trong phòng chờ với bác sĩ wynn (tái bản)

trong phòng chờ với bác sĩ wynn (tái bản)

Trong Phòng Chờ Với Bác Sĩ Wynn: Giải Mã Bí Mật Sức Khoẻ

**Bạn có thắc mắc về sức khoẻ mà không biết phải tìm thông tin từ đâu?**

**"Nhụy hoa nghệ tây có chữa được ung thư?"**

**"Mình nên uống bao nhiêu nước là đủ?"**

**"Chúng ta có cần bổ sung vitamin?"**

Bạn đã từng nghe rất nhiều lời đồn đoán về sức khoẻ, nhưng bạn không chắc chắn đâu là sự thật? Cuốn sách **"Trong Phòng Chờ Với Bác Sĩ Wynn"** chính là lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn.

Nội dung cuốn sách:

**"Trong Phòng Chờ Với Bác Sĩ Wynn"** là tập hợp những bài viết về kiến thức sức khỏe của Dr Wynn Trần, được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm. Cuốn sách được viết theo phong cách dễ hiểu, ngắn gọn, cô đọng, nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và chuyên nghiệp.

Dr Wynn Trần đã dựa trên những khuyến cáo khoa học, bài nghiên cứu và phương pháp chữa trị mới nhất từ Hoa Kỳ để đưa ra những lời giải đáp cho những thắc mắc phổ biến của bạn đọc. Bên cạnh đó, Dr Wynn Trần còn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và làm đẹp.

Review nội dung sách:

**"Trong Phòng Chờ Với Bác Sĩ Wynn"** là một cuốn sách hữu ích cho mọi người, đặc biệt là những người đang quan tâm đến sức khoẻ của bản thân và gia đình. Cuốn sách giúp bạn:

* **Giải mã những lời đồn đoán về sức khoẻ:** Bạn sẽ biết được những thông tin nào là đúng, những thông tin nào là sai, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt cho sức khoẻ của mình.

* **Nắm vững kiến thức cơ bản về sức khoẻ:** Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về các chỉ số sức khoẻ, chế độ ăn uống, tập luyện, các loại bệnh phổ biến và cách phòng tránh.

* **Biết cách chăm sóc sức khoẻ hiệu quả:** Dr Wynn Trần chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và làm đẹp, giúp bạn tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình.

Mục lục:

**Phần 01: Hóa Giải Lời Đồn**

1. Nhụy hoa nghệ tây có giúp làm trắng da hay chữa ung thư?

2. Sữa có thật sự gây loãng xương?

3. Uống collagen có giúp làm đẹp da?

4. Tiêm tế bào gốc có giúp chữa bệnh khớp gối?

5. Giải độc gan: Những đồn đoán và sự thật

6. Nước điện giải (alkaline, kangen) có tác dụng chữa trị ung thư hay không?

7. Hiểu đúng về điều trị ung thư bằng thực phẩm chức năng, Đông y

8. Sự thật về vaccine Mỹ chữa ung thư?

9. Những hiểu lầm tai hại trong chữa trị ung thư

10. Sự thật về vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

11. Cẩn thận với mạng xã hội và báo chí viết về sức khỏe

**Phần 02: Sức Khoẻ - Dinh Dưỡng - Làm Đẹp**

**- Sức Khoẻ**

1. Các chỉ số sức khỏe quan trọng cần nhớ

2. 50 tuổi nên thường xuyên gặp bác sĩ để “bảo trì” cơ thể

3. Một câu nói quan trọng đầu tiên và 5 câu hỏi khi gặp bác sĩ

4. Nên uống thuốc khi nào?

5. Paracetamol có thể gây ngộ độc

6. Ngủ kiểu nào là tốt nhất?

7. Tập thể dục sao cho đúng?

**- Dinh Dưỡng**

1. Tìm hiểu về sữa đậu nành, sữa bò, sữa hạnh nhân, sữa dừa và sữa gạo

2. Uống cà phê thì sao?

3. Mỡ heo có thật sự tốt cho cơ thể?

4. Có nên uống bổ sung canxi (Calcium Supplement)?

5. Uống dầu cá Omega 3 lợi (và hại) như thế nào?

6. Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch

7. Ai cần vitamin B?

8. Tôi có cần uống thuốc bổ?

**- Làm Đẹp**

1. Làm đẹp cơ bản 101

2. Tiêm xóa nếp nhăn Botox là gì?

3. Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư?

**Phần 03: Kiến Thức Về Các Loại Bệnh Và Lời Khuyên Của Bác Sĩ Wynn**

1. Cúm 2019 – Chữa cách nào cho hiệu quả

2. Nguyên nhân và cách xử lý khi bị chóng mặt

3. Dùng thuốc gì khi bị cảm, sốt?

4. Có nên uống thuốc ngủ?

5. Khổ vì tóc rụng, tóc bạc

6. Rụng tóc ở phụ nữ

7. Chứng ngứa ngáy có thể không đơn giản như bạn nghĩ

8. Kem trị ngứa Corticosteroid và kem trộn

9. Chữa trị mụn thịt như thế nào?

10. Trị mụn bằng thuốc ngừa thai

11. Uống thuốc trị mụn bừa bãi có thể gây quái thai

12. Khi nào nên mổ thay khớp gối

13. Đau lưng có cần phải phẫu thuật?

14. Cấp cứu bệnh động kinh – không đưa tay vào miệng

15. Ngáy và các dấu hiệu nguy hiểm

16. Sạn thận chữa trị thế nào?

17. 11 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch, phổi và thận

18. Chữa trị tổn thương cột sống

19. Chữa trị ung thư: Không chỉ dùng thuốc

20. Mắc bệnh ung thư ăn uống như thế nào?

Thông tin tác giả:

**BS Trần Huỳnh (Huynh Wynn Tran) hiện là:**

* Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ

* Assistant Professor of Pharmacy Viện đại học Western University tại Pomona, California, Hoa Kỳ

* BS chuyên khoa cơ xương khớp và da liễu tại Trung Tâm Y Khoa Wynn Medical Center, Los Angeles, California, Hoa Kỳ

* BS tư vấn tại bệnh viện Methodist Hospital of Southern California, Arcadia, California, Hoa Kỳ

* Sáng lập và điều hành tổ chức y khoa phi lợi nhuận VietMD.net

* Sáng lập và điều hành Wynn Medical Center và Phòng khám thẩm mỹ Laser Dr. Hera Skin Rejuvenation and Wellness Center

màu nhạt nắng

màu nhạt nắng

<p>Màu Nhạt Nắng</p>

<p>Sau sự thành công với ba cuốn sách kể từ tháng 10/2019 gồm “Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ”, “Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn” và “Chuyện ICU – Khi thiên thần nhiễm bệnh”, Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần (Dr Wynn Tran) tiếp tục cho ra mắt quyển sách thứ tư mang tựa đề “Màu nhạt nắng”.</p>

<p>“Màu nhạt nắng” là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn kể về tuổi thơ giản dị, mộc mạc của vùng đất nơi mà tác giả đã sinh ra và lớn lên – quê nhà Bạc Liêu. Bằng ngòi bút chân thành, hài hước, câu văn đơn giản súc tích nhưng mang nhiều tình cảm, Bác sĩ Wynn đã kể về Bạc Liêu có ấp Cái Dầy, có bầy cá lia thia đồng mỗi chiều đi bắt cùng chúng bạn, có chiếc cần xé bánh mì rao bên lề đường buổi tối. Bao câu chuyện đầy ắp kỷ niệm trong suốt nhiều năm tháng lớn lên tại Việt Nam hiện lên sinh động trên trang sách chính là hành trang lớn nhất mà Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần mang theo đến Mỹ, để rồi hôm nay khi đã thành công ở một đất nước khác, anh vẫn kể về mảng màu tươi đẹp ấy một cách đầy say mê.&nbsp;</p>

<p>Tạm gác lại những bộn bề cuộc sống, mời quý vị bạn đọc theo chân tác giả đi từ quê nhà Bạc Liêu đến California để như thấy cả tuổi thơ của mình hiện lên qua cuốn sách: “Màu nhạt nắng”.</p>

<p>Giới thiệu tác giả:</p>

<p>Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần là người Mỹ gốc Việt, hiện đang sống và làm việc tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Ngoài công việc khám chữa bệnh, nghiên cứu và giảng dạy Y khoa, Bác sĩ Huỳnh cũng yêu thích viết lách và vẽ (anh từng là Kiến trúc sư tại Việt Nam).</p>

<p>Ngoài ra, để chia sẻ kiến thức sức khỏe đến với mọi người, anh thường có các buổi nói chuyện trực tiếp tại Chùa hoặc trên Youtube.</p>

<p>Sách đã xuất bản của tác giả Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần gồm:</p>

<p>1/ Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ - tháng 10/2019</p>

<p>2/ Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn – tháng 12/2020</p>

<p>3/ Chuyện ICU – Khi thiên thần nhiễm bệnh – tháng 12/2020</p>

<p>Trích đoạn sách “Màu nhạt nắng”</p>

<p>Vạn Thọ buổi sáng</p>

<p>- Quỳnh ơi, Quỳnh ơi!</p>

<p>Năm giờ sáng, con hẻm vắng tanh, bỗng đâu có tiếng gọi vang lên. Lúc đầu chỉ là tiếng thì thầm, về sau to dần to dần, phá tan sự tĩnh lặng lạnh lẽo ban sương của xóm nhỏ. Chợt có tiếng chó sủa ăng ẳng. Tiếng gọi im bặt, và mọi thứ trở lại yên ắng.</p>

<p>- Quỳnh ơi Quỳnh!</p>

<p>Tiếng gọi lại tiếp tục sau khi chó đã ngưng sủa. Má tôi thò đầu vào giường, lay lay vai tôi dậy:</p>

<p>- Bạn con đến rủ chạy bộ kìa, dậy đi</p>

<p>Tôi ú ớ nhỏm dậy, nhớ ra sáng nay có hẹn chạy bộ với thằng Hào trong sân đá banh.</p>

<p>Nhà tôi dọn về thị xã được mấy năm. Tôi đã quen dần với cuộc sống mới, có nhiều nhóm bạn khác nhau, bạn ở trường học, bạn hàng xóm, bạn nuôi cá vàng, và bạn chơi đá banh. Chọn bạn đá banh dễ lắm, chẳng cần nói chuyện nhiều, không cần cùng chí hướng tương lai, không cần kề vai bá cổ, chỉ cần hiểu ý, chuyền đúng banh là trở thành bạn tốt. Tôi và Hào cũng vậy, là bạn đá banh, hai thằng hiểu ý nhau, thường chuyền banh cho nhau, nhưng tôi toàn sút ra ngoài.</p>

<p>Hào hơi thấp nhưng rắn chắc. Trong sân, Hào hay cột chiếc áo sơ mi màu cháo lòng của mình vào hông, để lưng trần chạy dưới cái nắng chói chang. Lúc tôi mới vào, không bên nào nhận vì sau vài lần xem giò và cách tôi đá banh, ai cũng ngao ngán. Lí do đơn giản là tôi tuy cao, nhưng xử lí banh vụng về. Mỗi lần nhận banh là làm trái banh văng ra cả thước. Hậu vệ đối phương chỉ việc nhẹ nhàng lấy banh từ tôi mà không cần lăn xả. Thêm nữa, tôi hay rê dắt banh vòng vòng, thường là trong phần sân của mình cho chắc ăn để không bị mất bóng. Sau vài lần đá như vậy, tôi thường phải đứng nhìn vì ít ai cho vào chơi.</p>

<p>Hào thì khác. Hào gọi tôi vào sân, cho đá ở vị trí tiền đạo cắm, thường gọi là “ăn cắp trứng gà”. Nghĩa là tôi sẽ đứng hẳn phần sân bên kia để đợi banh, khi nào có cơ hội chỉ việc giành lấy banh và sút. Hào nói tôi cao nên chắc chạy nhanh. Hào chỉ đúng một nửa, tôi cao, nhưng tôi không chạy nhanh!</p>

<p>….</p>

<p>Hai cô gái cá</p>

<p>Từ lúc nhà tôi chuyển xuống Bạc Liêu, tôi bắt đầu nuôi cá lia thia. Sau khi dọn từ nhà trọ qua nhà mới, tôi vẫn tiếp tục nuôi loại cá này. Ngắm cá lia thia xong, tôi đưa mắt nhìn một bầy cá đủ sắc vàng, đen, trắng, trên đầu có chút thịt hơi u ra, đang há miệng ngáp ngáp, dáng bơi chầm chậm, lắc lư thân hình vừa ngắn vừa tròn với cái đuôi nhiều nhánh.</p>

<p>Nhìn đàn cá bơi lung tung chạy theo đám lăng quăng, tôi bỗng thấy loại cá này đẹp quá, còn đẹp hơn cả cá lia thia nhiều màu. Đó là cá tàu, loài cá mà sau này tôi nuôi nhiều nhất. Tôi móc bóp lấy hết tiền mua hai con cá tàu đầu lân trắng đỏ loại Hạc Đỉnh Hồng xong mới chợt nhớ là chưa ăn sáng. Thường buổi sáng má tôi sẽ cho tiền ăn sáng trước khi đi làm. Nhìn hai con cá tàu màu trắng đỏ đẹp quá, tôi quên mất cơn đói, nhanh chóng còng lưng đạp xe về nhà. Trên đường về, tay trái tôi cầm bịch cá, tay phải lái xe, không lo bị té mà, chỉ lo bịch cá rớt xuống đất.</p>

<p>Tôi kiếm được cái khạp nhỏ không xài nữa của ba, rửa sạch, sau đó mở nắp đổ nước và thêm vài cọng rong vào làm “nhà” cho cá. Ngắm hai con cá tàu đầu lân lắc lư bơi tới bơi lui, tôi quên cả ăn uống. Buổi trưa, tôi mở vở học bài, sau đó lên lầu trải chiếu đánh một giấc. Đến chiều, tôi háo hức chạy xuống lầu để coi cá, thì hỡi ôi, hai con cá yêu quý mới mua hồi sáng đã nổi lật ngược bụng chết queo!</p>

<p>…</p>

chuyện icu - lá gan hạnh phúc

chuyện icu - lá gan hạnh phúc

<p>Chuyện ICU - Lá Gan Hạnh Phúc</p>

<p>Quyển sách "Chuyện ICU - Lá gan hạnh phúc" là tập truyện ngắn được Bác sĩ Wynn viết về những tháng ngày làm việc tại khoa ICU khi chứng kiến nhiều cái chết, nhiều sự ra đi đầy nuối tiếc. Mời quý vị cùng trải nghiệm những cung bậc của sức chịu đựng, sự đau đớn, lòng vị tha, sự tử tế và tình yêu.</p>

<p>ICU (Intensive Care Unit, Khoa chăm sóc đặc biệt) bao gồm các bệnh nặng nhất, nguy hiểm nhất đến tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, nhiễm trùng toàn thân hay suy hô hô hấp cấp tính.</p>

<p>Đây là nơi có tỉ lệ tử vong cao nhất bệnh viện. Tất cả bệnh nhân vào ICU chỉ có hai hướng: lên các tầng trên khi bệnh đã thuyên giảm hoặc đi xuống nhà xác tầng hầm. Trung bình, mười bệnh nhân vào ICU, ba người sẽ theo thang máy xuống dưới</p>

<p>---</p>

<p>Một số trích đoạn:</p>

<p>Em lấy vợ được không bác sĩ?</p>

<p>Lần đầu gặp Tommy, tôi hỏi: “Hôm nay anh đến đây khám gì vậy?”.</p>

<p>“Dạ, thưa bác sĩ, em muốn khám xem em có lấy vợ được không?”</p>

<p>Tôi nhíu mày, kéo ghế lại gần Tommy hơn. Anh chàng hơi lùn, dáng người phốp pháp, mặc chiếc áo thun màu đỏ, quần soọc, mang giày thể thao. Anh có gương mặt to tròn, da hơi căng bóng, đôi mắt nhỏ nhíu lại như luôn muốn cười, miệng hơi há ra. Tommy cũng bắt chước tôi, kéo ghế lẹt xẹt trên nền nhà, nhích đến gần tôi hơn.</p>

<p>“Anh Tommy, anh làm ơn nói rõ hơn chút cho tôi biết, tôi chưa hiểu lắm ý của anh?”</p>

<p>“Dạ, em khó nói quá bác sĩ à. Em quê lắm”, Tommy lí nhí.</p>

<p>“Tôi là bác sĩ, tất cả những gì anh nói đều được bảo mật. Anh yên tâm nhé.</p>

<p>“Vâng…”</p>

<p>“Có gì thì anh cứ nói đi”, tôi ân cần nhìn vào mắt Tommy.</p>

<p>Anh chợt cúi mặt, lầm bầm nói: “Người ta nói em bị khùng. Em sẽ không lấy vợ được.”</p>

<p>Tôi thở phì ra…</p>

<p>“Vì sao họ nói vậy? Anh nói tôi nghe với.”</p>

<p>“Họ nói em bị Down gì đó. Em đã bốn mươi lăm tuổi rồi mà chưa có vợ.”</p>

<p>“Thế anh có muốn lấy vợ không?”</p>

<p>“Có chứ bác sĩ, em có thích cô kia…”, mắt Tommy sáng lên.</p>

<p>“Mà cổ ở tận bên Việt Nam, để em cho bác sĩ xem hình nhé.” Tommy lấy điện thoại ra, bật lên khoe hình cô gái với tôi.</p>

<p>Tôi gật gù hỏi tiếp: “Anh Tommy, anh có nghĩ là mình bị khùng không?”</p>

<p>“Dạ, em không biết, nên em mới đến đây gặp bác sĩ để hỏi.”</p>

<p>“Ý là anh đến đây để hỏi tôi xem anh có bị khùng không à?”</p>

<p>“Đúng rồi bác sĩ"</p>

từ kiến trúc sư thành bác sĩ tại hoa kỳ - dám chọn lựa, dám thành công (tái bản 2023)

từ kiến trúc sư thành bác sĩ tại hoa kỳ - dám chọn lựa, dám thành công (tái bản 2023)

<p>Từ Kiến Trúc Sư Thành Bác Sĩ Tại Hoa Kỳ - Dám Chọn Lựa, Dám Thành Công</p>

<p>Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ là quyển sách kể về hành trình cậu sinh viên chuyên Toán trường THPT Chuyên Bạc Liêu theo học Kiến trúc tại Việt Nam và tại Mỹ, đến khi quyết định từ bỏ Kiến trúc để theo đuổi con đường Y khoa – ngành học được xem là khó nhất và tốt nhất tại Mỹ. Và sau chục năm học hành miệt mài, đến nay đã trở thành một Bác sĩ ít nhiều có tiếng tăm trong cộng đồng.</p>

<p>Những chia sẻ từ góc nhìn của người trong cuộc sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu được quá trình thực tế cũng như những khó khăn, nỗi niềm vui buồn trong nghề. Qua đó, hy vọng sẽ tiếp thêm động lực trên hành trình theo đuổi nghề nghiệp cho bạn. Dám lựa chọn, hết mình vì lựa chọn của bản thân, thành công sẽ đến.</p>

<p>+TRÍCH ĐOẠN:</p>

<p>“Sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn về nghề nghiệp trong cuộc đời, nhất là trước ngã rẽ chuyển đổi qua một nghề mới hoàn toàn xa lạ. Tôi mong cuốn sách này sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh để quyết định. Hãy đi theo đam mê của mình. Vì nếu bạn dám chọn lựa, bạn sẽ dám thành công.”</p>

<p>“Chỉ một thời gian ngắn, tôi nắm bệnh sử của bệnh nhân tốt hơn và không còn cảm giác lo sợ điều dưỡng nữa. Thậm chí, tôi còn giải thích cho điều dưỡng hiểu về một số bệnh lý cơ bản. Cuối mỗi tháng thực tập, tôi đều mua bánh Donut và cà phê tặng mọi người, chúng tôi chúc nhau cùng làm tốt công việc. Sau này, tôi nhận được thư khen ngợi của các điều dưỡng. Có người còn đưa tên tôi vào danh sách ứng viên hoa hướng dương của bệnh viện (dành cho những bác sĩ đối xử tốt với bệnh nhân và điều dưỡng).</p>

<p>Nhờ cách ứng xử này, tôi được các điều dưỡng, sinh viên, bác sĩ nội trú, và giảng viên bình chọn giải thưởng “bác sĩ nội trú giảng dạy tốt nhất” trong lúc làm bác sĩ nội trú chuyên khoa nội tổng quát. Tôi kể câu chuyện năm xưa cho em sinh viên nghe.</p>

<p>Nghe xong, em im lặng một lúc, rồi nhìn vào mắt tôi:</p>

<p>– Cảm ơn thầy. Em sẽ làm giống như vậy.</p>

<p>Tôi bước ra khỏi phòng, thấy vui vui trong lòng khi vừa mở thêm một cánh cửa cho một bác sĩ tương lai.</p>

<p>Cứ mỗi bạn sinh viên Y vào được nội trú, mỗi bài học có ích tôi dạy sinh viên, hay mỗi bài báo nhóm của tôi được đăng là tôi có thêm một niềm vui nho nhỏ.</p>

<p>Và cứ thế, tôi trở thành ông đồ, mỗi ngày đưa đò cho các em qua sông, thẳng tiến trên con đường Y khoa nhiều sóng gió bập bềnh khúc khuỷu. Tôi mong sau này, các em sẽ còn bay cao và bay xa hơn tôi.”</p>

trong phòng chờ với bác sĩ wynn - tập 2

trong phòng chờ với bác sĩ wynn - tập 2

<p>Trong Phòng Chờ Với Bác Sĩ Wynn - Tập 2</p>

<p>Thực hư về "thuốc bổ não"</p>

<p>Nước tiểu màu gì là tốt?</p>

<p>Kem retinol?</p>

<p>Tôi có nên uống thuốc bổ?</p>

<p>Cùng nhiều chủ đề sức khỏe khác mà quý vị độc giả đang quan tâm.</p>

<p>Sau khi quyển sách "Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn" tập 1 được đón nhận, Bác sĩ Wynn tiếp tục cho ra mắt "Trong phòng chờ với Bác sĩ Wynn" tập 2 với nhiều bài viết bổ sung về kiến thức y học thường thức, giúp quý vị độc giả có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Với sức khỏe, đừng nghe tin đồn, hãy nghe bác sĩ và kiến thức y khoa.</p>

<p>MỤC LỤC:</p>

<p>PHẦN 1: SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG - LÀM ĐẸP</p>

<p>SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG</p>

<p>1. Chăm sóc vết thương: không dùng oxy già (Hydrogen Peroxide)

2. Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà

3. Nước tiểu màu gì là tốt

4. Siêu âm trong chẩn đoán y khoa và chữa bệnh khớp

5. Thải độc bằng cà phê: nguy hiểm và không có bằng chứng khoa học

6. Thuốc bổ não

7. Thuốc bổ thận

8. Tiểu đêm và tiểu nhiều lần

9. Tôi có cần uống thực phẩm chức năng

10. Vitamin A (Retinol, axit retinoic)

11. Vitamin E.

12. Mười loại thuốc nên có sẵn trong nhà

13. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu</p>

<p>LÀM ĐẸP</p>

<p>1. Ăn gì bổ da

2. Cách chữa sẹo (thẹo)

3. Kéo dài lông mi

4. Làm sao để triệt lông vĩnh viễn

5. Retinol: loại kem mỗi người đều nên có</p>

<p>PHẦN 2: KIẾN THỨC VỀ CÁC LOẠI BỆNH</p>

<p>1. Bạch biến (Vitiligo)

2. Bão cytokine và bradykinin

3. Bệnh cường giáp (Hyperthyroidism)

4. Bệnh suy giáp (Hypothyroidism)

5. Bệnh thiếu máu (Anemia)

6. Bệnh tự miễn

7. Chóng mặt

8. Đau chân

9. Đau khớp háng

10. Đau lưng, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

11. Đau vai

12. Gan nhiễm mỡ

13. Giời leo (Shingles)

14. Bệnh hen suyễn (Asthma)

15. Hở van tim

16. Hội chứng tiền mãn kinh

17. Lạnh tay, chân

18. Bệnh lupus ban đỏ (Systemic lupus erythematorus)

19. Mụn cóc

20. Mụn mọc ngược (Inversa acne - Hidradenitis suppurativa)

21. Ngón tay bị kẹt (ngón tay cò súng) - trigger finger

22. Phì đại tiền liệt tuyến

23. Bệnh sưng phù chân

24. Tụt huyết áp: Chỉ số quan trọng không nên xem thường

25. Ung thư có những dấu hiệu nào?

26. Vẹo cột sống (Scoliosis)

27. Viêm gan C (Hepatitis C)

28. Viêm gan siêu vi B (HBV) - Kẻ giết người thầm lặng

29. Bệnh viêm loét bao tử do H. Pylori

30. Viêm thấp khớp (RA) có thể chữa dứt hẳn?</p>

    Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

    Liên Hệ