xuân thu nhã tập

xuân thu nhã tập

<p>Bước sang những năm 40 của thế kỷ XX, khi Phong trào Thơ Mới rơi vào bế tắc, khủng hoảng thì đúng lúc này, nhóm Xuân Thu xuất hiện như một sự tiếp nối mang tính tất yếu của nghệ thuật. Nhóm là sự tập hợp của đủ thể loại văn, thơ, nhạc, họa với những tên tuổi khá rạng rỡ như: Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ.</p>

<p>Theo cổ tự, tên gọi Xuân Thu được hiểu theo nghĩa là: “cỏ hoa nẩy nở dưới ánh mặt trời, và bông lúa chín và Một biểu tượng đương nhiên, cái nhịp của cuộc sống vô cùng. Sắc xuân và hương thu. Hai mùa quá độ, uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ Hai mùa thực hiện Đẹp và Thơ. Hai mùa rung động cảm thông Người với Đất Trời, Trời Đất và Người”

Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1942-1945) nhưng nhóm Xuân Thu, với tinh thần tiên phong cùng ý thức cách tân táo bạo, đã mang tới cho nền thi ca hiện đại Việt Nam nhiều tác phẩm có phong cách nghệ thuật độc đáo, đề cao Trí thức - Sáng tạo - Đạo đức.</p>

<p>Để tìm hiểu sâu hơn về những giá trị mà nhóm Xuân Thu mang lại, MaiHaBooks hân hạnh được giới thiệu đến bạn đọc ấn phẩm Xuân thu nhã tập, được tái bản từ bản in năm 1942</p>

tuyển tập tranh ảnh lịch sử đông dương thuộc pháp

tuyển tập tranh ảnh lịch sử đông dương thuộc pháp

<p>Tuyển Tập Tranh Ảnh Lịch Sử Đông Dương Thuộc Pháp</p>

<p>Từ trước khi phương Tây đặt chân tới vùng đất Viễn Đông, Việt Nam nói riêng hay Đông Dương nói chung giống như những viên ngọc đang che giấu đi vẻ đẹp của chính mình. Bằng chứng là trước đó, không có nhiều các tư liệu phương Tây về những vùng đất phía Đông của thế giới.</p>

<p>Khi Pháp tiến hành khai phá và khai thác thuộc địa, Đông Dương nằm trong một hệ thống thuộc địa rộng lớn của Pháp, và nó rộng lớn đến nỗi chỉ sau các vùng đất thuộc đế quốc Anh. Từ Algeria, Maroc, Madagascar, Tây Phi và châu Phi xích đạo, các thuộc địa cũ ở châu Mỹ và Ấn Độ đều đã chịu ảnh hưởng của Pháp khá nhiều. Tuy nhiên, Đông Dương lại là một trường hợp đặc biệt, Đông Dương có những dấu ấn riêng có, khiến cho những nhà tư bản kia khao khát chiếm hữu.</p>

<p>Với sự phối hợp và trợ giúp từ nhiều tổ chức, cá nhân từ Pháp cho tới Việt Nam, cuộc Triển Lãm thuộc địa đã được tổ chức với những công trình lung linh dựng tạm trong công viên Vincennes. Và cả những tranh ảnh, những tấm hình ghi lại ký ức về Đông Dương cũng đã được trưng bày. Đặt ra một miền hồi tưởng cho những ai chiêm ngưỡng.</p>

<p>Cuốn sách “Tuyển tập tranh ảnh lịch sử Đông Dương thuộc Pháp” là ấn phẩm cho ta thấy một thời kỳ lịch sử đầy hấp dẫn ấy. Người Pháp đến Đông Dương với tất cả nguồn lực của họ, trên danh nghĩa “khai hóa văn minh”, những con người ấy đã làm những gì, họ là những ai, Đông Dương đã thay đổi ra sao? Nội dung và những tấm hình tư liệu quý giá trong ấn phẩm này sẽ là câu trả lời mà bạn muốn tìm kiếm. Ấn phẩm được in trên chất liệu giấy HC100, đem tới những hình ảnh rõ nét nhất phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu văn hóa lịch sử của bạn đọc.</p>

<p>“Những bản đồ cũ, sách vở, tranh ảnh chân dung, tranh khắc, tranh dân gian, bản thủ bút, đã cố gắng làm sống lại quá khứ của nước Pháp tại châu Á”</p>

lịch triều tạp kỷ - tập 1

lịch triều tạp kỷ - tập 1

<p>Lịch sử trung đại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là mảng đề tài không mới, đã được giới sử học tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Trong điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, vấn đề này, cho đến nay, vẫn còn nguyên tính thời sự. Việc nhìn nhận lại từng sự kiện trong bối cảnh Nam - Bắc phân tranh, vua Lê - chúa Trịnh cùng nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài, cũng như về nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu, các nhận thức khoa học về vấn đề quen thuộc nhưng phức tạp này, xét thấy là rất cần thiết.</p>

<p>Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Sử học tái bản bộ sách&nbsp;Lịch triều tạp kỷ&nbsp;do Ngô Cao Lãng cùng Xiển Trai biên soạn và bổ sung. Đến tận ngày hôm nay, bộ sách vẫn giữ vẹn nguyên giá trị của một bộ tư sử được ghi chép cẩn thận, nghiêm túc và công phu, tiếp nối cho kho Việt sử tục biên nằm trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Không chỉ có những giá trị sâu sắc về mặt lịch sử,&nbsp;Lịch triều tạp kỷ&nbsp;còn là một nguồn tư liệu quý giá về khía cạnh văn học, bổ sung thêm những hiểu biết về văn học trung đại Việt Nam thông qua những mô tả chi tiết về nghệ thuật xướng họa thơ ca cung đình đặc sắc cùng sự chuộng Nôm, sành Nôm của các chúa Trịnh để đề cao vai trò của chữ Nôm trong xã hội đương thời.</p>

<p>Có điểm lưu ý là, công trình đã được tiến hành biên dịch từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, nên nhiều địa danh và địa bàn nghiên cứu được đề cập đến nay sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính đã đổi khác. Việc khảo sát để xác minh các địa danh này là việc làm rất phức tạp mà chúng tôi chưa thực hiện được…. Do vậy, chúng tôi xin được giữ nguyên những địa danh của lần xuất bản trước. Một điều đặc biệt trong lần tái bản này, đó là, cùng với bản dịch tác phẩm, chúng tôi in kèm theo nguyên bản chữ Hán. Đây là sự khác biệt so với các lần xuất bản trước đây.

Quá trình xuất bản bộ sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ và ý kiến đóng góp của độc giả để hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau.</p>

ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực đông á nửa cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx

ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực đông á nửa cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx

<p>Ý Thức Về Chủ Quyền Và Lợi Ích Quốc Gia Của Một Số Nhà Cải Cách Ở Khu vực Đông Á Nửa Cuối Thế Kỷ XIX - Đầu Thế Kỷ XX</p>

<p>Cuốn sách với tên gọi khá dài:&nbsp;“Ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”&nbsp;là công trình được xuất bản trên cơ sở hiệu chỉnh và phát triển từ Luận án Tiến sĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng với chủ đề chính bàn về vấn đề quyền lợi quốc gia trong tư tưởng của một số nhà cải cách Đông Á thời cận đại là&nbsp;Fukuzawa Yukichi&nbsp;(Nhật Bản),&nbsp;Mongkut&nbsp;(Siam - Thái Lan),&nbsp;Lý Hồng Chương&nbsp;(Trung Quốc)&nbsp;và&nbsp;Nguyễn Trường Tộ&nbsp;(Việt Nam).

Vấn đề chủ quyền và lợi ích quốc gia luôn là đề tài được giới nghiên cứu sử học quan tâm. Từ cuối thế kỷ XIX đến suốt thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi và quyết liệt, từ đó đặt ra nhiều suy nghĩ về mặt lý luận cũng như thực tiễn.</p>

<p>Ở cuốn sách này, học giả trẻ Nguyễn Tiến Dũng đã rất mạnh dạn khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên một hệ thống lý thuyết liên ngành lịch sử, chính trị và quan hệ quốc tế. Học giả Nguyễn Tiến Dũng, trên tinh thần đổi mới, khai phóng, đã trình bày vấn đề với một tư duy khoa học, lập luận logic, văn phong mạch lạc nhưng vẫn gần gũi, giản dị và chân thực.</p>

<p>Trong lời đề tựa cuốn sách,&nbsp;PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Thừa Hỷ&nbsp;đã viết:&nbsp;“Tác giả là TS. Nguyễn Tiến Dũng, một nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu trẻ, năng động nghiêm túc, có tinh thần khai phóng đổi mới, phong cách tư duy hiện đại. Ở Việt Nam ngày nay, những người ở tuổi 35 như tác giả, đều được (bị) coi là trẻ! Trong khi trên thế giới cũng như ở Việt Nam trước đây, đã có nhiều gương mặt chính trị và văn hóa nổi tiếng ở độ tuổi 30. Bản thân Nguyễn Trường Tộ khi viết điều trần gửi vua cũng chỉ mới 33 tuổi.”</p>

đồn điền của người pháp ở bắc kỳ từ 1884 đến 1918

đồn điền của người pháp ở bắc kỳ từ 1884 đến 1918

<p>Trong nửa sau của thế kỷ XIX, một hiện tượng mới đã xuất hiện trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam nói chung, của Bắc Kỳ nói riêng. Đó chính là hệ thống đồn điền do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỷ XIX, tồn tại cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa ở đây. Công trình “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1884 – 1918” của PGS.TS.NCVCC Tạ Thị Thúy nghiên cứu về hiện tượng mới lạ này.</p>

<p>Với gần 500 trang in, tác giả đã sử dụng một khối lượng lớn tài liệu lịch sử khai thác được từ Lưu trữ Quốc gia Hà Nội và Lưu trữ Hải ngoại Pháp ở Aix-en Provence để trình bày rõ những chủ trương, chính sách của thực dân Pháp trong công việc phát triển đồn điền ở Bắc Kỳ tạo nên cơ sở pháp lý cho việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân và thành lập các đồn điền. Từ đó, đã xuất hiện một hình thái chiếm hữu xa lạ với các hình thức sở hữu cổ truyền Việt Nam - một hình thức bóc lột tồi tệ hơn.</p>

<p>Để cung cấp thêm cho quý độc giả những khía cạnh khác về một xã hội Bắc Kỳ với nhiều những thay đổi và biến động trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, MaiHaBooks trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1884 – 1918”.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ