chúng sinh

chúng sinh

"Chúng Sinh": Chân dung cuộc sống và tâm tư con người trong những ngõ ngách đời thường

"Chúng Sinh" là một cuốn tiểu thuyết mang tính thế sự, phản ánh chân thực và sâu sắc thân phận con người trong những không gian sống và thời gian sống cụ thể. Cuốn sách khắc họa những buồn vui, mất mát, được thua trong cõi nhân sinh còn lắm gập ghềnh khuất khúc, đưa người đọc đến với những câu chuyện đời thường đầy xúc động.

Ông Điếng: Chân dung một tâm hồn cô đơn, khát khao bình yên

Nhân vật chính của câu chuyện là ông Điếng, một người đàn ông mang trong mình cảnh ngộ đặc biệt, trải qua cuộc đời đầy biến động từ lúc sinh ra cho đến tuổi xế chiều. Nỗi sợ hãi và mặc cảm về thân phận đã khiến ông luôn tìm cách lẩn tránh, tạo cho mình một nếp sống tách biệt, mong cầu được an phận trong tâm trạng buồn lo, bức xúc.

Tuy nhiên, ông không phải là người cô đơn giữa cuộc sống ở Hẻm Quễnh. Xung quanh ông, những con người tốt bụng, đầy trách nhiệm đã mở lòng, thấu hiểu và chia sẻ với ông. Trung tá Ân - Cảnh sát khu vực, ông Thĩm - nhà báo về hưu, ông Lịm - tổ trưởng và những người hàng xóm trong Hẻm Quễnh... dù cũng mang trong mình những buồn vui, sướng khổ riêng, nhưng họ đã dành tình cảm, sự quan tâm chân thành cho ông Điếng.

Sự đồng cảm và những nỗ lực tìm về cuộc sống

Tình cảm ấm áp và sự quan tâm của những người xung quanh đã dần giúp ông Điếng hòa nhập vào cuộc sống mới. Ông nhận ra rằng, dù bất hạnh đến đâu, con người vẫn cần được kết nối, được chia sẻ, được yêu thương.

"Chúng Sinh" là một câu chuyện về sự đồng cảm, lòng tốt và nỗ lực tìm về cuộc sống. Cuốn sách khẳng định rằng, mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, nhưng tình yêu thương, sự sẻ chia và những giá trị nhân văn sẽ là động lực để con người vượt qua những khó khăn, tìm về cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

gia tộc tướng cướp

gia tộc tướng cướp

<p>“Gia tộc tướng cướp” là cuốn tiểu thuyết dày dặn cả về khuôn khổ lẫn nội dung, được hoàn thành rất công phu bởi nhà văn Lại Văn Long, gửi đến Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” giai đoạn 2017 - 2020.</p>

<p>Tiểu thuyết được dựa trên những câu chuyện có thật, đầy ly kỳ kể về một gia tộc có 4 đời làm tướng cướp, khét tiếng từ thời Pháp thuộc đến những năm 90 của thế kỷ XX, từng thực hiện nhiều vụ cướp làm đau đầu cảnh sát chế độ cũ cũng như lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lâm Đồng trong nhiều năm.</p>

<p>Trước Cách mạng Tháng Tám, vùng Đồng Nai, Sài Gòn nổi tiếng có băng cướp Nghĩa Hiệp Mười Hai chuyên cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo. Họ lấy cù lao Dừa giữa 4 bề sông nước, nơi gia đình thủ lĩnh Mười Rắc sinh sống làm sào huyệt. Năm 1945, tướng cướp Mười Rắc được Việt Minh giác ngộ, đem cả băng đảng cướp tham gia Việt Minh, chiến đấu dọc ngang vùng Đồng Nai, sông Bé. Năm 1946, vì muốn có rượu tây mừng đám cưới con gái thứ với Trung đoàn trưởng Vệ quốc, Mười Rắc mắc mưu nội gián địch, cả băng Nghĩa Hiệp rơi vào bẫy giặc Pháp, bị giết chết. Cha mẹ, rồi đến người yêu chết, trưởng nữ của Mười Rắc là cô Hai Nết xinh đẹp, đang là du kích Việt Minh, giấu nỗi đau trong lòng vừa đánh Pháp trả thù nhà, vừa phải làm lụng nuôi đàn em thơ. Túng quẫn, Hai Nết cùng mấy đàn em là con cái băng đảng cũ của cha tổ chức cướp tàu Pháp trên sông Sài Gòn, cướp các nhà địa chủ giàu có trong vùng. Trong một phi vụ cướp, cô tình cờ phá bẫy phục kích của địch, cứu mạng Ba Nam, người sau này trở thành Bí thư tỉnh ủy và Chín Đoàn, người sau này trở thành tướng Tư lệnh quân khu. Hai Nết lấy chồng, đẻ 15 đứa con, nghèo đói, chán nản vì cuộc hôn nhân không tình yêu, Hai Nết sa vào cờ bạc, túng quẫn lại đi cướp, nổi tiếng là bà chằn ở xứ Đồng Nai. Lối sống của người mẹ đã tạo nên ở đám con cái bà những tính cách dữ dằn, đều lần lượt trở thành những tên cướp máu lạnh...</p>

<p>Ba đứa con trai bị kết án tử hình cũng lúc khiến Hai Nết phải nhìn lại cuộc đời. Hai Nết quyết tâm tu chí, sống cuộc đời lương thiện. Nhưng điều đó không ngăn được những đứa con trai nối gót đi làm cướp, rồi bị kết án. Đến thế hệ thứ tư, những đứa cháu nội ngoại của bà tiếp tục rơi vào vòng xoáy phạm tội. Tuy nhiên một người cháu của Hai Nết được vị anh hùng tình báo nuôi dạy, đưa vào ngành Công an, trở thành cảnh sát hình sự. Thực hiện nhiệm vụ, anh đối đầu với chính những người trong gia tộc mình. Chính anh là người chấm dứt lời nguyền về gia tộc tướng cướp.</p>

<p>Cuốn tiểu thuyết dựa trên những câu chuyện có thật, qua ngòi bút của nhà văn Lại Văn Long, những chi tiết lại càng trở nên ly kỳ, đặc sắc với nhiều nút thắt - mở đầy lôi cuốn cho bạn đọc. Bởi thế nên, “Gia tộc tướng cướp” được Ban Chung khảo đánh giá là một trong số các tác phẩm có chất lượng cao trong Cuộc thi lần này.</p>

luật doanh nghiệp năm 2020 - luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

luật doanh nghiệp năm 2020 - luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

<p>Luật Doanh nghiệp năm 2020&nbsp;được ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 được coi là có nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn gia nhập thị trường nói riêng và trong quá trình đầu tư, kinh doanh nói chung.</p>

<p>Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các phương diện, nội dung và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ phía các tổ chức, cá nhân phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, hạn chế tối đa hoạt động hỗ trợ đi ngược lại lợi ích của doanh nghiệp, của Nhà nước và các chủ thể khác. Nhà nước sẽ áp dụng các chế tài cần thiết đối với những hành vi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trái quy định của pháp luật.</p>

<p>Tháng 3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV. Theo Nghị định, các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như: Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Như vậy, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ vẫn tiếp tục quan tâm và đặt mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn.

Trên tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN, vừa qua, Bộ Tư pháp đã có kế hoạch triển khai hoạt động mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (Quyết định số 565/QĐ-585 ngày 03/04/2018) nhằm hướng tới việc hỗ trợ trực tiếp, thiết thực nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho DN, hỗ trợ DN tiếp cận, thực hiện các cam kết trong hội nhập quốc tế.</p>

<p>Để DN thực sự tiếp cận các chính sách, văn bản pháp luật, các cam kết quốc tế có hiệu quả thì cần phải thay đổi hình thức tổ chức xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Theo đó, Bộ Tư pháp phấn đấu 80% số lượng DNNVV tiếp cận được hỗ trợ pháp lý từ mạng lưới tư pháp luật.

Bên cạnh đó, mạng lưới tư vấn pháp luật sẽ được duy trì với sự tham gia của các luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN; Xây dựng giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ, phương án tài chính nhằm hỗ trợ hiệu quả DNNVV tại các địa phương có đã thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN; Tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật đối với DN tại các địa phương đã thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam.</p>

bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (áp dụng 01.01.2021)

bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (áp dụng 01.01.2021)

<p>Bộ luật Lao động của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam được ban hành lần đầu tiên vào ngày 23/06/1994 ( có hiệu lực thi hành 1/1/1995), đã được sửa đổi bổ sung 3 lần vào các năm 2002, 2006, 2007. Sau gần 20 năm thực hiện, Bộ luật Lao động năm 1994 không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của quan hệ lao động nói riêng nên đến ngày 18/06/2012, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/05/2013

Mặc dù ban hành chưa lâu xong do yêu cầu bức thiết đặt ra của sự hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội nên ngày 29/07/2016, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 22/2016/QH14 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lênh năm 2017, theo đó dự kiến xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, do nhiều lý do nên sau khi xem xét Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định đưa dự án sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ra khỏi chương trình xây dựng luật và điều chỉnh từ vi phạm sửa đổi bổ sung sang sửa đổi toàn diện.

Ngày 20/11/2019, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 - Bộ luật Lao động năm 2019, Bộ luật này thay thế Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019</p>

<p>I. Sự cần thiết ban hành bộ luật lao động năm 2019</p>

<p>II. Quan điểm và định hướng ban hành bộ luật lao động năm 2019</p>

<p>III. Bố cục của Bộ luật lao động năm 2019</p>

<p>IV. Những nội dung mới cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019</p>

<p>Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Bộ luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019.

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này!</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ