boxset lịch sử việt nam bằng tranh - bản màu - bìa cứng (hộp 8 cuốn)

boxset lịch sử việt nam bằng tranh - bản màu - bìa cứng (hộp 8 cuốn)

<p>Boxset Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Bản Màu - Bìa Cứng (Hộp 8 Cuốn)</p>

<p>Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.</p>

<p>Dự án Lịch sử Việt Nam bằng tranh được Nhà xuất bản Trẻ triển khai từ năm 1997 do nhà nghiên cứu Tràn Bạch Đằng làm chủ biên, quy tụ một đội ngũ các nhà sử học uy tín và các họa sĩ tài hoa của Đại Học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Với bộ sách này, lịch sử Việt Nam được chuyển tải thông qua những câu chuyện hấp dẫn và những bức tranh đẹp. Các tác giả và họa sĩ đã cố gắng phản ánh bối cảnh và những chi tiết lịch sử từ trang phục, vật dụng, kiến trúc…với sự chính xác cao nhất. Đến nay bộ sách đã ra được 53 tập.</p>

<p>Trong lần thực hiện phiên bản màu đầu tiên này, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu đến Quý vị 8 cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tranh phiên bản màu – bìa cứng với ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.</p><p>1. Boxset Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Bản Màu - Bìa Cứng (Hộp 8 Cuốn)</p><p>2. Phí Bảo Quản Hàng Hoá</p>

lịch sử việt nam bằng tranh 02: huyền sử đời hùng: con rồng cháu tiên - thánh gióng (tái bản)

lịch sử việt nam bằng tranh 02: huyền sử đời hùng: con rồng cháu tiên - thánh gióng (tái bản)

Khám phá Huyền Sử Việt Nam: Những Câu Chuyện Từ Thưở Hồng Hoang

Lời mở đầu: Từ khảo cổ đến huyền sử

Tập 1 của bộ sách đã đưa bạn đọc ngược dòng lịch sử, khám phá nền văn hóa của người Việt cổ qua những dấu tích khảo cổ từ sơ kỳ thời đại đồ đá đến sơ kỳ thời đại đồ sắt. Tập 2, tiếp nối hành trình ấy, đưa bạn đọc đến với những câu chuyện truyền miệng - những sản phẩm tinh thần độc đáo được lưu giữ qua bao thế hệ, phản ánh suy nghĩ, khái niệm và ước mơ của người xưa về vũ trụ, muôn vật và con người.

Những huyền sử đời Hùng: Góc nhìn về lịch sử và văn hóa

Tập 2 tập trung vào hai huyền sử đời Hùng: Con Rồng cháu Tiên và Thánh Gióng. Qua những câu chuyện huyền thoại này, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng trí tưởng tượng phong phú của cha ông, mà còn hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của người Việt cổ.

Con Rồng cháu Tiên là câu chuyện khai thiên lập địa, giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Huyền sử này đã trở thành biểu tượng cho ý thức dân tộc, thể hiện niềm tự hào về nguồn cội của người Việt.

Thánh Gióng là câu chuyện về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, cầm roi đánh giặc đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và lòng dũng cảm của người Việt.

Giá trị của những câu chuyện huyền sử

Những huyền sử đời Hùng không chỉ là những câu chuyện giải trí, mà còn là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của dân tộc. Qua những câu chuyện này, chúng ta thấy được sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và lòng yêu nước của cha ông.

Tập 2 của bộ sách là hành trình khám phá những câu chuyện huyền thoại của dân tộc, góp phần vun đắp tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và hiểu rõ hơn về nguồn gốc, văn hóa của người Việt Nam.

lịch sử việt nam bằng tranh 11 - ngô quyền đại phá quân nam hán (tái bản)

lịch sử việt nam bằng tranh 11 - ngô quyền đại phá quân nam hán (tái bản)

Lý Thái Tông - Minh quân của nhà Lý

Lý Thái Tổ là người sáng lập ra nhà Lý, đặt nền móng cho một triều đại thịnh vượng. Tuy nhiên, chính Lý Thái Tông - vị vua kế vị - mới là người đưa đất nước đến đỉnh cao của sự phát triển.

Vị vua tài năng và đức độ

Lý Thái Tông kế vị ngôi báu năm 1028, khi đất nước còn non trẻ, chưa ổn định. Với tài năng và đức độ phi thường, ông đã thực hiện nhiều chính sách sáng suốt, giúp cho đất nước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực:

Xây dựng nền chính trị vững mạnh: Ông củng cố bộ máy nhà nước, đưa ra nhiều chính sách thống nhất đất nước, ổn định biên cương, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Phát triển kinh tế thịnh vượng: Ông thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất, phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Văn hóa - giáo dục hưng thịnh: Ông đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nhiều trường học, khuyến khích việc học hành, nâng cao dân trí.

Minh quân trong lòng dân

Trong suốt 27 năm trị vì, Lý Thái Tông luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu. Ông được xem là một minh quân, được dân chúng tôn kính và tiếc thương khi ông băng hà năm 1054.

Review sách

Cuốn sách không chỉ là một tác phẩm lịch sử giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Thái Tông. Nó còn giúp người đọc hiểu rõ hơn những thành tựu của nhà Lý trong thời kỳ ông cai trị, đồng thời cung cấp những bài học quý giá về lãnh đạo và quản lý đất nước.

Với lời văn chất lượng, ngữ điệu chuyên nghiệp, cuốn sách là một tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến lịch sử nước ta và mong muốn tìm hiểu về những vị vua đã góp phần xây dựng nền tảng cho quốc gia thịnh vượng hiện nay.

lịch sử việt nam bằng tranh: trần hưng đạo (bản màu)

lịch sử việt nam bằng tranh: trần hưng đạo (bản màu)

<p>Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt.

-------------------</p>

<p>Vó ngựa xâm lược và mộng bành trướng của giặc Nguyên Mông đã đặt Đại Việt trước thử thách tồn vong. Nhưng chính trong bối cảnh cam go ấy, lòng yêu nước của hoàng tộc, quan lại và nhân dân Đại Việt của được dịp phát huy. Bên cảnh những kẻ sinh lòng phản trắc, Đại Việt bấy giờ không thiếu những tấm lòng ưu quân ái quốc, mà nổi bật nhất chính là vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo.</p>

<p>Vì nước nhà gạt bỏ thù riêng, vì đại sự gạt đi hiềm khích, biêt dùng người tài không màng chuyện cũ, khó tiền cử người tài chẳng màng xuất thân..., bên cạnh tài cầm quân thao lược làm nên một Hưng Đạo vương văn võ song toàn, toàn tài vẹn đức được sử sách hết mực ngợi ca.

----------</p>

<p>"Thế giặc mạnh như nước vỡ bờ. Chẳng mấy chốc, chúng đã chiếm được ải Chi Lăng. Để bảo toàn lực lượng, Trần Hưng Đạo cho rút quân về Vạn Kiếp. Một số vương hầu và quan lại hoảng sợ ra đầu hàng giặc. Trước thế nước nguy nan, vua Trần Nhân Tông không khỏi nghĩ ngợi, ngài vội tìm gặp Trần Hưng Đạo hỏi xem có nên hàng để tránh cảnh chiến tranh, Trần Hưng Đạo khẳng khái tâu:

- Lời của bệ hạ quả là lời của bậc nhân nghĩa, nhưng còn tôn miếu xã tắc thì sao? Xin bệ hạ chém thần rồi hãy hàng".</p>

bộ lịch sử việt nam bằng tranh 52: chúa minh - chúa ninh (tái bản 2022)

bộ lịch sử việt nam bằng tranh 52: chúa minh - chúa ninh (tái bản 2022)

<p>Sau những năm tháng dài Trịnh – Nguyễn phân tranh làm kiệt quệ về cả sức người, sức của, Đàng Trong&nbsp;và Đàng Ngoài chấp nhận đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước. Nguyễn Phúc Chu lên ngôi chúa khi Trịnh – Nguyễn đã đình chiến, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Đàng Trong phát triển. Chúa ra sức mở rộng lãnh thổ của Đàng Trong xuống phương Nam, xác định chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa, Trường Sa; chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ thuế má lao dịch, giảm hình phạt,... Đặc biệt, người còn có những đóng góp to lớn trong việc phát triển Phật giáo ở Đàng Trong, qua các sự kiện mời hòa thượng Thạch Liêm mở giới đàn cho tăng ni ở Phú Xuân, đúc chuông Thiên Mụ và viết bài minh khắc vào chuông.</p>

<p>Chúa Nguyễn Phúc Chu mất, con trưởng người là Nguyễn Phúc Chú lên nối ngôi, tiếp tục sự nghiệp phát triển Đàng Trong. Mặc Cửu mất, chúa cho con là Mạc Thiên Tứ làm Tổng binh Đại Đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy. Đây cũng là nền tảng quan trọng cho việc mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long sau này.</p>

<p>Những nội dung trên được truyền tải trong tập 52 của bộ&nbsp;Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Chúa Minh – Chúa Ninh”&nbsp;với phần lời&nbsp;do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Tô Hoài Đạt&nbsp;thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.</p>

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung xây dựng đất nước - bản màu - bìa cứng

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung xây dựng đất nước - bản màu - bìa cứng

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Xây Dựng Đất Nước - Bản Màu - Bìa Cứng</p>

<p>Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung tập trung xây dựng đất nước. Ông chú ý thâu nạp nhân tài, tiêu biểu là việc mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Quang Trung cũng chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, thể hiện tinh thần dân tộc qua việc cho sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. Ông ra chiếu khuyến khích, mở mang việc học trong nước, bỏ lối học từ chương, khuôn sáo để chuyển sang lối học thiết thực hơn. Quang Trung còn ban chiếu khuyến nông để tận dụng nhân lực và đất đai vào phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quang Trung cũng chú trọng phát triển công thương nghiệp, mở rộng giao thương với các nước; xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh với các vũ khí hiện đại.</p>

<p>Cái chết đột ngột của vua Quang Trung đã khiến những cải cách tiến bộ của nhà vua bị bỏ dở dang. Những cải cách của vua Quang Trung nếu được thực hiện trong một thời gian dài có thể sẽ đem đến cho đất nước những khả năng phát triển mới. Tiếc rằng Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung, đã không thể tiếp nối được sự nghiệp to lớn đó và triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy yếu.</p>

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung đại phá quân thanh - bản màu

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung đại phá quân thanh - bản màu

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Đại Phá Quân Thanh - Bản Màu</p>

<p>Vì lo sợ mất ngai vàng, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh, quên đi đời trước Lê Thái Tổ đã mất mười năm để đánh đuổi quân Minh. </p>

<p>Việc cầu cứu của mẹ con Lê Chiêu Thống rất hợp ý vua tôi nhà Thanh. Nhà Thanh huy động được 290 ngàn quân, chia làm ba mũi tấn công nước ta. Trở về theo chân quân Thanh, Lê Chiêu Thống luồn cúi ngoại bang nhưng trả thù dã man những người đã từng hợp tác với Tây Sơn, và vơ vét thóc và để cung ứng cho quân Thanh. Nguyễn Ánh cũng sai mang 500 ngàn cân gạo ra tiếp tế cho chúng.</p>

<p>Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về lập phòng tuyến ở núi Tam Điệp và cấp báo cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân.</p>

<p>Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung) rồi ra lệnh xuất quân. Trên đường tiến ra Bắc, ngài cho dừng chân tại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Chỉ trong mấy ngày, lực lượng Tây Sơn đã tăng lên đến 100 ngàn người. Quang Trung ra lệnh hành quân thần tốc ra Bắc. Ngài cho quân ăn Tết trước, hẹn mùng 7 vào Thăng Long sẽ ăn Tết lớn.</p>

<p>Đêm 30 Tết (25/1/1789), đạo quân chủ lực của Tây Sơn vượt bến đò Gián Khẩu trên sông Đáy bắt đầu cuộc tiến công. Quân Tây Sơn lần lượt hạ các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, v.v. rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nghe tin, Tôn Sĩ Nghị không kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, vội phóng ngựa tháo chạy. Sang được bờ bắc sông Hồng, hắn ra lệnh chặt đứt cầu phao, 10 ngàn quân xô đẩy nhau nhảy xuống sông bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối.</p>

<p>Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung dẫn đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long giữa sự hân hoan chào đón của mọi người. Ngày mùng 7 quân dân Thăng Long tưng bừng ăn Tết khai hạ, ăn mừng chiến thắng, đúng như vua đã hẹn. </p>

a history of vietnam in pictures (in colour) - the collapse of lê sơ - bìa cứng

a history of vietnam in pictures (in colour) - the collapse of lê sơ - bìa cứng

<p>A History of Vietnam in Pictures (In Colour) - The Collapse Of Lê Sơ</p>

<p>Vua Túc Tông mệnh yểu, nối nghiệp lớn không được bao lâu thì theo các tiên vương. Nhà Lê gặp bước ngoặt lớn. Các vua sau tên thì tàn ác, kẻ thì xa hoa trụy lạc, người thiếu sáng suốt. Triều đình lại thiếu bề tôi trung, quyền thần nổi lên như ong. Các vua đều không có đủ năng lực điều hành đất nước khi biến loạn xảy ra. Đúng khi ấy, Mạc Đăng Dung xuất hiện. Dựa vào sự thông minh lẫn mưu mô của bản thân, ông đã dần thâu tóm quyền lực, vô hiệu hóa vua Lê, thưc hiện mưu đồ của bản thân. Dầu tham vọng nhưng không thể phủ nhận rằng Mạc Đăng Dung chỉ là người xô ngã cây gỗ mục chứ không phải là người đốn ngã một cây tốt tươi.</p>

<p>-----</p>

<p>Emperor Túc Tông did not live long. He followed his ancestors soon after becoming emperor. This was a turning point for the dynasty. Túc Tông’s successors were a mixture of evil, debauchery and plain incompetence. The courtiers were not loyal. There were many dissidents. It seemed too much for whoever who was the emperor at the time.</p>

<p>Enter Mạc Đăng Dung. An exceptionally clever and ambitious person, Mạc slowly drew all authority to himself, rendering the emperor powerless. He was certainly in the right place at the right time. What Mạc did was like felling a rotten tree, rather than struggling with one in its prime.</p>

a history of vietnam in pictures (in colour) - the victorious pampas king - bìa cứng

a history of vietnam in pictures (in colour) - the victorious pampas king - bìa cứng

<p>A History of Vietnam in Pictures (In Colour) - The Victorious Pampas King</p>

<p>Dương Tam Kha’s usurpation of the Ngô fuelled widespread riots throughout the land. The notorious Riot of the Twelve Rebellious Warlords went on for more than 20 years (994-968). It only ended when Đinh Bộ Lĩnh unified the country and founded Đại Cồ Việt- the first absolute monarchy in the history of Việt Nam.</p>

<p>Đinh Bộ Lĩnh’s beginning was humble- a buffalo boy in the countryside. This buffalo boy grew up to be the hero who brought peace with his outstanding talent and wisdom. In the year Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh became Emperor. His title was Đại Thắng Minh Hoàng Đế (The Great Glorious Victorious Emperor). He gave the country the name Đại Cồ Việt and chose Hoa Lư to be the capital. With this he laid down the foundation for an independent and unified Việt Nam in relation to her neighbour China.</p>

<p>-----</p>

<p>Từ một đứa trẻ chăn trâu nơi chốn thôn dã, chàng trai Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên nội loạn bằng tài năng, mưu lược, sáng suốt hơn người. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Từ đây, nhà Đinh đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, khẳng định vị thế độc lập, thống nhất, tự chủ của dân tộc ta trước Trung Hoa.</p>

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 8 - nước vạn xuân (tái bản 2023)

bộ lịch sử việt nam bằng tranh - tập 8 - nước vạn xuân (tái bản 2023)

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 8 - Nước Vạn Xuân</p>

<p>Dù có triều đại phương bắc nào cai trị nước ta thì chỉ là thay thế sự tàn bạo này bằng sự tàn bạo khác và hình thức bóc lột chỉ ngày càng hà khắc hơn thôi. Nhà Lương do Vũ Lâm hầu Tiêu Tư làm Thứ sử Giao Châu không ngừng vét đầy túi tham, cai trị hà khắc, khiến cho người người, nhà nhà đều oán hận.</p>

<p>Sau thất bại của khởi nghĩa Bà Triệu, phong trào đấu tranh của nhân dân ta do các Hào trưởng lãnh đạo vẫn tiếp tục nổ ra nhưng hầu hết đều bị dập tắt nhanh chóng. Chỉ đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542 mới giành được thắng lợi, giành được độc lập chủ quyền, xưng đế, gắn liền với tên nước Vạn Xuân.</p>

<p>Tuy sự nghiệp độc lập do Lý Bí tạo dựng dù không truyền được lâu dài như nhà Hậu Lý sau này nhưng vẫn có thể coi là to lớn. Dù sự nghiệp của Lý Bí và sau này do Triệu Quang Phục tuy không trọn vẹn những vẫn sống mãi trong lòng nhân dân cùng tên nước Vạn Xuân.</p>

<p>Những nội dung trên được truyền tải trong tập 8 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Nước Vạn Xuân” phần lời do Tôn Nữ Quỳnh Trân biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Đức Hòa thể hiện.</p>

<p>Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 8 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.</p>

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 13 - vua lê đại hành

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 13 - vua lê đại hành

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 13 - Vua Lê Đại Hành</p>

<p>Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Tân vương kế tục nghiệp lớn vẫn còn thơ dại, chưa thể tự mình quyết định chính sự. Ngoại bang không nguôi tham vọng xâm chiếm, bắc thì Tống rình mò, nam thì Chiêm Thành chầu chực. Ngay lúc thế nước lâm nguy, Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, hợp với mệnh trời thuận với lòng dân, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm, vỗ yên dân chúng, trong nước thanh bình, bắc nam vô sự. Lê Hoàn băng, con cái tranh đoạt, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ ba ngày đã bị em là Long Đĩnh ám hại. Long Đĩnh lên ngôi, kế tục sự nghiệp Lê Hoàn. Do việc giết vua cướp ngôi, sách sử xưa vẫn thường nhắc đến Lê Long Đĩnh là kẻ dâm đãng, bạo tàn, độc ác mà lại ít nhắc đến công trạng của người. Lê Long Đĩnh ở ngôi chỉ bốn năm thì mất. Nhà Tiền Lê trải qua ba đời vua, kéo dài 29 năm đến đây thì chấm dứt vai trò của mình. Nhà Lý xuất hiện, mở ra một chương mới trong lịch sử nước nhà.</p>

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 26 - nhà trần xây dựng đất nước (tái bản 2024)

lịch sử việt nam bằng tranh - tập 26 - nhà trần xây dựng đất nước (tái bản 2024)

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Tập 26 - Nhà Trần Xây Dựng Đất Nước (Tái Bản 2024)</p>

<p>Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba, nhà Trần bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Dầu bị tàn phá nặng nề trong ba cuộc kháng chiến nhưng do thừa kế được thành tựu của những thế kỷ trước, lại cùng với hào khí của quân và dân sau chiến thắng, nhà Trần đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc.</p>

<p>Dưới đời các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông với lòng nhân đức do sùng đạo Phật cùng với tài năng, đức độ của hai vua, với sự giúp sức của các quý tộc như: Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, … lại thêm những võ tướng và văn thần lỗi lạc như: Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hài … nhà Trần nhanh chóng phục hồi mọi mặt của đất nước và tiếp tục thịnh trị trong mấy chục năm.</p>

<p>Vua Trần Minh Tông băng hà, từ đây, nhà Trần cũng bước vào giai đoạn suy vong.</p>

<p>Những nội dung trên được truyền tải trong tập 26 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Nhà Trần xây dựng đất nước”. Phần lời do Lê Văn Năm biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Quang Vinh thể hiện.</p>

<p>Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 26 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ