<p>Nếu bạn muốn tìm hiểu về Leonardo da Vinci, nhưng không muốn chìm trong những trang viết dày dặc thông tin tiểu sử.</p>
<p>Nếu bạn muốn tìm hiểu về Leonardo da Vinci, nhưng không chỉ là Leonardo trong vai trò một họa sĩ.</p>
<p>Nếu bạn muốn một cuốn sách với minh họa vô cùng đa dạng và chi tiết, kết hợp các phân tích ngắn gọn dễ nắm bắt.</p>
<p>Nếu bạn muốn một cuốn sách có thể dõi theo Leonardo từ những năm tháng học nghề cho đến những nghiên cứu cuối đời của ông, với những phân tích về mức độ ảnh hưởng của thời đại, của người thầy, các mối quan hệ gia đình, những người đồng nghiệp, cũng như thấy được những suy nghĩ vượt xa mức độ hiểu biết thông thường… của Leonardo.</p>
<p>Đây chính là cuốn sách dành cho bạn.</p>
<p>Trong cuốn sách này, bạn sẽ nhận được:</p>
<p>- Một cuốn sách tham khảo toàn diện về cuộc đời và các tác phẩm của người nghệ sĩ, kỹ sư, nhà phát minh và nhà khoa học có ảnh hưởng vô cùng lớn, Leonardo da Vinci.</p>
<p>- Cung cấp một khám phá sống động về đời sống cá nhân của người nghệ sĩ, cũng như các ảnh hưởng của ông đối với nghệ thuật và bối cảnh lịch sử ở Ý thời Phục hưng.</p>
<p>- Khảo sát các tác phẩm quan trọng của Leonardo bao gồm các bức tranh và các phát minh tuyệt vời cùng nhiều cuốn sổ ghi chép hấp dẫn của ông.</p>
<p>- Khám phá di sản của người nghệ sĩ và ảnh hưởng to lớn của ông đối với các lĩnh vực đa dạng như nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật.</p>
<p>- Minh họa tuyệt đẹp với 500 hình ảnh nổi bật.</p>
<p>Cuốn sách này nằm trong bộ sách về các danh họa của Omega+, đã phát hành các tác phẩm:</p>
<p>- Vincent Van Gogh, Gérard Denizeau</p>
<p>- Claude Monet, Gérard Denizeau</p>
<p>- Paul Gauguin, Laure-Caroline Semmer</p>
<p>- Vermeer, Johann Protais & Éloi Rousseau</p>
<p>- Hokusai, Johann Protais và Éloi Rousseau</p>
<p>- Paul Cézanne, Gérard Denizeau</p>
<p>- Leonardo da Vinci, His life and works in 500 images, Rosalind Ormiston</p>
<p>Một số tác phẩm sắp xuất bản:</p>
<p>- Michelangelo, His life and works in 500 images, Rosalind Ormiston</p>
<p>- Rembrandt, His life and works in 500, Rosalind Ormiston</p>
<p>- Renoir, His life and works in 500 images, Susie Hodge</p>
<p>TRÍCH ĐOẠN HAY</p>
<p>Được nhiều người đánh giá là nghệ sĩ vĩ đại nhất từng sống, thậm chí được tôn sùng như một thiên tài đa dạng trong chính thời đại của mình, Leonardo da Vinci chỉ để lại một số lượng nhỏ các tác phẩm hội họa đã hoàn thiện cùng vô số bản vẽ và ghi chép về nhiều khía cạnh của khoa học.</p>
<p>[…] Sự nhạy bén với thiết kế kỹ thuật và kiến trúc có lẽ là lý do tại sao Leonardo chỉ vẽ 28 bức tranh trong suốt sự nghiệp của mình. Trong số đó hiện chỉ còn 22 bức. Các tác phẩm còn lại được chúng ta biết tới qua những bản sao của bản gốc hay qua các ghi chép của ông.</p>
<p>LEONARDO DA VINCI LÀ AI?</p>
<p>Leonardo da Vinci được biết đến nhiều nhất trong vai trò họa sĩ và nhà điêu khắc. Công việc kiến trúc sư và kỹ sư bổ sung cho những quan sát sắc sảo của ông ở khía cạnh một nhà giải phẫu học và tự nhiên học. Đó là một gia tài mà những người cùng thời khó lòng sánh kịp. Khát khao cháy bỏng mà Leonardo dành cho tri thức ở hầu hết các lĩnh vực khiến ông ngay từ thời kỳ đầu đã tạo ra một lượng ghi chép phong phú, toàn bộ được gắn với nhau trong các cuốn sổ tay rời rạc, về rất nhiều chủ đề. Tuy nhiên, chúng lại không tiết lộ gì nhiều về con người của Leonardo.</p>
<p>ĐIỀU BÍ ẨN LEONARDO</p>
<p>Được giới quý tộc yêu mến, quãng thời gian trưởng thành của Leonardo da Vinci phần lớn tại các cung điện hoàng gia. Đối với những nhà bảo trợ và có lẽ với chính Leonardo, ông là một l’uomo universale (con người toàn diện), thông qua việc thể hiện tài năng trên nhiều lĩnh vực; một thiên tài phi thường đã trở thành hiện thân cho thời kỳ Phục hưng tuyệt vời ở Ý. Nhưng tại sao Leonardo lại có một danh tiếng hiếm có đến vậy khi chỉ hoàn thiện một vài bức tranh? Xét về các tác phẩm nghệ thuật, danh tiếng này dựa trên vẻ đẹp của những mô tả và kỹ năng đáng kinh ngạc của ông trong việc diễn tả hiện thực, từ ánh nhìn thoáng qua trong cặp mắt của Cecilia Gallerani trong tác phẩm Người đàn bà và con chồn (Lady with an Ermine), 1489 – 1490, tới những phong cảnh tuyệt vời ẩn hiện qua các khung cửa sổ trong bức Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với hoa cẩm chướng (Madonna and Child with a Carnation), k. 1473 - 1476, hay nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, k. 1503 - 1506. Đứng trước tác phẩm hội họa của Leonardo da Vinci, người ta tưởng như mình được hiện diện cùng người nghệ sĩ vào khoảnh khắc ông tạo tác. Từ tiểu sử của Leonardo, ta có thể dễ dàng khám phá ông đã dành bao nhiêu thời gian cho mỗi tác phẩm, cũng như ông đã mất bao lâu cho các bản thiết kế, từ những con kênh, cây cầu tới những cỗ máy chiến tranh. Nghệ thuật, thiết kế và ghi chép của Leonardo nên được coi là một tổng thể công việc hợp nhất.</p>
<p>Nhà viết tiểu sử Vasari thuật lại rằng ngay ở tuổi thanh niên, Leonardo đã cho thấy một trí tuệ đặc biệt. Điều này là hiển nhiên đối với thành viên trong gia đình và các gia sư của ông, cũng như với bất kỳ ai đã gặp gỡ Leonardo, tuy vậy ông cũng thấy rất khó khăn để tập trung vào một vấn đề nên thường bỏ dở các nghiên cứu hoặc nhiệm vụ. (tr.14)</p>
<p>BUỔI GẶP GỠ QUAN TRỌNG</p>
<p>Leonardo đã sáng tác nhiều bức vẽ và phác thảo khi sống tại Vinci. Các tác phẩm nghệ thuật đáng kể của Leonardo đã thúc đẩy cha ông gửi chúng tới một người bạn của gia đình, nhà điêu khắc, thợ kim hoàn, họa sĩ và thợ vẽ kỹ thuật, Andrea di Michele Cione, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên Andrea del Verrocchio (k. 1435 – 1488), đang điều hành một xưởng nghệ thuật đáng chú ý nhất tại Florence. Vasari kể lại rằng “Ser Piero… đã mang một vài bức vẽ tới cho Andrea del Verrocchio… và khẩn cầu ông đầy tuyệt vọng [sic] để xem Leonardo, nếu toàn tâm toàn ý theo nghiệp vẽ, liệu có đạt được thành tựu nào không”. Câu trả lời, Vasari đã kể lại rất rõ ràng: Verrocchio kinh ngạc trước kỹ năng của Leonardo. Ông “thúc giục Ser Piero nên để Leonardo theo học vẽ”. Do đó, mọi việc được dàn xếp và Leonardo tới làm việc tại xưởng của Verrocchio trong sự hân hoan phấn khích của người nghệ nhân.</p>
<p>Ở độ tuổi 20, Leonardo bấy giờ chính thức là một phần của tình ái hữu nghệ sĩ và được công nhận với vị trí này ở Florence. Tư cách hội viên của nhóm này cho phép ông đảm nhận những đơn đặt hàng độc lập.</p>
<p>Một thợ học việc như Leonardo, khi hoàn thiện quá trình học nghề của mình, thường tiếp tục làm việc như một nghệ sĩ chuyên nghiệp cho cùng một người thầy, và trong cùng một xưởng. (tr.22)</p>
<p>NHỮNG KHÁCH HÀNG MỚI</p>
<p>Khi mối đe dọa về vụ kiện tụng tại tòa lắng xuống, Leonardo tiếp tục làm việc cho Verrocchio, cùng với sự giúp đỡ của cha mình, ông tập trung vào việc thúc đẩy sự nghiệp nghệ sĩ của bản thân. Leonardo cần tìm kiếm những nhà bảo trợ và những đơn đặt hàng. Một cơ hội đến với ông vào ngày 10 tháng Một năm 1478, với một đơn đặt hàng vẽ bức tranh điện thờ cho Nhà nguyện San Bernardo tại Palazzo della Signoria (Palazzo Vecchio). Đơn đặt hàng này có thể có được nhờ sức ảnh hưởng của cha Leonardo, người làm việc trong cơ quan chính quyền. Chi phí ban đầu là 25 florin đã được trả cho Leonardo vào ngày 16 tháng Ba. Ông đã bắt đầu công việc nhưng không hoàn thành nhiệm vụ. Đó là đơn đặt hàng đầu tiên mà Leonardo da Vinci bỏ dở. Chúng ta có thể mường tượng được cha ông đã khó chịu thế nào. Nhiệm vụ này cuối cùng được giao cho Filippino Lippi (k. 1457 – 1504) tài năng, và được hoàn thiện vào năm 1485.</p>
<p>PHONG CÁCH LEONARDO</p>
<p>Vasari cho rằng Leonardo, trong suốt thời thơ ấu, “vẽ và làm việc luôn tay đầy thoải mái”. Không may thay, những tác phẩm này đã không còn tồn tại để ta thấy được cách vẽ trước khi học nghề của ông. Xem xét những tác phẩm sau này, một nghiên cứu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với con mèo (Madonna and Child with Cat), k. 1478, cho thấy cách Leonardo chơi đùa với bố cục hình ảnh, dịch đầu của Đức Mẹ để tạo một khuôn hình dễ chịu hơn. Chi tiết của Chúa Hài Đồng và con mèo được phác bằng dụng cụ ưa thích của Leonardo, bút và mực trên giấy. Trong một nghiên cứu thuật vẽ xếp nếp cho một dáng người ở tư thế ngồi, k. 1475 – 1478, gợi nhớ tới Giotto, một phần của hình người vận y phục được vẽ và sau đó tô màu chi tiết, kỹ thuật chiaroscuro* làm nổi bật những nếp gấp mềm mại của bộ xiêm y và hình dáng cơ thể bên dưới.</p>
<p>*. Chiaroscuro: kỹ thuật tương phản sáng tối</p>
<p>9. Nghệ sĩ không cần phải có học thức cao, nhưng Leonardo còn hơn cả một họa sĩ; và, việc giao thiệp với những nhà bảo trợ khiến ông nhận thức được những hạn chế trong giáo dục của mình. Nhiều ghi chú của ông bình luận về điều này. Tuy nhiên, khả năng suy nghĩ của Leonardo vượt ra ngoài kiến thức thông thường để thể hiện những ý tưởng mới, khiến ông trở thành một lý thuyết gia năng nổ và sáng tạo. (tr.38)</p>
<p>10. Lịch sử đương thời về Leonardo da Vinci dẫn giải về các bản phác thảo của ông, các phác thảo tiết lộ sự hiểu biết sâu sắc của ông về tự nhiên. Ngày bé, ông đã dành thời gian nghiên cứu các loài chim, côn trùng và động vật. Đến khi trưởng thành, ông đã học về cơ thể con người bằng cách giải phẫu xác chết. (tr.60)</p>
<p>CÂU QUOTE HAY:</p>
<p>Trong suốt thế kỷ 15, các nghệ sĩ có thể được so sánh với Leonardo phát triển rực rỡ ở cả Florence và Venice. Về mặt phong cách, các nghệ sĩ Florence tập trung vào luật phối cảnh và tỉ lệ hình học; các nghệ sĩ Venice nhấn mạnh vào ánh sáng và màu sắc.</p>
<p>Những xưởng vẽ tại Florence vào thế kỷ 15 chính là chìa khóa cho sự nở rộ nghệ thuật và kiến trúc của thành phố.</p>
<p>Về mặt phong cách, các nghệ sĩ Florence tập trung vào luật phối cảnh và tỉ lệ hình học; các nghệ sĩ Venice nhấn mạnh vào ánh sáng và màu sắc. […]Trong các bức tranh của mình, Leonardo đã kết hợp phối cảnh, ánh sáng và màu sắc phong phú, một sự kết hợp giữa phong cách Florence và Venice. (tr.29)</p>
<p>Một yếu tố trong phong cách đặc trưng của Leonardo là khả năng tạo ra những chân dung nắm bắt được nét riêng của người ngồi mẫu và khiến người quan sát cảm thấy như là một phần trong việc sáng tạo nên tác phẩm, như thể họ thực sự có mặt lúc Leonardo vẽ người ngồi mẫu. (tr.30)</p>
<p>Đóng góp của Leonardo cho bức tranh điện thờ, Lễ rửa tội Chúa (Baptism of Christ), nổi bật như một dấu hiệu ban đầu cho thấy tiềm năng là một họa sĩ của ông. (tr.32)</p>
<p>Một trong những tác phẩm tôn giáo đầu tiên được Leonardo phác họa và vẽ độc lập là Lễ truyền tin, k. 1472 – 1475.</p>
<p>Ở Florence, lối cư xử dễ chịu của Leonardo da Vinci, kết hợp với một kỹ năng hoàn hảo trong nghề nghiệp, đã nhanh chóng mang lại cho ông bạn bè, nhiều nhà bảo trợ và công việc. (tr.34)</p>
<p>Leonardo có tài năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào ông chọn, cho dù đó là nghệ thuật, kiến trúc hay kỹ thuật, và những lá thư của ông cho thấy nhiều mong muốn thiết kế chứ không chỉ là một bức chân dung đẹp. (tr.38)</p>
<p>Những phát minh kỹ thuật của Leonardo mang tính đột phá vào thời điểm đó. Các bản vẽ kỹ thuật của ông về thủy lực và thiết bị bay đã mở rộng ranh giới và khám phá những ý tưởng sáng tạo, một số trong đó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. (tr. 66)</p>
<p>THÔNG TIN TÁC GIẢ: </p>
<p>Rosalind Ormiston</p>
<p>Nhà lịch sử nghệ thuật và kiến trúc, và là tác giả của những cuốn sách về các nghệ sĩ bao gồm Leonardo da Vinci, Michelangelo Rembrandt, Vincent Van Gogh, Paul Gauguin, Egon Schiele, Alphonse Mucha, Edward Hopper, J.M.W. Turner và Pablo Picasso.</p>
<p>Ngoài ra, Rosalind Ormiston giảng dạy lịch sử nghệ thuật, kiến trúc và thiết kế, lịch sử nhiếp ảnh, vật liệu và văn hóa thị giác, tại Đại học Kingston, London, từ năm 2002-2012.</p>
<p>Một số tác phẩm nổi bật:</p>
<p>Michelangelo: His Life and Works in 500 images, Lorenz Books (2010)</p>
<p>Vincent van Gogh: A Life in Letters and Art, Flame Tree Publishing (2011)</p>
<p>Leonardo da Vinci: His Life and Works in 500 images Lorenz Books (2011)</p>
<p>Rembrandt: His Life and Works in 500 images Lorenz Books (2012)</p>
<p>50 Art Movements You Should Know, Prestel Publishing (2014)</p>
<p>The Origins of Modern Art, Flame Tree Publishing (2015)</p>
<p>Picasso, Prestel Publishing (2020)</p>