rộng mở tâm hồn - tu tập từ bi trong đời sống hằng ngày

rộng mở tâm hồn - tu tập từ bi trong đời sống hằng ngày

Rộng Mở Tâm Hồn - Tu Tập Từ Bi Trong Đời Sống Hằng Ngày

Tập sách này là tập hợp những lời dạy quý báu của một bậc cao tăng đương đại, có thể nói là thích hợp với đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội nhờ vào tính chất đơn giản và rõ ràng dễ hiểu. Mặc dù vậy, những lời dạy này vẫn nói lên được một cách chính xác và cô đọng những phần giáo pháp sâu xa của đạo Phật. Hơn thế nữa, mỗi một lời dạy của Ngài đều luôn nhắm đến khía cạnh thực hành trong đời sống hằng ngày, và vì thế mà luôn mang ý nghĩa thiết thực, sinh động.

Sách gồm 15 chương, giảng giải các vấn đề mà bất cứ ai khi đến với đạo Phật đều cũng sẽ quan tâm, như động cơ tu tập, phương pháp tu tập, những giai đoạn tu tập khác nhau và kết quả đạt được qua từng giai đoạ Những mô tả của Đức Đạt-lai Lạt-ma về từng vấn đề này đều rất rõ ràng, mạch lạc, cho thấy sự uyên bác và sáng suốt của một bậc thầy thực tu thực chứng. Những lời dạy của Ngài không chỉ soi sáng con đường tìm cầu hạnh phúc của mỗi người, mà còn mang lại một niềm tin vững chắc vào những giá trị đạo đức, chân thật, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nhân loại đang từng ngày chứng kiến những biểu hiện của một khuynh hướng các giá trị vật chất đang dần dần lấn áp các giá trị tinh thần.

Với những nội dung thiết thực cho sự ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày, đây có thể nói là tập sách vô cùng quý giá cho những ai đang nỗ lực vươn lên hoàn thiện chính mình cũng như mong muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng xã hội. Thông qua tập sách này, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã gửi đến tất cả chúng ta một thông điệp vô cùng mạnh mẽ: Hạnh phúc của mỗi cá nhân hay hòa bình cho cả thế giới này cũng đều bắt đầu từ chính sự nỗ lực tu tập chuyển hóa tâm thức của từng người trong tất cả chúng ta.

khí công - phương pháp luyện tập để trị bệnh

khí công - phương pháp luyện tập để trị bệnh

Khí Công - Phương Pháp Luyện Tập Để Trị Bệnh

Khí công có lịch sử hơn 5.000 năm phát triển ở Ấn Độ, Trung Quốc và đã truyền sang Việt Nam hàng ngàn năm nay. Trong Y học cổ truyền, Khí là biểu tượng của thái cực luân lưu trong cơ thể gồn cả âm và dương. Động tĩnh không có đầu mối. Am dương không có nơi bắt đầu mà chỉ là sự chuyển dịch – biến thiên.Y học cổ truyền xem con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ rộng lớn, cả hai có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy ta cần phải giữa được Khí luôn hòa hợp với âm dương và ngũ hành của Đại vũ trụ. Khí thì có Ngoại khí và Nội khí. Con người có khả năng thu hút ngoại khí để tăng cường nội khí vận chuyển trong kinh mạch, để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.Để đạt được mục tiêu này ta phải biết luyện khí để làn chủ chân khí.

Khí Công Phương Pháp Luyện Tập Để Trị Bệnh được biên soạn nhằn giúp quý độc giả tập luyện khí công. Sách giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về khí công với châm cứu kinh mạch và các huyệt trong cơ thể – khí công với y học hiện đại – Điều kiện luyện tập khí công – Khí công căn bản – Luyện nội công – Khí công liệu pháp (chữa một số bệnh).

Sách cũng nói sơ qua về mối quan hệ giữa khí công với Yoga và Thiền quán. Đặc biệt có phần phụ lục viết về Nhiếp tâm, Trụ tâm, Tập trung tư tưởng, Quán tưởng, Tạp niệm, Vọng niệm và cuối cùng là nói về Dòng điện sinh vật trong mỗi con người.

phúc lạc thánh thiện

phúc lạc thánh thiện

Phúc Lạc Thánh Thiện

Đời sống có tính Thiêng Liêng trong nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của nó. Sự Thánh Thiện nằm ở bên trong mỗi người. Phúc Lạc thật sự là bản chất của tạo hóa. Nhưng trở ngại để đạt được bản chất Phúc Lạc và Thánh Thiện nằm trong tâm trí. Làm nô lệ của tâm trí là sự vô minh. Cho nên, không có điều gì có thể mang lại sự phúc lạc cho bạn ngoại trừ việc chinh phục tâm trí. Sống một Đời Thánh Thiện trở về với bản chất Thánh Thiện bẩm sinh trong chính bạn. Khi đó bạn sẽ có được niềm phúc lạc.

Cuốn sách Phúc Lạc Thánh Thiện dành cho những ai đang tìm kiếm một con đường rõ ràng và đúng đắn, không bí ẩn hay mơ hồ. Những bài luận thuyết này đầy sức mạnh với những lập luận vững vàng và lực cải hóa từ Kiến Thức Tâm Linh. Đối với thầy Swami Sivananda, mỗi hành động trong đời sống đều có thể được biến đổi thành Yoga của sự Thánh Thiện, bằng cách thu thập những kiến thức cần thiết qua nghiên cứu và chiêm nghiệm.

Sự hiểu biết về những bài viết này sẽ truyền cảm hứng và năng cao tâm hồn của người đọc, và thánh hóa linh hồn. Một sự suy ngẫm sâu sắc sẽ vén bức màn bí mật của bản chất Phúc Lạc và Thánh Thiện trong tâm hồn.

Cuốn sách này sẽ thành một bàn tay dẫn lối vô giá cho tất cả những ai tìm kiếm chân lý và những người tu tập.

chuyển họa thành phúc

chuyển họa thành phúc

Chuyển Họa Thành Phúc

Tập Sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng là những nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là'' chuyển đổi số mạng''

Bản văn thứ nhất là " Liễu Phàm tứ huấn" hay Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Viên Liễu Phàm, do ông viết ra để kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình cho con cháu, đồng thời cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý nhân quả, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và nỗ lực làm thiện. Bản văn thứ hai là '' Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại cuộc đời nhiều sóng gió của mình cùng cuộc hội ngộ ly kỳ với một nhân vật mà ông tin chắc là Thần Bếp ( hay Táo quân), qua đó đã giúp ông nhìn lại được nội tâm của chính mình để nhận ra và phân biệt được những điều thiện ác thật rõ rệt, nhờ đó bđã có thể hạ quyết tâm'' tránh ác làm thiện'', và cuối cùng đạt kết quả là chấm dứt được những chuỗi ngày tai họa liên tục giáng xuống gia đình ông, để có thể sống một cách an vui hạnh phúc cho đến tuổi già. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc.....

chữa bệnh bằng phương pháp quán tưởng

chữa bệnh bằng phương pháp quán tưởng

Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Quán Tưởng

Sách Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Quán Tưởng là một quyển sách y học, chăm sóc sức khỏe trình bày một phương pháp chữa bệnh độc đáo và lý thú: sử dụng khả năng tưởng tượng của tâm trí người bệnh.

Mặc dù vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều người, phương pháp chữa bệnh này thực ra đã bắt đầu khá lâu, từ thời của nhà phân tâm học trứ danh Freud. Điểm đặc biệt của phương pháp này là người bệnh tự chữa bệnh cho chính mình theo hướng dẫn, nhưng không phải dùng đến bất kỳ phương tiện nào khác ngoài thời gian và sự nỗ lực của chính mình. Nói cách khác, nếu bạn muốn thử qua phương pháp này thì bạn không có gì nhiều để mất.

Thế nhưng thực tế cho thấy phương pháp này đã mang lại những kết quả hết sức bất ngờ và kỳ diệu. Bản thân tác giả là một bác sĩ đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi phương pháp này nên đã dành trọn 9 năm để nghiên cứu và phát triển. Cho đến thời điểm viết sách này, tác giả đã có kinh nghiệm 15 năm trị liệu lâm sàng, và tập sách này chính là sự hệ thống hóa các bài tập quán tưởng khác nhau mà tác giả đã sử dụng để hướng dẫn bệnh nhân tự trị liệu.

đông y điều trị - bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết (tái bản 2022)

đông y điều trị - bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết (tái bản 2022)

Đông Y Điều Trị - Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Và Nội Tiết

Bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết là những chứng bệnh mạn tính kéo dài hàng năm, có khi mắc bệnh suốt cuộc đời gây cho người bệnh nhiều biến chứng thật khổ sở. Nguyên nhân bệnh là khá phức tạp, nhiều mặt chưa thật rõ ràng có giới tính rõ rệt như bướu cổ phần nhiều nữ giới hay mắc, bệnh gút thì nam giới mắc nhiều, bệnh lại có tính di truyền mạnh như các bệnh gút, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường... bệnh phát sinh theo tuổi tác như bệnh tiểu dường týp I thường phát sinh ở tuổi trẻ mà bệnh tiểu đường týp II thường gặp ở lứa tuổi trên 40, bệnh cường giáp thường gặp ở phụ nữ vào tuổi 30 đến 45 là tuổi đang sung sức còn hội chứng tiền mãn kinh thì phát sinh ở lứa tuổi trước và sau khi tắt kinh... Tất cả đều nói lên các bệnh rối loạn nội tiết và chuyển hóa là có liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý của con người theo giới tính, theo từng giai đoạn tuổi và tình hình sinh hoạt của họ. Phương pháp điều trị bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa hiện nay của y học hiện đại như dùng Insulin các loại sulfamit trị tiểu đường, dùng hydrocortison, DOCA trị suy thượng thận, dùng thyroid, lugol trị bướu cổ, dùng MTU trị cường giáp... cũng chỉ là phương pháp trị ngọn nên thường phải dùng thuốc lâu dài, năm này qua năm khác, thuốc dùng lâu tích lũy hay dùng quá liều dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hoặc là người bệnh cho là bệnh của mình không chữa được phải chung sống suốt đời rồi bi quan chán nản làm cho bệnh càng thêm khó khỏi, có khi lại nặng thêm, hoặc là nghe ai mách thuốc gì cũng dùng vừa tốn kém tiền mất tật mang.

Theo nhận thức của Y học cổ truyền được ghi qua các y văn cổ thì BỆNH RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA VÀ NỘI TIẾT THUỘC LOẠI BỆNH NỘI THƯƠNG mà nguyên nhân chủ yếu là TRẠNG THÁI TINH THẦN BẤT ỔN (như hay tức giận sợ hãi, quá lo lắng buồn phiền, sống thiếu đạo đức, tham lam bất chính và SINH HOẠT KHÔNG ĐIỀU ĐỘ (lao động quá sức, ăn chơi xả láng, ham mê tửu sắc...) gây nên tinh khí hao kiệt, thần chí hư tổn ảnh hưởng đến chức năng các tạng phủ suy giảm hoặc mất cân bằng mà sinh bệnh. Cho nên, muốn trị bệnh có kết quả và phòng bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết được tốt thì vai trò người bệnh (phải tránh cho được hai nguyên nhân gây bệnh trên đây) là chủ yếu. Và có như vậy dùng thuốc hay các phương pháp không dùng thuốc khác (như xoa bóp, châm cứu, khí công, thải cực quyền...) mới phát huy hiệu quả tốt.

Nội dung cuốn sách Đông Y Điều Trị - Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Và Nội Tiết này chủ yếu giới thiệu 10 loại bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết. Mỗi bệnh đều được trình bày và nguyên nhân bệnh theo y học cổ truyền, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bệnh, biện chứng luận trị theo y học cổ truyền, những bài thuốc kinh nghiệm đã được nghiên cứu lâm sàng và những kinh nghiệm dân gian trong và ngoài nước. Đối với một số bệnh, xét thấy cần thiết, có giới thiệu thêm phần điều trị bằng thuốc tây và chăm cứu để có thêm tài liệu giúp bạn đọc tham khảo.

ohsawa tây du

ohsawa tây du

“Nếu các bạn muốn tự cứu khỏi cõi đời đâu khổ, thì hãy thử ngay pháp độ này trong vài tuần, nó rất dễ chịu, không gây trừ ngại gì cho ai cả.

Ngay khi bạn bước vào cử Trường sinh, xin nhớ sống theo phong cách hòa bình thanh thản chớ công kích ai – thì tự nhiên bạn trở nên “con người không chống bang, không tự vệ”– phù hợp với lối sống của người Thiên - quốc.

Ngược lại, nếu bạn còn muốn tranh chấp, cãi cọ, là lý trí phán đoán của bạn còn bị che lấp. Tệ hơn nữa, nếu bạn còn giết người đồng loại (trực tiếp hay gián tiếp) là bạn còn nô lệ cho quỷ Sa – Tan thì hãy mau sửa đổi bản thân cho hoàn thiện.

Nếu trước kia phán đoán cao siêu của bạn được khai sang hòan toàn, là bạn trở thành người mạnh, người giải thoát thong dong, như thể bạn không cần tranh đấu với ai.

Bạn muốn có trí phán đoán tối cao, hãy trầm tư mặc tưởng về sự cấu tạo vũ trụ ở mọi cấp bậc và từng bước một.

Vì đó là vô song nguyên lý Âm Dương. Bạn hãy mặc tưởng bằng nhịn ăn và xa lánh thoát ly tạm thời mọi cái làm cảm giác bạn ưa thích và tuyệt đối không cần trong một thời gian, như cách nhịn ăn để tìm cầu chân lý mà Phật và Chúa là tấm gương còn đó, đã làm và đạt tới “ trí phán đoán tối cao”.

nghệ thuật sống hạnh phúc - the art of happiness

nghệ thuật sống hạnh phúc - the art of happiness

Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc - The Art Of Happiness

Cuốn sách này tường thuật lại nội dung từ cuộc thảo luận mở của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Những cuộc gặp riêng với Đức Đạt-lai Lạt-ma ở vùng Arizona và Ấn Độ chính là cơ sở để tác phẩm này ra đời, chia sẻ quan điểm của Ngài về việc định hướng để có một đời sống hạnh phúc hơn, đồng thời cuốn sách cũng bổ sung những chú giải và bình luận của tôi theo quan điểm của một chuyên gia tâm thần học phương Tây. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã rất rộng lượng khi cho phép tôi chủ động lựa chọn phương thức thể hiện nội dung cuốn sách theo cách hiệu quả nhất.

Tôi thấy rằng nội dung cuốn sách được thể hiện theo lối kể chuyện thì sẽ dễ tiếp cận hơn, đồng thời cũng dễ phổ biến được cách sống mà chính Đức Đạt-lai Lạt-ma đã ứng dụng những lời dạy của mình vào đời sống thường ngày. Được Đức Đạt-lai Lạt-ma cho phép, tôi đã soạn nội dung cuốn sách theo từng chủ đề mà chất liệu của mỗi chủ đề được lấy từ nhiều buổi thảo luận khác nhau. Bên cạnh đó để cuốn sách được thể hiện rõ ràng và toàn diện, được sự cho phép của Ngài, tôi đã biên soạn thêm nội dung từ một số buổi nói chuyện của Đức Đạt-lai Lạt-ma với công chúng ở vùng Arizona. Để đảm bảo rằng những lời dạy của Ngài được truyền đạt chuẩn xác trong cuốn sách này thì thông dịch viên của Đức Đạt-lai Lạt-ma, Tiến sĩ Thupten Jinpa, đã xem lại bản thảo lần cuối cùng trước khi xuất bản.

Lúc đầu khi ấp ủ soạn thảo tác phẩm này, tôi đã hình dung sẽ là một cuốn sách thuộc thể loại sách tạo động lực tự hoàn thiện bản thân mà ở đó Đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ đưa ra những giải pháp rõ ràng và đơn giản về mọi vấn đề của cuộc sống. Tôi đã nghĩ, bằng việc sử dụng những kiến thức chuyên môn tâm lý học của mình, tôi có thể truyền tải những quan điểm của Ngài bằng những chỉ dẫn đơn giản về cách mà chúng ta sống và hành xử trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên sau khi kết thúc chuỗi những buổi gặp gỡ phỏng vấn Ngài thì tôi đã từ bỏ ý định trên. Tôi cảm thấy phương pháp của Ngài chứa đựng một phương thức rộng mở và phức tạp hơn nhiều, thể hiện tính hợp nhất, bao gồm tất cả các sắc thái, phong phú, và sự phức tạp trong đời sống.

Tuy nhiên, dần dần, tôi bắt đầu nghe thấy một thông điệp không ngừng vang lên trong tâm trí tôi. Đó là hy vọng. Sự hy vọng của Ngài dựa vào niềm tin rằng dù không dễ dàng có được trạng thái hạnh phúc tuyệt đối và bất biến tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Ẩn dưới tất cả những phương pháp của Đức Đạt-lai Lạt-ma là một tập hợp những niềm tin căn bản và đó chính là nền tảng cho tất cả những thực hành của Ngài: Là niềm tin vào bản tính vốn thiện lành và bản chất tốt đẹp sẵn có nơi mỗi người, niềm tin vào giá trị của lòng thương yêu, niềm tin vào sự tử tế, và ý thức về những điểm chung, và sự liên kết với nhau giữa mọi loài chúng sinh hữu tình.

Thông điệp của Ngài cho thấy rõ, rằng tư tưởng của Ngài không phải dựa vào niềm tin mù quáng hay giáo điều mà đúng hơn là dựa trên sự tư duy đúng đắn và kinh nghiệm trực tiếp. Sự hiểu biết của Ngài về tâm thức và hành vi của con người dựa vào chính những nghiên cứu trong suốt cuộc đời Ngài. Quan điểm của Ngài đã được hình thành và bắt nguồn với một truyền thống đã được đúc kết từ hơn 2500 năm trước đồng thời được dung thông với những hiểu biết chung và vi tế về những vấn đề hiện đại. Sự xác quyết đúng đắn với những vấn đề đương thời của Ngài đã được hình thành nên từ những kinh nghiệm độc đáo với tư cách là một nhân vật của thế giới, cho phép Ngài đi đến nhiều nơi trên trái đất, tiếp cận được với nhiều nền văn hóa phong phú và con người thuộc những tầng lớp khác nhau trong xã hội, để cùng trao đổi quan kiến với các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các chính trị gia hàng đầu thế giới. Và rồi điều cốt lõi nổi bật chính là phương pháp tiếp cận đầy minh triết để giải quyết những vấn đề của con người một cách vừa lạc quan nhưng cũng rất thực tiễn.

Trong tác phẩm này, tôi đã trình bày những chỉ dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma với khán thính giả chủ yếu là người phương Tây. Tôi đã đưa vào đây một số trích dẫn phổ quát trong những lời giảng dạy của Ngài với đại chúng, và từ những cuộc hội kiến riêng với Ngài. Đồng thời tôi vẫn đảm bảo giữ được mục tiêu trọng yếu của tác phẩm này là để người đọc có thể áp dụng dễ dàng những lời dạy vào đời sống hằng ngày, do đó tôi cũng đã lược bỏ một số thảo luận liên hệ nhiều đến những khía cạnh triết học của Phật Giáo Tây Tạng. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã viết một số tác phẩm có giá trị với nhiều khía cạnh đa dạng khác nhau về con đường Phật giáo. Mục lục những cuốn sách có giá trị của Ngài được trình bày ở phần cuối của tác phẩm này, và những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về Phật giáo Tây Tạng thì có thể tìm đọc.

đông - tây y điều trị bệnh tim mạch

đông - tây y điều trị bệnh tim mạch

Đông - Tây Y Điều Trị Bệnh Tim Mạch

Bệnh tim mạch là một loại bệnh chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong bệnh học nội khoa vì tính chất nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao, được nhiều thầy thuốc và nhân dân quan tâm. Nhưng việc kết hợp Đông Tây Y trong điều trị bệnh thì ít được các thầy thuốc quan tâm. Các y gia Trung Quốc qua hơn 40 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tim bằng Đông y và Đông Tây y, kết quả đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng được chúng ta nghiên cứu và phát huy.

Cuốn Đông - Tây Y Điều Trị Bệnh Tim Mạch được biên soạn theo các tài liệu của Trung Quốc về Đông y trong những năm gần đây, mong đóng góp những tư liệu bổ ích cho các bạn đồng nghiệp trong công việc thừa kế, nghiên cứu và phát huy y học cổ truyền của nước ta.

Cuốn sách chủ yếu giới thiệu một số bệnh mà khả năng y học cổ truyền điều trị có kết quả tốt hoặc kết hợp Đông - Tây y trong điều trị thì hiệu quả được nâng cao.

Trong mỗi bệnh đều chú ý giới thiệu một cách toàn diện cả hai phương pháp điều trị bằng Đông y - Tây y, giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tham khảo, nghiên cứu thực hành kết hợp Đông - Tây y trong điều trị.

tứ thư : đại học - trung dung - luận ngữ - mạnh tử

tứ thư : đại học - trung dung - luận ngữ - mạnh tử

"Chữ Hán được du nhập Việt Nam từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã sử dụng chữ Hán trong mọi trường hỡp, từ chiếu biểu đến các giấy tờ giao dịch trong dân chúng như văn tự, văn khế, sớ tấu, văn khấn, sổ sách, hương ước, sổ đinh, sổ điền. Việc học hành thi cử đều dùng chữ Hán. Bởi đó chữ Hán đã ăn sâu vào tận xương máu người Việt. Nó đã thành một thứ ngôn ngữ thành văn trải qua nhiều triều đại phong kiến. Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.

Bộ sách này gồm bốn quyển: Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử, đã được nhà Hán học uyên bác Đoàn Trung Còn dịch ra quốc ngữ. Do nhu cầu học hỏi và nghiên cứu của nhiều bạn đọc, nay được tái bản và đóng chung thành một bộ để tạo thuận lợi cho người sử dụng.

Bộ Tứ Thư không thể thiếu trong tủ sách của các sinh viên nhất là sinh viên Hán Nôm và cả những nhà nghiên cứu Hán Nôm nữa. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc".

Vũ Văn Kính

108 thế chiến đấu thiếu lâm chân truyền - tập 2 (tái bản)

108 thế chiến đấu thiếu lâm chân truyền - tập 2 (tái bản)

108 Thế Chiến Đấu Thiếu Lâm Chân Truyền (Tập 2)

Thiếu Lâm Tự là một nôi võ của Trung Quốc qua mấy trăm năm và những tinh hoa Võ thuật của Thiếu Lâm Tự vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Tuy nhiên, vì kỷ luật nghiêm ngặt của Thiếu Lâm, võ thuật chân truyền của Thiếu Lâm Tự ít được truyền cho người ngoài. Có chăng chỉ là một số ít tinh hoa được các danh sư tiếp thu để rồi phối hợp với thiên tính bẩm sinh của mình mà nảy sinh ra những môn phái khác.

Một trăm lẻ tám thế chân truyền của Thiếu Lâm Tự là sự kết hợp tinh tuý các thế đơn giản nhưng công hiệu, chúng bàng bạc trong các bài thảo Thiếu Lâm Tự. Tùy theo tình huống xảy ra, mỗi một thế có thể dùng để tấn công hoặc phản công hay hoá giải một đòn thế của đối phương. Những thế ấy được truyền dạy cho những môn sinh chính tông và được coi là những thế cần thiết, cơ bản và hiệu quả nhất mà các môn sinh Thiếu Lâm, dù ở trình độ võ thuật nào, cũng phải thành thạo. Tương truyền mỗi môn sinh Thiếu Lâm muốn được phép hạ sơn đều phải kinh qua kỳ thi sát hạch trình độ, ứng phó được các đòn thế của một trăm lẻ tám mộc nhân.

Theo truyền thống Võ thuật Trung Quốc, mỗi một đòn thế đều có tên gọi ẩn dụ hình thể động tác. Cuốn sách ngoài việc phiên âm Hán - Việt tên gọi mỗi thế, còn dịch nghĩa tiếng Việt tên mỗi thế để dùng cho võ sinh mới nhập môn có thể hiểu được. Để tiện sử dụng, toàn bộ 108 thế được in ra thành 2 tập: tập 1 hướng dẫn từ thế 1 đến thế 50, tập 2 từ thế 51 đến thế 108.

ngũ thiên tự (trình bày việt - hán - nôm) (tái bản 2024)

ngũ thiên tự (trình bày việt - hán - nôm) (tái bản 2024)

Ngũ Thiên Tự

Sách do Vũ Văn Kính, Khổng Đức khảo đính và thực hiện dựa trên bản Ngũ Thiên Tự vốn là một bộ sách dành cho người Việt học chữ Hán từ xưa kia, được khắc in bằng chữ Hán và chữ Nôm. Bản in lần này trình bày đối chiếu cả Hán – Nôm – Việt, có thể dùng để học cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.

Năm ngàn chữ trong sách này được soạn thành thể thơ lục bát, dễ đọc dễ nhớ. Ngoài ra, các soạn giả còn thực hiện các phụ lục tra khảo đầy đủ và tiện dụng như một bộ tự điển nhỏ, có thể tra khảo theo vần ABC. Riêng chữ Nôm được tra theo số nét như truyền thống. Đây là bộ sách quý rất tiện dụng cho những ai muốn tự học chữ Hán và chữ Nôm.

Sách Ngũ Thiên Tự có 390 trang chia thành hai phần. Phần nội dung chính trình bày 5.000 chữ Hán-Nôm, có cả âm đọc Hán Việt. Phần phụ lục là các bảng tra cứu, bao gồm bảng tra chữ Hán, tra theo vần ABC của âm Hán Việt; bảng tra chữ Nôm cũng xếp theo vần ABC của âm đọc chữ Nôm. Ngoài ra còn có một bảng tra chữ Nôm xếp theo số nét, giúp người đọc có thể tra tìm những chữ chưa biết bằng cách đếm nét.

Đây không phải một tập sách giáo khoa để học chữ Hán hoặc chữ Nôm theo những chuẩn mực của ngày nay, vì không cung cấp các thông tin liên quan đến phương pháp học hay tự học. Tuy nhiên, ngày xưa nó đã từng là một kiểu giáo trình cho người học chữ Nôm. Nhưng với cách trình bày ngắn gọn và được sắp xếp có phương pháp, đây có thể xem là một bộ từ điển nhỏ vì giúp người dùng có thể tra tìm những chữ chưa biết từ phần phụ lục. Thật ra, phần chính văn với kỹ thuật ấn loát rất tốt cũng có thể giúp người đọc có thể tự học qua phương pháp đối chiếu.

tủ sách huyền môn - tây tạng huyền bí

tủ sách huyền môn - tây tạng huyền bí

Tủ Sách Huyền Môn - Tây Tạng Huyền Bí

Xứ Tây Tạng, với một địa thế núi non hiểm trở, sống cách biệt với thế giới bên ngoài, ít khi đón tiếp những du khách muốn tìm hiểu bí mật của nó. Từ xưa nay, những kẻ tò mò dám mạo hiểm đột nhập vào thủ đô Lhasa vẫn luôn gặp phải vô vàn những khó khăn trở ngại. Ngày nay, dẫu rằng Tây Tạng có khuynh hướng phát triển dần thành một lãnh thổ tân tiến, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ một thái độ dè dặt và khép kín đối với mọi ảnh hưởng du nhập từ bên ngoài.

Hiện nay đã có không ít sách vở nói về Tây Tạng, nhưng thường là các tác phẩm của những tác giả Âu Tây. Riêng cuốn sách Phật giáo này được trình bày như một tác phẩm tự thuật về cuộc đời của một vị Lạt-ma Tây Tạng. Vì thế, có thể xem Tây Tạng Huyền Bí là một tài liệu vô cùng hiếm có cho thấy rõ về sự giáo dục, đào tạo và trưởng thành của một thiếu niên Tây Tạng trong gia đình và trong một tu viện Lạt-ma giáo.

Trong Tây Tạng Huyền Bí , tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng “từ bên trong”, tức là từ một vị thế đặc biệt ẩn giấu mà không một người du khách ngoại quốc nào có thể có được. Bởi thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi quyển sách này đã làm dư luận chú ý ngay khi vừa xuất hiện ở Anh quốc và các nước phương Tây.

Hy vọng quyển sách về tôn giáo này sẽ giúp hé mở nhiều khía cạnh về một vùng đất mà từ trước đến nay vẫn còn khá xa lạ đối với rất nhiều người.

108 thế chiến đấu thiếu lâm chân truyền - tập 1 (tái bản)

108 thế chiến đấu thiếu lâm chân truyền - tập 1 (tái bản)

Thiếu Lãm Tự là cái nôi võ của Trung Quốc qua mấy trăm năm và những tinh hoa võ thuật của Thiếu Lâm Tự vẫn còn dược lưu truyền cho dến ngày nay.

108 Thế Chiến Đấu Thiếu Lâm Chân Truyền là sự kết hợp tinh túy các thế đơn giản nhưng công hiệu. Tùy theo tình huống xảy ra, mỗi một thế có thể dùng để tấn công hoặc phản công hay hóa giải một đòn thế của đối phương. Những thế ấy dược truyền dạy cho những môn sinh chính tông và được coi là những thế cần thiết, cơ bản và hiệu quả nhất mà các môn sinh Thiếu Lâm, dù ở trình độ võ thuật nào, cũng phải thành thạo. Tương truyền mỗi môn sinh Thiếu Lâm muốn được phép hạ sơn đều phải kinh qua kỳ thi sát hạch trình độ, ứng phó được các đòn thế của một trăm lẻ tám mộc nhân.

Theo truyền thống võ thuật Trung Quốc, mỗi một đòn thế đều có tên gọi ẩn dụ hình thể động tác. Trong khi biên soạn, ngoài việc phiên âm Hán - Việt tên gọi mỗi thế, tác giả ghi thêm dịch nghĩa tiếng Việt tên mỗi thế dể dùng cho võ sinh mới nhập môn có thể hiểu được.

Để tiện sử dụng, toàn bộ 108 thế được in ra thành 2 tập: Tập 1 hướng dẫn từ thế 1 đến thế 50, tập 2 từ thế 51 đến thế thế 108.

các tông phái đạo phật

các tông phái đạo phật

Các Tông Phái Đạo Phật

Đạo phật từ khi đức Phật tổ lập giáo cho đến nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm,vốn vẫn là một đạo duy nhất. Song hoàn cảnh xã hội và con người ở khắp trên toàn cầu là khác nhau. Vì trên đường đời, nhân loại tiến hoá chẳng giống nhau. Kẻ thông minh tột bực, người mê thấp tối tăm, chẳng giống nhau; kẻ thong tha làm ăn, người vướng nhiều tình dục; kẻ tự do về trí, người lận đận việc nhà; kẽ đã từng học lý xem kinh, người vừa mới nghe văn tầm sách, có kẻ mới nhập mà thông, lại có người già đời còn dốt...

Bởi thế cho nên các bậc hiền thánh đều tuỳ phương tiện mà độ thế , cứu người. Chính đức Phật tổ từ thuở xưa cũng đã làm như vậy. Tuỳ thuận nơi những người đến nghe trong pháp hội, ngài thuyết dạy giáo pháp phù hợp. Hoặc giảng rộng lý lẽ, hoặc dẫn chuyện tích xưa, hoặc bày ra giới luật. Có khi nói xa, có lúc nói gần, có khi chỉ thẳng, có lúc dùng ẩn dụ...... Ngài dùng đủ cách như thế, cốt yếu cũng chỉ là muốn giúp cho chúng sanh đạt hiệu chân lý. Với hàng đệ tử xuất thân quý tộc nhưng dốc lòng tinh tấn, ngài dạy theo một cách. Với bậc vua quan còn tham đắm lợi danh, ngài lại dạy theo một cách khác. Với hàng gia thương rộng lòng bố thí, ngài dạy theo một cách. Với kẻ trung tín thành tâm, ngài lại dạy theo một cách khác hơn nữa. Cách sử dụng ngôn ngữ của ngài tiến hoá rất tuyệt diệu, phi thường. Trong kinh vẫn thường nói có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, cũng không ngoài ý này.

Muốn dễ hiểu hơn, ta hãy so sánh các tông phái của đạo Phật với những con đường đưa lên núi. Dầu theo con đường nào, lâu hay mâu, khó hay dễ, đi thẳng hay đi vòng, cuối cùng đều lên đến đỉnh cao của ngọn núi. Nghĩa là, dù tu theo tông phái nào mà dốc lòng, tận lực, thì cũng đều có thể đạt đến chỗ giải thoát rốt ráo cả.

Người ta cũng so sánh những tông phái với các thứ hoa. Tuy nhiên nhiều hương thơm, lắp sắc đẹp, đều là mọc lên từ khu vườn đạo Phật. Các tông phái dù khác nhau cũng không ra ngoài đạo Phật. Tông phái nào cũng nhắm đến cảnh giới Niết - bàn, giải thoát. Dù là Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa, nếu là người tu hết lòng chuyên cần thì chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả tốt lành.

mông sơn thí thực khoa nghi

mông sơn thí thực khoa nghi

Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi

Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thang khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn (nay thuộc huyện Danh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên), nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hằng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông.Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Ba đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.

Hiện còn thấy 2 bản bằng chữ Hán in đời Khải Định: một bản tàng trữ ở chùa Báo Quốc (Huế) và một bản có phần diễn Nôm của Hòa thượng Bích Liên (in năm 1922 tại chùa Vĩnh Khánh, Bình Định). Bản thứ hai có nội dung phong phú hơn bản đầu. Bản đầu đã được phiên dịch và phát hành, tuy nhiên vẫn còn đôi chỗ sai sót. Bản sau chưa được phiên âm công bố.

tủ sách huyền môn - xứ phật huyền bí

tủ sách huyền môn - xứ phật huyền bí

Tủ Sách Huyền Môn - Xứ Phật Huyền Bí

Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ. Không phải nó được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả cùng một giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông mô tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi.

Dưới hình thức một truyện tường thuật của một nhân chứng tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và các quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn Độ hiện nay, quyển sách tôn giáo Xứ Phật Huyền Bí có một tầm quan trọng rất lớn vượt qua cả thời gian. Độc giả cũng sẽ có dịp thưởng thức những câu chuyện đầy thú vị về cuộc đời của tu sĩ Yogananda mà bản thân tác giả từng có hân hạnh được gặp ở Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Xứ Phật Huyền Bí là một trong những tập tài liệu đã biểu lộ một cách hoàn toàn nhất tinh thần của người Ấn và phơi bày những kho tàng tâm linh quí báu của xứ Ấn Độ, một tài liệu chưa từng được công bố ở các nước phương Tây và thế giới.

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ