bộ kẻ dị biệt tại trường học phép thuật - tập 3 (bản thường)

bộ kẻ dị biệt tại trường học phép thuật - tập 3 (bản thường)

<p>Kẻ Dị Biệt Tại Trường Học Phép Thuật - Tập 3 (Bản Thường)</p>

<p>Tháng Một năm 2019, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam giới thiệu đến bạn đọc tập 3 của một trong những bộ light novel nổi tiếng nhất tại Nhật Bản: Kẻ dị biệt tại trường học phép thuật (Tên gốc: Mahouka Koukou no Rettousei 魔法科高校の劣等生) của tác giả Sato Tsutomu.</p>

<p>Kẻ dị biệt tại trường học phép thuật là một trong những series ăn khách nhất tại xứ sở Mặt Trời mọc. Tính tới năm 2018, bộ truyện đã phát hành tổng cộng 26 tập, tẩu tán được hơn 8 triệu cuốn sách chỉ tính riêng tại Nhật theo bảng xếp hạng doanh số light novel do Oricon công bố. Không dừng lại ở đó, series này đã được Mad House – một trong những studio nổi tiếng và chắc tay nhất – chuyển thể thành anime vào năm 2014, gây sốt không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phiên bản manga của bộ truyện này cũng rất thành công về doanh số bán. Cả phiên bản manga lẫn phiên bản light novel gốc đều đã được rất nhiều các nhà xuất bản nước ngoài mua bản quyền, dịch sang nhiều thứ tiếng. Ngoài ra, series đình đám này còn được chuyển thể thành video game.</p>

<p>Kẻ dị biệt tại trường học phép thuật lấy bối cảnh thế giới tương lai, khi mà phép thuật không còn là sản phẩm của trí tưởng tượng, truyền thuyết hay cổ tích nữa mà đã trở thành công nghệ có thật. Phép thuật được giảng dạy phổ biến tại các trường cấp ba và đại học, trong đó trường Trung học Đệ Nhất là trường cấp ba danh giá nhất trong số chín trường cấp ba trực thuộc Đại học Phép thuật Quốc gia. Tại ngôi trường này, có hai anh em cùng huyết thống là Tatsuya và Miyuki đang chuẩn bị bước những bước chân đầu tiên vào cuộc sống trung học tươi đẹp của mình.</p>

<p>Nếu như trong hai tập đầu tiên, tác giả đã bước đầu đưa người đọc vào một thế giới phép thuật đậm chất khoa học viễn tưởng với những mô tả rất chi tiết và thuyết phục, thì trong tập 3 này, bước sang phân đoạn mang tên Cửu Hiệu Chiến, chúng ta sẽ được chứng kiến một trong những cuộc thi đấu phép thuật hấp dẫn nhất trong cả bộ truyện. Cửu Hiệu Chiến là sự kiện thi đấu phép thuật thường niên diễn ra giữa chín trường trung học trực thuộc Đại học Phép thuật Quốc gia. Với rất nhiều môn thi hấp dẫn, mới lạ và đầy sáng tạo, tập 3 hứa hẹn đưa người đọc vào thế giới phép thuật thực sự bằng những trận đấu gay cấn không thể lường trước. Không chỉ vậy, trong bối cảnh chín trường trung học đang cùng nhau giao tranh, một tai nạn thảm khốc bất chợt xảy đến, liệu có thế lực khủng bố nào đang đứng phía sau âm mưu hãm hại các pháp sư tương tai của chúng ta không?</p>

<p>VỀ TÁC GIẢ</p>

<p>Sato Tsutomu</p>

<p>Sato Tsutomu sinh năm 19XX tại một miền quê hẻo lánh của Nhật Bản. Anh từng xem thể loại khoa học viễn tưởng về vũ trụ là lương thực để sống qua thời niên thiếu. Thời thanh niên Sato Tsutomu chuyển sang đam mê thể loại giả tưởng và tiểu thuyết truyền kỳ. Sau khi tốt nghiệp, anh bán linh hồn cho thế giới hiện thực trong vai trò một chiến binh công sở (dù chỉ là lính lác). Năm 2011, anh trở lại thế giới giả tưởng trên cương vị một nhà văn cho tuổi teen ra mắt muộn màng.</p>

<p>Minh họa: Ishida Kana</p>

<p>Ishida Kana sinh năm 19XX. Đây là lần đầu cô làm công việc vẽ minh họa. Công việc chính của cô là họa sĩ phim hoạt hình. Những tác phẩm điển hình trước đây của Ishida Kana là CODE GEASS: Lelouch of the Rebellion, Mobile Suit Gundam Unicorn (giám sát hình ảnh), Ore no Imoto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai (đạo diễn hình ảnh)…</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN</p>

<p>Mặt đất rung chuyển ngay khi tiếng còi khai cuộc cất lên.</p>

<p>“Địa Lôi Nguyên?”</p>

<p>Chữ Nguyên ở đây không phải “Căn nguyên”, mà là “Suối nguồn”.</p>

<p>Tatsuya lẩm bẩm biệt danh ấy theo phản xạ khi thấy cảnh tượng trước mắt.</p>

<p>Ưu điểm của phép thuật hiện đại là tốc độ và sự đa dạng. Tuy nhiên các pháp sư vẫn là con người nên sẽ có điểm mạnh yếu khác nhau. Vì năng lực phép thuật được di truyền nên theo lẽ tự nhiên thì các thành viên trực hệ trong một gia đình thường sẽ có chung điểm mạnh điểm yếu. Nhà Yotsuba là một ngoại lệ, mỗi người trong gia tộc đều có đặc tính khác biệt.</p>

<p>Trong các gia tộc hùng mạnh thì ngoài biệt danh riêng mỗi người có, họ còn được gọi chung (cũng có thể coi là bị gán cho) một biệt hiệu dựa trên đặc tính chung.</p>

<p>Một số cái tên đã nổi danh gồm có “Thành lũy” của nhà Juumonji hay “Bạo liệt” nhà Ichijou. Nhà Saegusa do không có sở đoản trong lĩnh vực nào nên có cách gọi trái khuấy là “Vạn năng”. Nhà Chiba là “Pháp sư Kiếm sĩ”. Trường hợp này thiên về kỹ thuật hơn là đặc tính di truyền, nhưng vẫn được tính chung do được gán cho toàn bộ gia tộc.</p>

<p>Biệt hiệu của nhà Chiyoda là “Địa Lôi Nguyên”.</p>

<p>Các pháp sư nhà Chiyoda tinh thông phép dao động vật lý tầm xa, đặc biệt là các dạng phép rung chuyển mặt đất. Bất kể là dạng vật liệu nào: đất, đá, cát, hay bê tông… Miễn là thứ đó nằm trên mặt đất, họ đều có thể tạo ra sự rung chuyển cực mạnh lên chúng. Đây là kết quả của phép Địa Lôi Nguyên đặc trưng đã tạo nên biệt danh của nhà Chiyoda, ám chỉ khả năng tạo ra các địa lôi (hay quả mìn) dưới đất.</p>

<p>Bị đợt rung chuyển chạy dọc tương tự động đất gần tâm chấn tác động, hai cột băng ở sân phía bên kia oằn mình đổ sụp cùng một lúc. Đối thủ của Kanon cố phòng thủ bằng phép hệ di chuyển có tên “Cưỡng chế tĩnh lặng” làm giảm vận tốc di chuyển về không, nhưng lại chẳng thể bắt kịp với phép Địa Lôi Nguyên không ngừng thay đổi mục tiêu. Sau khi năm trong số mười hai cột băng phía đối thủ liên tiếp bị đánh sập, người kia bèn chuyển từ phòng thủ sang phản công.</p>

thanh lịch như người pháp, hiếu khách như người việt

thanh lịch như người pháp, hiếu khách như người việt

<p>Thanh lịch như người Pháp, hiếu khách như người Việt&nbsp;tập hợp những quan sát của tác giả Eva Nguyen Binh về các khác biệt thường thấy nhất trong cuộc sống hằng ngày giữa người Pháp và người Việt, từ cách ngồi bên bàn ăn, thói quen tặng quà, những nét tính cách điển hình đến việc phân chia việc nhà, dạy dỗ con cái và cách ứng xử với môi trường sống… Không cần khen bên này hay chê bên kia,&nbsp;đây là&nbsp;một cuốn cẩm nang sống thú vị và cởi mở, dành cho người Việt khi đến Pháp, khi ra nước ngoài, cũng như cho người nước ngoài lần đầu đặt chân tới Việt Nam, muốn nhập gia tùy tục, muốn tìm hiểu nền văn hóa đa dạng và vô cùng lôi cuốnnơi đây.</p>

<p>“Tác giả Eva Nguyen Binh từng có thời gian dài sống ở Việt Nam và đặc biệt gắn bó với đất nước này nên dù phân tích nhiều tình huống trong cuộc sống hằng ngày mà ở đó thói quen ứng xử của người Pháp và người Việt khác nhau, tác giả, với những quan sát tinh tế của mình, vẫn giữ được góc nhìn khách quan, không định kiến.&nbsp;Thanh lịch như người Pháp, hiếu khách như người Việt&nbsp;thực sự là một quyển sách hữu ích với người trẻ, có khát khao tìm hiểu thế giới, và cả những người không còn trẻ nữa.”</p>

của chuột và người

của chuột và người

<p>Lấy bối cảnh nước Mỹ thời Đại suy thoái, cuốn tiểu thuyết mỏng đã trở thành kinh điển này kể một câu chuyện chân thực và hấp dẫn, dù bi kịch, về hai kẻ bên lề cố gắng tìm lấy một chỗ cho mình trong một thế giới nghiệt ngã. Lang thang khắp nơi tìm việc, George và Lennie, người bạn to lớn ngờ nghệch của hắn, chẳng có gì ngoài nhau và một giấc mơ chung: rằng một ngày nào đó họ sẽ kiếm đủ tiền để mua một trang trại. Nhưng rồi cũng như trong câu thơ của Robert Burus đã gợi cảm hứng cho nhan đề tác phẩm này, như trong chính cuộc đời này, những dự định tốt nhất thường đổ bể, những giấc mơ đẹp nhất thường không thành, mọi hy vọng của họ đã bị kết liễu ngay khi số phận đẩy Lennie ngờ nghệch đến chỗ gây ra một tội lỗi bất khả sửa chữa, để rồi từ đó hy vọng lao thẳng tới thất vọng và tất cả rơi vào một kết cục bi thảm không thể vãn hồi…</p>

<p>John Ernst Steinbeck Jr.&nbsp;(1902–1968) là nhà văn vĩ đại người Mỹ từng giành giải Pulitzer năm 1939 và Nobel văn chương năm 1962.Ông để lại một sự nghiệp đồ sộ với hàng chục tiểu thuyết, truyện ngắn và sách phi hư cấu, trong đó đáng chú ý nhất có thể kể đến&nbsp;Của chuột và người&nbsp;(1937),&nbsp;The Long Valley&nbsp;(1938),&nbsp;The Grapes of Wrath&nbsp;(1939),&nbsp;East of Eden&nbsp;(1952),&nbsp;The Winter of Our Discontent(1961), và&nbsp;Travels with Charley&nbsp;(1962).</p>

tình yêu và tuổi trẻ

tình yêu và tuổi trẻ

<p>Tình Yêu Và Tuổi Trẻ</p>

<p>Tình yêu và tuổi trẻ&nbsp;(nguyên tác tiếng Pháp: Fermina Márquez) là câu chuyện xảy ra dưới một mái trường trung học trong một bầu không khí đầy thơ và mộng. Một nữ sinh Nam Mỹ, quý phái và thánh thiện, bị quyến rũ và phải lòng trước hai cậu thiếu niên.</p>

<p>Một cậu đã sành sỏi, già dặn trong sự chinh phục và một cậu có tâm hồn đầy phức tạp và đầy thao thức, bị xâu xé giữa những khát vọng sâu thẳm và âm u nhất. Câu chuyện của tuổi học trò, của thời niên thiếu. Có lẽ không phải tình cờ mà Valery Larbaud đã chọn những tâm hồn niên thiếu làm nhân vật chính cho tác phẩm. Bởi ai còn lạ gì, đó là lứa tuổi nhiều phép lạ nhất của đời người. Với Tình yêu và tuổi trẻ, Larbaud không mô tả, không phân tích, không kể; trái lại, ông gợi lên một thế giới, ông làm sống lại cái thế giới đó không phải dưới mắt mà ngay trong tâm hồn người đọc, cũng như chính ông, ông không tìm kiếm những chất liệu làm nên cái thế giới đó từ bên ngoài mà ở chính nơi ông.</p>

<p>Tình yêu và tuổi trẻ chính là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta, là cuộc “phiêu lưu” kỳ diệu của tâm hồn niên thiếu mãi mãi còn là tâm hồn bạn của mỗi người trong chúng ta. Cuốn truyện được viết bằng ngôi thứ nhất. Và khi xếp quyển sách lại, dường như người đọc không còn nhớ rõ hay phân biệt lúc nào ngôi thứ nhất đó là “tôi” và lúc nào nó là “chúng tôi”; và có lẽ sau khi kết thúc câu chuyện kể, chính tác giả cũng không còn phân biệt được điều đó. Hơn thế nữa, cái “tôi” của tác giả cũng chính là cái “tôi” của người đọc. Và cái “chúng tôi” đã trở thành cái “chúng ta”. Bởi từ lúc nào (từ lúc nào? Có phải từ dòng chữ thứ nhất khi “ánh phản chiếu từ khung cửa kính của phòng khách chợt lướt qua trên sân cát” báo hiệu sự xuất hiện rực rỡ của người con gái có tên là Fermina?) người ta đã không còn đóng vai khán giả nữa, người đọc đã thực sự bước vào sân khấu muôn đời của lứa tuổi thần tiên. Bạn đã có mặt trong ngôi trường trung học đó, đang ngồi trong lớp học, hoặc đứng cười khúc khích bên hàng rào sim, hoặc đang sánh bước bên nàng Fermina kiều diễm: bạn là Santos, bạn là Léniot, bạn là Camille Moûlier, bạn là tất cả mọi người, bạn là từng người một. Bạn chuyện trò, nói năng, mơ ước, khát vọng... Lớp học kia là lớp học của bạn. Những tâm hồn bạn kia lànhững tâm hồn bạn của chính bạn. Và lời kể kia không còn là lời kể của người kể chuyện mà của chính người nghe chuyện. Kỳ lạ thay, người đọc không ngừng viết và viết lại câu chuyện. Hãy cảm ơn Valery Larbaud đã cho ta cái cơ hội đó, cảm ơn ông đã đưa chúng ta trở về lớp học ngày nào, ngồi vào chỗ ngồi của chính mình. “Không có gì thay đổi, thêm một ít bụi trên các bàn học, chỉ có thế.” Chỉ có thế. Mỗi người đều nhận ra điều đó, một sự thật vô cùng đơn giản nhưng cũng vô cùng khốc liệt. Bởi lớp bụi mỏng kia đã đủ vùi lấp một đoạn đời, một thế giới. Đó là cái gì còn lại khi thời gian đã vỗ cánh bay xa và cùng bay xa theo nó cả một lứa tuổi vàng. Ta vẫn ngồi đó, trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Tiếng bước đâu đây, tiếng cười đâu đó... Không, chỉ có mình ta thảng thốt kêu lên: Đâu mất cả rồi, những tâm hồn bạn trìu mến ngày nào, họ đã đi về đâu, ai còn, ai mất giữa dòng đời đầy bất trắc, tang thương? “nhiều người đã chết, cậu ơi, nhiều người đã chết!”</p>

<p>Nhiều người đã chết, như Léniot, người học sinh xuất sắc với tâm hồn tối tăm, đày ải, như bao người khác “đã chết cho tổ quốc”... Và những ai còn sống, họ trôi dạt về đâu? Còn Fermina Márquez, nàng tiên đã từng ngự giữa “triều đình tình ái” ngày nào, nàng hiện sống ra sao dưới vòm trời Colombie xa lắc? Hãy tưởng tượng rằng nàng hạnh phúc. Vâng, hãy tưởng tượng... Quyển sách xếp lại, dường như ta vẫn ngồi đó trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Mãi mãi ngồi đó. Ngậm ngùi...</p>

gốm

gốm

<p>Gốm</p>

<p>Tiểu thuyết Gốm lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử vị vua cách mạng Hàm Nghi bị phế truất khỏi ngai vàng, bí mật tham gia phong trào Cần Vương trước khi phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ tận Phi châu. Song song trong đó là câu chuyện gặp gỡ tình cờ giữa chàng thợ gốm trẻ tuổi tài hoa đến từ làng Phước Tích và tay chủ lò gốm Long Trường đến từ Đại Pháp. Trong quá trình hoàn thiện bức tranh gốm vẽ chân dung đương kim hoàng đế, cả hai bất ngờ bước vào cuộc đối đầu tư tưởng căng thẳng, vào xung đột về quan điểm và xu hướng sáng tạo nghệ thuật, sự khám phá bản thể và đối phương.</p>

<p>Như tác giả Nguyễn Hữu Nam chia sẻ, khi bắt tay viết Gốm anh không có nhiều vốn liếng kiến thức về nghề cổ truyền này. Đọc tư liệu thôi chưa đủ, anh tham gia những hội chợ đồ gốm, rong ruổi ở làng gốm Tân Vạn, vào từng hộ có lò gốm đang trên bờ lăn lốc, tàn lụi… Những người thợ gốm nhem nhuốc lam lũ với thù lao ít ỏi đang cố giữ cái nghề truyền thống mà cha ông trao truyền, những con người mang vẻ muôn năm cũ ấy, rách giấy vẫn cố giữ lấy nghề ấy được anh tái hiện trên nền cảnh của ngôi làng có “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế” bên dòng Ô Lâu hiền hòa xứ Huế thế kỷ XIX. Ở Gốm, có những trang viết dành cho nghề gốm cổ truyền tuyệt mỹ của dân tộc, và sự ngưỡng vọng dành cho đức vua Hàm Nghi.</p>

cái nồi gì thế?

cái nồi gì thế?

<p>“Gã đồng nghiệp đưa hẳn cho Zozo năm trăm mười lăm ngàn, không quên nói vọng theo sau lưng anh: ‘Tôi nể ông thật đấy. Vẫn nhớ ngày kỷ niệm yêu nhau sau bảy năm trời, thế mà lại quên mặc quần khi ra đường!’</p>

<p>Bởi vì tình yêu là thứ không được phép quên, Zozo lẩm bẩm một mình...”</p>

<p>Một gã nhân viên văn phòng quên mặc quần khi đi làm, một cô gái trúng thưởng chiếc nồi xịn xò của công ty vào đúng ngày Valentine, một nàng về làm dâu phố cổ nhà có cái toilet chưa đến ba mét vuông để vừa tắm vừa ị, cùng vô số những con người hài hước, đầy rẫy những chuyện ngớ ngẩn, hóa ra lại diễn ra đâu đó, ngay cạnh bạn, hoặc cũng có khi chính là bạn. Cuộc sống, như nhà triết học nào (hay một gã khốn nạn nào?) đã nói, là một nồi lẩu hải sản, và con người là những con tôm trong đó: chẳng thể chui ra khỏi nồi, chỉ có thể nhảy vòng quanh, sao cho mình không bị đẩy xuống đáy, cứ như vậy đến khi nước sôi và tất cả đều bị nấu chín. Đối mặt với cuộc sống cùn mòn, quẩn quanh, và đó lại là cuộc sống đô thị ngột ngạt của những người trẻ, câu đáp trả ngắn gọn nhất, dễ dãi nhất, bật ngay khỏi não và bắn ngay khỏi mồm, chắc sẽ là: “Cái nồi gì thế?!!”</p>

giờ đức văn

giờ đức văn

<p>Giờ Đức Văn</p>

<p>Nước Đức sau Thế chiến II. Siggi Jepsen nhắm mắt, sông Elbe ngoài cửa sổ chảy không ngừng, bồng bềnh băng. Những tàu kéo chầm chậm xô dạt sóng nước, đẩy băng xanh chồm qua bờ cát tới bãi lau sậy, để chúng được lãng quên ở đó. Còn trong phòng biệt giam của cù lao cải tạo trẻ vị thành niên, Siggi đối mặt trang vở trắng đang chờ bài luận Đức Văn " Niềm vui nghĩa vụ" mà cậu đã không viết nổi chữ nào trong 2 giờ trên lớp. Dòng sông ký ức ngổn ngang của cậu lúc này buộc phải rã băng, ngược về nguồn, để tái hiện câu chuyện khởi sự năm 1943...</p>

<p>Xuất bản năm 1968, Giờ Đức văn của Siegfried Lenz, biểu hiện mối xung đột giữa nhiệm vụ với lương tâm, đạo đức dưới hình thức kỳ quái và rối rắm trong câu chuyện đầy sức thuyết phục, được Library Journal đánh giá là một trong những tiểu thuyết sâu sắc nhất, di dỏm, cay đắng, say sưa nhất, khiến người đọc phải suy tư nhiều nhất của văn chương Đức đương đại. Sau một thời gian ngắn, cuốn sách được đưa vào nhà trường phổ thông, trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển được đọc, mổ xẻ, phân tích rộng và sâu nhất ở CHLB Đức. Từ thập niên 1970, số ấn bản Giờ Đức văn, riêng tại Đức, đã vượt trên 1 triệu bản.</p>

bộ kẻ dị biệt tại trường học phép thuật - tập 4

bộ kẻ dị biệt tại trường học phép thuật - tập 4

<p>Kẻ Dị Biệt Tại Trường Học Phép Thuật - Tập 4</p>

<p>Kẻ dị biệt tại trường học phép thuật là một trong những series ăn khách nhất tại xứ sở Mặt Trời mọc. Tính tới năm 2018, bộ truyện đã phát hành tổng cộng 26 tập, tẩu tán được hơn 8 triệu cuốn sách chỉ tính riêng tại Nhật theo bảng xếp hạng doanh số light novel do Oricon công bố. Không dừng lại ở đó, series này đã được Mad House – một trong những studio nổi tiếng và chắc tay nhất – chuyển thể thành anime vào năm 2014, gây sốt không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phiên bản manga của bộ truyện này cũng rất thành công về doanh số bán. Cả phiên bản manga lẫn phiên bản light novel gốc đều đã được rất nhiều các nhà xuất bản nước ngoài mua bản quyền, dịch sang nhiều thứ tiếng. Ngoài ra, series đình đám này còn được chuyển thể thành video game.</p>

<p>Kẻ dị biệt tại trường học phép thuật lấy bối cảnh thế giới tương lai, khi mà phép thuật không còn là sản phẩm của trí tưởng tượng, truyền thuyết hay cổ tích nữa mà đã trở thành công nghệ có thật. Phép thuật được giảng dạy phổ biến tại các trường cấp ba và đại học, trong đó trường Trung học Đệ Nhất là trường cấp ba danh giá nhất trong số chín trường cấp ba trực thuộc Đại học Phép thuật Quốc gia. Tại ngôi trường này, có hai anh em cùng huyết thống là Tatsuya và Miyuki đang chuẩn bị bước những bước chân đầu tiên vào cuộc sống trung học tươi đẹp của mình.</p>

<p>Cửu Hiệu Chiến là sự kiện thi đấu phép thuật thường niên diễn ra giữa chín trường trung học trực thuộc Đại học Phép thuật Quốc gia. Với rất nhiều môn thi hấp dẫn, mới lạ và đầy sáng tạo. Điều được mong chờ nhất trong giai đoạn giữa của “Cửu Hiệu Chiến” chính là “Giải tân binh”. Giải đấu chỉ bao gồm các học sinh năm nhất này cũng là nơi chứng kiến những chiến thắng đẹp đẽ và trang nhã của cô học sinh ưu tú trường Đệ Nhất - Shiba Miyuki. Khi đội tuyển trường Đệ Nhất đang chiếm thế thượng phong, một tai nạn xảy đến khiến Tatsuya phải tham gia với tư cách một tuyển thủ môn “Monolith Code” – cuộc chiến trực tiếp bằng phép thuật, trước một đối thủ lừng danh, thủ lĩnh đội tuyển trường Đệ Tam, Ichijou Masaki, cũng là người có biệt danh “Crimson Prince” (Hoàng tử Đỏ). Liệu những cuộc đối đầu gay cấn trong Cửu Hiệu Chiến sẽ có kết quả thế nào? Và thế lực đứng sau những vụ khủng bố nhắm vào Cửu Hiệu Chiến năm nay là những ai?</p>

<p>VỀ TÁC GIẢ</p>

<p>Sato Tsutomu</p>

<p>Sato Tsutomu sinh năm 19XX tại một miền quê hẻo lánh của Nhật Bản. Anh từng xem thể loại khoa học viễn tưởng về vũ trụ là lương thực để sống qua thời niên thiếu. Thời thanh niên Sato Tsutomu chuyển sang đam mê thể loại giả tưởng và tiểu thuyết truyền kỳ. Sau khi tốt nghiệp, anh bán linh hồn cho thế giới hiện thực trong vai trò một chiến binh công sở (dù chỉ là lính lác). Năm 2011, anh trở lại thế giới giả tưởng trên cương vị một nhà văn cho tuổi teen ra mắt muộn màng.</p>

<p>Minh họa: Ishida Kana</p>

<p>Ishida Kana sinh năm 19XX. Đây là lần đầu cô làm công việc vẽ minh họa. Công việc chính của cô là họa sĩ phim hoạt hình. Những tác phẩm điển hình trước đây của Ishida Kana là CODE GEASS: Lelouch of the Rebellion, Mobile Suit Gundam Unicorn (giám sát hình ảnh), Ore no Imoto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai (đạo diễn hình ảnh)…</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN</p>

<p>Đã bốn tiếng kể từ khi Miyuki chìm vào giấc ngủ, nhưng Tatsuya vẫn không rời khỏi giường cô. Có thể coi như cậu đang thực hiện một cách chân thành nhất yêu cầu của Miyuki với mình, nhưng thực ra ngồi một mình lâu như vậy cũng không làm Tatsuya thấy khó chịu.</p>

<p>Miyuki đang ngủ rất say. Trên khuôn mặt cô là vẻ an tâm tuyệt đối. Cứ nghĩ đó là bằng chứng cho niềm tin cô đặt ở nơi mình, Tatsuya lại cảm thấy chút tự hào xen lẫn ngượng nghịu.</p>

<p>Dù là anh em nhưng cậu và Miyuki mới chỉ “thật sự” sống cùng nhau từ ba năm trước. Còn trước ngày hè của ba năm trước ấy, cậu và cô tuy cùng ngủ và thức dậy trong cùng một nhà nhưng gần như chẳng bao giờ nói gì với nhau. Cha mẹ không bao giờ cho phép hai người được tiếp xúc với nhau như thế này. Mọi quan hệ anh em bình thường đều bị họ ngăn cấm. Có lẽ đây là quyết định của cả gia tộc Yotsuba nói chung.</p>

<p>Nhưng Tatsuya không thật sự có ý định oán trách ai vì những việc đó. Bởi vì vốn khả năng oán trách không nằm trong tâm trí cậu. Tuy nhiên cậu vẫn cảm thấy có gì đó không đúng khi mình hoàn toàn thiếu những ký ức được&nbsp; gần gũi với cha mẹ ruột thời thơ ấu. Nếu phải nêu ra một điểm làm cậu bất mãn thì có lẽ chính là đây.</p>

<p>Vì không được chia sẻ những kỷ niệm xấu hổ mà anh em cùng cha mẹ sống cùng một nhà thường có – như là phá phách, khóc nhè, ngã vồ ếch hay làm hỏng việc được giao – nên ngay từ đầu đối với Tatsuya Miyuki đã là “cô gái xinh đẹp kém một tuổi”. Nếu nói theo kiểu lạc quan tếu thì có thể hiểu là cậu chỉ nhìn thấy cô như là một mỹ nhân ở cấp độ rất cao.</p>

<p>Tuy vậy, ở một phần sâu thẳm nào đó trong trái tim Tatsuya, cậu vẫn nhận thức Miyuki là em gái mình. Cảm xúc chân thực duy nhất còn lại ra lệnh cho ý thức cậu phải cung cấp tình cảm cho cô.</p>

<p>Không có ký ức, nhưng lại có tình cảm. Tatsuya đã từng nghĩ, có lẽ người bệnh mất trí nhớ cũng giống như thế này. Dù cậu biết mình không bị mất trí nhớ.</p>

<p>Những tình cảm vô điều kiện không bị kìm hãm bởi ký ức. Bởi vậy mà tình yêu Tatsuya dành cho Miyuki là mù quáng và vô cùng nồng nhiệt. Trong khi những cảm xúc khác của cậu như tức giận hay căm ghét đều không được thể hiện ra, chỉ có tình yêu với Miyuki là được giải phóng, và thể hiện mà không có chút kìm nén hay do dự nào.</p>

<p>&nbsp;</p>

gió qua rặng liễu (tái bản 2019)

gió qua rặng liễu (tái bản 2019)

<p>Gió qua rặng liễu&nbsp;là câu chuyện thiếu nhi của nhà văn Mỹ Kenneth Grabam, lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1908. Kể từ đó đến nay, những lần tái bản liên tục vẫn làm say đắm mọi thế hệ độc giả, đặc biệt là các em nhỏ.</p>

<p>Truyện kể về cuộc phiêu lưu của bốn người bạn: Chuột Chũi, Chuột Nước, Bác Lửng và Cóc trái khoáy. Trên chiếc ô tô mới của Cóc luôn phát ra tiếng kêu píp píp píp và chạy bạt mạng, họ đã đi qua dòng sông, qua bờ cỏ, khu rừng, qua nơi trú ngụ của những loài thú. Biết bao câu chuyện kỳ thú, bao cảnh trí thơ mộng, kỳ ảo, tất cả cùng cuộn cuộn như một giấc mơ cổ tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê.</p>

<p>Chuột Chũi vốn làm việc trong một căn hầm chật chội, tăm tối. Nhưng rồi khi mùa xuân đến với sự chuyển mình của vạn vật, cậu chàng vứt bỏ tất cả để chạy ra ngoài. Cậu muốn hưởng thụ cuộc sống tươi rói, tràn ngập sinh khí sau một thời gian dài im ỉm cách xa mọi thứ. Chuột Chũi nhanh chóng kết bạn thân cùng Chuột Nước. Chuột Nước luôn gắn bó với dòng sông, yêu con nước tha thiết, và cũng như vậy, say mê chèo thuyền hơn tất cả. Bởi thế, Chuột Nước có tính cách phóng khoáng, tốt bụng, yêu đời và luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình.</p>

<p>Sau khi kết thân, hai người bạn cùng nhau thực hiện những hành trình thú vị. Đến mùa đông, hai cậu chàng đã khám phá ra ngôi nhà của Bác Lửng sống độc thân trong khu rừng hoang. Bác có tính cách thật nghiêm nghị, chẳng thích ai phiền nhiễu, ưa sống một mình và quyết chí không bao giờ rời căn nhà ấm cùng đi đâu cả. Căn nhà của bác giữa khu rừng mới tuyệt làm sao, tựa thể ngọn lửa ấm áp, thơm tho giữa trập trùng tuyết lạnh, tất cả đều khiến hai cậu Chuột mê mẩn. Nhưng rồi, những cuộc phiêu lưu đang chờ hai cậu. Và Bác Lửng cũng không thể nào ru rú mãi trong ngôi nhà êm ấm, khi ngoài kia, cuộc đời sống động đang chờ.</p>

<p>Người bạn đưa họ đi khắp nơi sẽ là Cóc trái khoáy, và chiếc ô tô mới píp-píp-píp bạt mạng của ngài ta. Tòa lâu đài của Cóc cũng đẹp nhất trên đời. Đó là tòa lâu đài bên sông không một ngôi nhà nào sánh kịp. Nhưng Cóc thì vẫn thích chiếc ô tô hơn. Ở đó, mở ra cuộc phiêu lưu với ba người bạn mới, trên những bờ sông, những khu rừng, những dặm đường mở ra bao câu chuyện ly kỳ làm nức lòng độc giả.</p>

<p>Nhận định</p>

<p>“Người ta có thể tranh luận về giá trị của hầu hết các cuốn sách, nhưng người ta không tranh luận về&nbsp;Gió qua rặng liễu. Đó là cuốn sách của mọi nhà, một cuốn sách mà mọi người trong gia đình yêu mến và trích dẫn liên tục… một cuốn sách được đọc to cho mọi người khách nghe, một món quà tuyệt diệu… đầy ắp sự nhiệt thành của tuổi trẻ về cuộc sống, ánh sáng, dòng nước, khu rừng, những con đường bụi bặm, mùa đông bên lò sưởi…”</p>

<p>-&nbsp;Alexanderr Milne</p>

<p>“Một tác phẩm kinh điển cho thiếu nhi và người lớn vẫn đọc một cách vui thích… Một thế giới thần tiên được viết lách một cách tuyệt diệu”</p>

<p>–&nbsp;SDM</p>

<p>“Tuyệt vời”</p>

<p>– The Spectator</p>

<p>“Câu chuyện phi thời của Cóc, Chuột Nước, Lửng và Chuột Chũi”</p>

<p>–&nbsp;Aladdin Paperbacks</p>

<p>“Với những minh hoạ tuyệt vời,&nbsp;Gió qua rặng liễu&nbsp;vẫn không ngừng đưa độc giả trẻ về với đồng cỏ, với bờ sông và rừng hoang”</p>

<p>–&nbsp;The Cleveland Plain Dealer</p>

<p>“Tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Anh”</p>

<p>–&nbsp;The Merriam-Webster Encyclopedia of Literature</p>

hội kín xứ an nam

hội kín xứ an nam

<p>Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.</p>

<p>Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín.</p>

<p>Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín:</p>

<p>“Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.</p>

<p>Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam [...]” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam.</p>

<p>Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.</p>

<p>Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…)</p>

<p>Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam.</p>

<p>Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp.</p>

<p>Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này.</p>

<p>Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.</p>

<p>TÁC GIẢ: Georges Coulet</p>

<p>Ông là tiến sĩ, từng dạy ở Trường Pétrus Ký, Sài Gòn. (Trong hồi ký của GS. Trần Văn Khê từng nhắc đến “thầy Coulet”).</p>

<p>Ngoài Hội kín xứ An Nam, ông còn là tác giả của những tác phẩm như:</p>

<p>-&nbsp;L'Organisation matérielle du théâtre populaire chez les Annamites (tạm dịch: Tổ chức vật chất của một gánh hát bội An Nam), năm 1926; nguyên là luận án bổ sung cho bằng tiến sĩ văn chương được trình lên Khoa Văn chương Trường Đại học Paris</p>

<p>-&nbsp;Le théâtre annamite classique (tạm dịch: Sân khấu An Nam dân gian), năm 1928</p>

<p>-&nbsp;Cultes et religions de l'Indochine annamite (tạm dịch: Huyền thuật và tôn giáo của người An Nam trên bán đảo Đông Dương), năm 1929</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN HAY</p>

<p>“Nói tóm lại, nếu luôn có sự biến loạn trong xã hội An Nam, đó là vì luôn có các hội kín, cả dưới sự cai trị của chính phủ bản địa lẫn chính quyền Pháp.</p>

<p>Về những hội này, họ mang bản chất là gì? Tổ chức như thế nào? Động cơ lý tưởng là gì?</p>

<p>Đây là đối tượng của công trình này, vốn dựa trên các tài liệu được tìm thấy trong bút lục của Tòa án quân sự Nam kỳ và Bắc kỳ, hoặc các Tòa phúc thẩm Sài Gòn và Hà Nội (xem “Phụ lục”, “Nguồn”) cũng như trong các tác phẩm đủ loại liên quan gần hoặc xa đến chủ đề này (xem Thư mục tham khảo), thay vì thử tìm nguồn gốc xa xôi và mơ hồ. Như thế, công trình này sẽ cố gắng chứng minh bằng cách phân tích các yếu tố phép thuật, tín ngưỡng và đời thường được tìm thấy trong tất cả các hội kín An Nam, rằng hội kín của người An Nam là một hiện tượng xã hội, chính xác trong bản chất và được định rõ qua những biểu hiện.</p>

<p>Tất cả hội kín trên đất An Nam đều bao hàm yếu tố:</p>

<p>a) Phép thuật qua các biểu tượng,</p>

<p>b) Tín ngưỡng qua các nghi lễ và điều lệ,</p>

<p>c) Đời thường bởi tổ chức thực tế.</p>

<p>Sự kết hợp mật thiết của ba yếu tố trên tạo nên một tổng thể hài hòa và một ‘thực thể xã hội’ mạnh mẽ sống động.”</p>

<p>– “Dẫn nhập”, Hội kín xứ An Nam, Georges Coulet</p>

gặp lại (tái bản 2019)

gặp lại (tái bản 2019)

<p>Nếu cuộc đời có khi nào mang lại cho Arthur và Lauren một cơ may thứ hai để gặp lại, liệu họ có bất chấp mọi hiểm nguy để nắm bắt lấy nó? Marc Levy đã trở lại với những nhân vật trong tiểu thuyết đầu tay "Nếu em không phải một giấc mơ"... trong một Gặp lại hài hước và lãng mạn, dẫn dắt độc giả vào một chuyến phiêu lưu chưa từng có, thấm đẫm cảm xúc, bằng một giọng điệu hóm hỉnh và vô số những tình tiết bất ngờ nối tiếp...</p>

<p>Trích đoạn:</p>

<p>“… - Thế thì tại sao anh lại cắt đứt với cô gái mà anh nhớ nhung đến thế? Vì vài điều không tương hợp hay sao?</p>

<p>- Có thể nói là chúng tôi đã đi ngang qua rất gần nhau, tôi chỉ là người được tạm thuê cái hạnh phúc này, cô ấy đã không thể gia hạn hợp đồng cho tôi.</p>

<p>- Trong hai người ai là người cắt đứt?</p>

<p>- Cô ấy đã rời bỏ tôi và tôi đã để cho cô ấy đi.</p>

<p>- Tại sao anh không cố gắng giành giật lại?</p>

<p>- Tại vì sự giành giật này có thể gây đau đớn cho cô ấy. Đó là một câu hỏi đặt ra cho trí tuệ của trái tim. Vì hạnh phúc của người kia mà chịu thiệt cho mình, đó là một lý do đẹp, đúng không?</p>

<p>- Anh vẫn chưa hồi phục được.</p>

<p>- Tôi có ốm đâu!</p>

<p>- Tôi có giống cô gái ấy không?</p>

<p>- Cô hơn cô ấy vài tháng.</p>

<p>Phía bên kia đường, một người bán hàng đóng quầy hàng dành cho khách du lịch của ông ta lại. Ông ta mang những chiếc giá quay treo các tấm bưu ảnh vào nhà.</p>

<p>- Lẽ ra chúng ta nên mua một cái bưu ảnh, - Arthur nói - tôi có thể viết cho cô vài dòng và gửi qua bưu điện cho cô.</p>

<p>- Anh thực sự tin rằng người ta có thể yêu suốt đời chỉ một người thôi? - Lauren hỏi.</p>

<p>- Tôi chưa từng sợ đời thường bao giờ cả, thói quen không phải là điều tiền định. Mỗi ngày ta đều có thể sáng tạo ra cái sang trọng và cái tầm thường, cái trung bình và cái quá mức. Tôi tin vào thứ tình cảm say đắm không dừng tại chỗ, tôi tin vào ký ức của tình cảm. Rất tiếc, tất cả những cái đó là lỗi của mẹ tôi, bà đã nhồi vào đầu tôi những lý tưởng về tình yêu. Điều đó đặt ra chuẩn mực rất cao.</p>

<p>- Đối với người kia?</p>

<p>- Không, đối với chính mình, tôi thật cũ kỹ, phải không?</p>

<p>- Cái xưa cũ có vẻ đẹp riêng của nó.</p>

<p>- Tôi đã chú ý giữ lại một phần của tuổi thơ.</p>

<p>Lauren ngẩng đầu lên và nhìn vào mắt Arthur. Khuôn mặt hai người sát lại gần nhau mà họ không nhận thấy.</p>

<p>- Anh muốn hôn em - Arthur nói.</p>

<p>- Tại sao anh lại hỏi em mà không thực hiện đi? - Lauren trả lời.</p>

<p>- Anh đã nói với em là anh cũ kỹ lắm mà.</p>

<p>Tấm cửa cuốn của cửa hàng kêu ken két khi trựơt theo rãnh sắt. Một tiếng chuông báo động vang lên. Arthur vươn thẳng người, sững sờ, tay cầm tay Lauren, anh đứng phắt dậy.</p>

<p>- Anh phải đi đây!</p>

<p>Nét mặt Arthur thay đổi. Trên gương mặt anh, Lauren cảm thấy những dấu hiệu của một sự đau đớn đột ngột.</p>

<p>- Có chuyện gì thế?</p>

<p>Chuông báo động của cửa hàng vang mỗi lúc một to hơn, ong ong bên tai họ.</p>

<p>- Anh không thể giải thích cho em được, nhưng anh phải đi đây.</p>

<p>- Em không biết anh đi đâu, nhưng em sẽ đi với anh.</p>

<p>Arthur vòng tay ôm cô, anh không rời mắt khỏi cô, anh không thể nào siết chặt cô được.</p>

<p>- Hãy nghe anh đây, mỗi giây đều quý giá. Tất cả những điều anh đã nói với em đều là sự thật. Nếu có thể được, anh mong là em sẽ nhớ đến anh, anh thì anh sẽ không quên em đâu. Một khoảnh khắc nữa bên em, dù là ngắn ngủi, cũng thực sự đáng giá…”</p>

fred người bạn tưởng tượng

fred người bạn tưởng tượng

<p>Fred người bạn tưởng tượng – Một bài ca tuyệt đẹp về trí tưởng tượng và cảm xúc sẻ chia.

"Trong sự hợp tác thông tuệ này, Eoin Colfer và Oliver Jeffers giới thiệu Fred - một người bạn tưởng tượng mà rất nhiều trẻ em đều từng có. Các khung tranh đẹp một cách tối giản kết hợp hoàn toàn hài hòa với lời kể sôi nổi và dày dặn. - - Publishers Weekly "Một niềm vui sảng khoái!" - School Library Journal</p>

<p>Cậu có biết là khi thời cơ chín muồi, rồi nếu thêm một chút điện, hoặc phép thuật, hoặc may mắn thì một người bạn tưởng tượng sẽ xuất hiện đúng lúc cậu cần? Một người bạn tưởng tượng giống như Fred!</p>

<p>Fred là cậu bạn tưởng tượng tuyệt nhất trần đời. Nhưng dù cậu ấy cố gắng đến đâu, kết cục thế này sẽ vẫn đến với cậu: những bạn của cậu tìm được bạn bè thật trong thế giới thật, và Fred cứ nhạt nhòa dần, rồi lại chờ đợi được ai đó thầm thì gọi tên… Một ngày kia, Fred trở thành bạn của Sam, cho đến ngày Sam có một người bạn thật trong thế giới thật, thì may mắn làm sao người bạn ấy lại cũng có một người bạn tưởng tượng khác. Và họ trở thành bộ tứ siêu đẳng, hài hòa trong thế giới tưởng tượng xuất sắc.</p>

<p>Câu chuyện này có thể có đôi chút kỳ lạ, nếu nhìn từ góc độ của người lớn, nhưng sự hài hước và logic một cách phi logic đầy tưởng tượng của nó thực sự hiển hiện trong suốt thế giới của trẻ thơ.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ