lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung xây dựng đất nước - bản màu - bìa cứng

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung xây dựng đất nước - bản màu - bìa cứng

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Xây Dựng Đất Nước - Bản Màu - Bìa Cứng</p>

<p>Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung tập trung xây dựng đất nước. Ông chú ý thâu nạp nhân tài, tiêu biểu là việc mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ra giúp nước. Quang Trung cũng chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, thể hiện tinh thần dân tộc qua việc cho sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia. Ông ra chiếu khuyến khích, mở mang việc học trong nước, bỏ lối học từ chương, khuôn sáo để chuyển sang lối học thiết thực hơn. Quang Trung còn ban chiếu khuyến nông để tận dụng nhân lực và đất đai vào phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quang Trung cũng chú trọng phát triển công thương nghiệp, mở rộng giao thương với các nước; xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh với các vũ khí hiện đại.</p>

<p>Cái chết đột ngột của vua Quang Trung đã khiến những cải cách tiến bộ của nhà vua bị bỏ dở dang. Những cải cách của vua Quang Trung nếu được thực hiện trong một thời gian dài có thể sẽ đem đến cho đất nước những khả năng phát triển mới. Tiếc rằng Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung, đã không thể tiếp nối được sự nghiệp to lớn đó và triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy yếu.</p>

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung đại phá quân thanh - bản màu

lịch sử việt nam bằng tranh - quang trung đại phá quân thanh - bản màu

<p>Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Quang Trung Đại Phá Quân Thanh - Bản Màu</p>

<p>Vì lo sợ mất ngai vàng, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh, quên đi đời trước Lê Thái Tổ đã mất mười năm để đánh đuổi quân Minh. </p>

<p>Việc cầu cứu của mẹ con Lê Chiêu Thống rất hợp ý vua tôi nhà Thanh. Nhà Thanh huy động được 290 ngàn quân, chia làm ba mũi tấn công nước ta. Trở về theo chân quân Thanh, Lê Chiêu Thống luồn cúi ngoại bang nhưng trả thù dã man những người đã từng hợp tác với Tây Sơn, và vơ vét thóc và để cung ứng cho quân Thanh. Nguyễn Ánh cũng sai mang 500 ngàn cân gạo ra tiếp tế cho chúng.</p>

<p>Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về lập phòng tuyến ở núi Tam Điệp và cấp báo cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân.</p>

<p>Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (Quang Trung) rồi ra lệnh xuất quân. Trên đường tiến ra Bắc, ngài cho dừng chân tại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Chỉ trong mấy ngày, lực lượng Tây Sơn đã tăng lên đến 100 ngàn người. Quang Trung ra lệnh hành quân thần tốc ra Bắc. Ngài cho quân ăn Tết trước, hẹn mùng 7 vào Thăng Long sẽ ăn Tết lớn.</p>

<p>Đêm 30 Tết (25/1/1789), đạo quân chủ lực của Tây Sơn vượt bến đò Gián Khẩu trên sông Đáy bắt đầu cuộc tiến công. Quân Tây Sơn lần lượt hạ các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, v.v. rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nghe tin, Tôn Sĩ Nghị không kịp đóng yên ngựa, mặc áo giáp, vội phóng ngựa tháo chạy. Sang được bờ bắc sông Hồng, hắn ra lệnh chặt đứt cầu phao, 10 ngàn quân xô đẩy nhau nhảy xuống sông bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối.</p>

<p>Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung dẫn đoàn quân chiến thắng vào thành Thăng Long giữa sự hân hoan chào đón của mọi người. Ngày mùng 7 quân dân Thăng Long tưng bừng ăn Tết khai hạ, ăn mừng chiến thắng, đúng như vua đã hẹn. </p>

a history of vietnam in pictures (in colour) - the collapse of lê sơ - bìa cứng

a history of vietnam in pictures (in colour) - the collapse of lê sơ - bìa cứng

<p>A History of Vietnam in Pictures (In Colour) - The Collapse Of Lê Sơ</p>

<p>Vua Túc Tông mệnh yểu, nối nghiệp lớn không được bao lâu thì theo các tiên vương. Nhà Lê gặp bước ngoặt lớn. Các vua sau tên thì tàn ác, kẻ thì xa hoa trụy lạc, người thiếu sáng suốt. Triều đình lại thiếu bề tôi trung, quyền thần nổi lên như ong. Các vua đều không có đủ năng lực điều hành đất nước khi biến loạn xảy ra. Đúng khi ấy, Mạc Đăng Dung xuất hiện. Dựa vào sự thông minh lẫn mưu mô của bản thân, ông đã dần thâu tóm quyền lực, vô hiệu hóa vua Lê, thưc hiện mưu đồ của bản thân. Dầu tham vọng nhưng không thể phủ nhận rằng Mạc Đăng Dung chỉ là người xô ngã cây gỗ mục chứ không phải là người đốn ngã một cây tốt tươi.</p>

<p>-----</p>

<p>Emperor Túc Tông did not live long. He followed his ancestors soon after becoming emperor. This was a turning point for the dynasty. Túc Tông’s successors were a mixture of evil, debauchery and plain incompetence. The courtiers were not loyal. There were many dissidents. It seemed too much for whoever who was the emperor at the time.</p>

<p>Enter Mạc Đăng Dung. An exceptionally clever and ambitious person, Mạc slowly drew all authority to himself, rendering the emperor powerless. He was certainly in the right place at the right time. What Mạc did was like felling a rotten tree, rather than struggling with one in its prime.</p>

a history of vietnam in pictures (in colour) - the victorious pampas king - bìa cứng

a history of vietnam in pictures (in colour) - the victorious pampas king - bìa cứng

<p>A History of Vietnam in Pictures (In Colour) - The Victorious Pampas King</p>

<p>Dương Tam Kha’s usurpation of the Ngô fuelled widespread riots throughout the land. The notorious Riot of the Twelve Rebellious Warlords went on for more than 20 years (994-968). It only ended when Đinh Bộ Lĩnh unified the country and founded Đại Cồ Việt- the first absolute monarchy in the history of Việt Nam.</p>

<p>Đinh Bộ Lĩnh’s beginning was humble- a buffalo boy in the countryside. This buffalo boy grew up to be the hero who brought peace with his outstanding talent and wisdom. In the year Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh became Emperor. His title was Đại Thắng Minh Hoàng Đế (The Great Glorious Victorious Emperor). He gave the country the name Đại Cồ Việt and chose Hoa Lư to be the capital. With this he laid down the foundation for an independent and unified Việt Nam in relation to her neighbour China.</p>

<p>-----</p>

<p>Từ một đứa trẻ chăn trâu nơi chốn thôn dã, chàng trai Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên nội loạn bằng tài năng, mưu lược, sáng suốt hơn người. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Từ đây, nhà Đinh đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, khẳng định vị thế độc lập, thống nhất, tự chủ của dân tộc ta trước Trung Hoa.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ