quay cuồng của chém giết và tranh đoạt, tất cả những gì còn lại là nỗi đau. Phải chăng,&nbsp;với họ, cái giá phải trả chính là&nbsp;sống – sống sau tất cả những&nbsp;trầm luân&nbsp;thống khổcủa cuộc đời.</p>

đấy là nó nghĩ thế (tái bản)

đấy là nó nghĩ thế (tái bản)

<p>Đấy là nó nghĩ thế, một tít sách trung thực, mộc mạc, không màu mè và đã hàm chứa đúng tinh thần của cả cuốn sách - là tập hợp các câu chuyện về những kỉ niệm của thời thơ ấu được viết ra trong mong muốn thiết tha của tác giả rằng: "Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con bạn, hãy kiên nhẫn lắng nghe những câu chuyện của con, hãy luôn là người bạn thân và trung thực để con bạn tin nó luôn có một người bạn tuyệt vời".</p>

<p>Từ ý tưởng ban đầu là kể lại cho con về những kỉ niệm tuổi thơ của mình, Trần Ngọc Anh Thư đã nghĩ rằng: Tại sao mình lại không viết lại chính những câu chuyện mình đã trải qua cho con nghe? Dạy con bằng chính quá khứ của mình là một cách hay để con tự cảm nhận và khôn lớn. Đó là lí do thôi thúc chị trải lòng mình trong Đấy là nó nghĩ thế, nơi có Ngôi nhà của nó, với Chùm dây da xoan, Mùa ổi chín, Cây hồng xiêm, chuyện giờ mới kể, có Chuyện nó đi học mẫu giáo, Nó đã từng là một tên ăn trộm như thế nào cho đến Những đồng tiền lẻ đầu tiên trong cuộc đời... Trong con mắt của "nó" - một cô bé xinh xắn, láu lỉnh, hay khóc nhè, hay lí sự, và luôn đấy ắp tình yêu thương với tất cả mọi thứ xung quanh, thì ngay cả việc "giết một con chấy" là tội ác, và tại sao người lớn lại phải chia tay nhau? "Sống chung có phải vui hơn không? Mỗi người một nơi thì làm sao ăn chung quả xoài chín được?". Những lí lẽ của bọn trẻ con đơn giản, dễ hiểu và đúng đắn như thế nhưng chỉ là "đấy là nó nghĩ thế" mà người lớn thì không cho là như vậy.</p>

<p>Cái nhìn của nhân vật "nó" về một tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm với chuỗi ngày lăn lê bò toài bắt châu chấu cùng tụi bạn hay hí húi lao động gắp săm cả một tháng trời đổi lại chỉ đủ cho một lần xỏ lỗ tai, rồi đến khi chứng kiến những cảnh cãi vã to tiếng, ăn riêng mâm của ông bà, bố mẹ sau khi đứa em gái thứ ba ra đời, mẹ là người có lỗi vì đã không sinh được người nối dõi tông đường cho gia đình, tất cả là những dấu ấn không thể nào phai nhòa trong tâm trí cô bé Cún. Thực sự, Trần Ngọc Anh Thư đã làm ta cười ngay đấy rồi lại khóc luôn được. Đọc chị, người đọc như thôi thúc mình lục lại quá khứ, tìm lại những kỉ niệm thơ ấu, vui có, buồn có, để được sống theo phong cách "đấy là nó nghĩ thế", được là trẻ thơ, sống thật với chính mình và từ đó, chính chúng ta càng thấm thía rằng trẻ con phải được tôn trọng và đón nhận tình yêu thương chân thành của người lớn.</p>

<p>Mỗi cuốn sách là một món quà, và Đấy là nó nghĩ thế là món quà của tình yêu và lòng thiết tha mong ngóng của Trần Ngọc Anh Thư trong việc mong các bậc làm cha làm mẹ hãy người bạn chân thành với con bởi "trung thực và biết yêu thương là hai đức tính vô cùng quan trọng để hình thành một nhân cách sống, nó có thể giải quyết được mọi vấn đề".</p>

<p>Một cuốn sách dành cho con, và cũng là dành cho cả cha mẹ trong hành trình đi đến hạnh phúc.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ