<p>Số Đỏ</p>
<p>Hoạt-kê tiểu-thuyết – Theo bản in của Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938)</p>
<p>Số đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ, từ khi hắn là một kẻ hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.</p>
<p>Số đỏ ra mắt lần đầu tiên dưới dạng truyện đăng đều kỳ trên tuần san Hà Nội Báo (từ số 40, ra ngày 07.10.1936) liên tục 16 kỳ, cho đến khi tuần báo này bị cấm(số 55, ra ngày 20.01.1937), tức là truyện chưa đăng hết. Sauđó, toàn bộ 20 chương truyện “Số đỏ” được chủ nhà in Lê
Cường (88 Phố Huế, Hà Nội) xuất bản lần đầu thành sách riêngvào năm 1938 (in sách lần 1).</p>
<p>Bản Số đỏ do Đông A ấn hành lần này được in lại theo bản của nhà xuất bản Lê Cường năm 1938. Đây là bảnSố đỏ được xuất bản trọn vẹn 20 chương lần đầu tiênvà cũng là bản sách duy nhất được in trong sinh thời tácgiả Vũ Trọng Phụng, về sau bản in này trở nên rất hiếmtrên thị trường và từng có lúc tưởng chừng đã tuyệt bản.Trong bản 1938, tác phẩm Số đỏ được định danh rõ là“hoạt-kê tiểu-thuyết”.</p>
<p>Trong lần tái bản này, chúng tôi mời họa sĩ Thành Phongthực hiện các bức vẽ minh họa cho tác phẩm. Chúng tôi hyvọng các hình ảnh minh họa sinh động của họa sĩ sẽ giúp độcgiả cảm nhận rõ thêm giọng văn trào phúng ý nhị của tác giả. Ngoài ra, những người làm sách còn soạn kèm một bảng chú thích đặt ở cuốitruyện, giải nghĩa một số từ, cụm từ tiếng Pháp và các từ ítquen thuộc với bạn đọc hiện nay để giúp độc giả đọc hiểuthông suốt tác phẩm.</p>
<p>Cuối sách có phần Phụ lục bài viết Conngười Vũ Trọng Phụng của nhà văn Lan Khai, một người bạncủa tác giả, để bạn đọc có thể hiểu thêm về thời đại, về conngười và tư tưởng sáng tác của tác giả tiểu thuyết Số đỏ: “Đọc các văn phẩm của Vũ Trọng Phụng, trong đó ta thấy lúc nhúc một nhân-loại đen tối, ngu xuẩn, ích kỷ, tàn nhẫn và đầy bệnh tật về xác thịt cũng như về tinh-thần, ta hẳn phải tưởng tượng rằng anh là một người cay nghiệt như một bà mẹ ghẻ. Nếu ta hiểu Vũ Trọng Phụng hơn, ta sẽ tỉnh ngộ rằng đấy chỉ là một thái độ, một thái độ bề ngoài của một người rất yêu đời, rất muốn tìm những cái tốt đẹp tử-tế của đời và đã ngây-thơ đợi những cái tốt đẹp và tử-tế ấy cho đến chết”.</p>
<p>Nhận xét về tác phẩm:</p>
<p>“Nói Số đỏ đả kích những ông chủ bà chủ của xã hội cũ là đúng, nhưng đâu chỉ có thế. Số đỏ là cả một xã hội hài hước gồm đủ hạng người, ai cũng buồn cười, một xã hội ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch..., kể cả bình dân.” − Hoàng Ngọc Hiến</p>
<p>“... Cứ mỗi khi chiều về, trong ánh đỏ tưng bừng của lửa điện phố phường, mà trông thấy những người vừa đây đương xấu thoắt giờ đã đẹp, những người vừa mới đây đương nghèo thoắt giờ đã sang, tại sao cứ trông thấy thế thì tôi lại nghĩ ngay đến cuốn tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, bạn tôi?” − Vũ Bằng</p>
<p>“Mực anh dùng viết là một thứ mực tím ít khi tươi màu, phần nhiều là loãng và luôn luôn là nhạt, là chết. Giấy anh dùng là thứ giấy sáu xu một thếp đã kẻ sẵn. Đấy là thứ giấy của vô danh với cái khuôn khổ của tất cả mọi người. Ngòi bút Phụng thích dùng nhất là cái thứ ngòi Incomparable, xu ba ngòi... Thế mà lời văn dùng bút ấy mà ký thác lên giấy ấy lại chẳng xoàng xĩnh chút nào.” − Nguyễn Tuân</p>
<p>Thông tin tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu bước chân vào làng văn với truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Năm 1933, trên báo Nhật Tân, ông ra mắt phóng sự Cạm bẫy người, và một năm sau tiếp tục với phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, gây được tiếng vang lớn trong dư luận với giọng văn châm biếm, trào phúng. Trong chưa đầy mười năm cầm bút, ông để lại hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng hàng trăm bài báo, bài phê bình và tranh luận văn học, nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến các tiểu thuyết Số đỏ và Giông tố. Người đương thời xưng tụng ông là “vua phóng sự đất Bắc” và là “Balzac của Việt Nam”. Năm 1939, ông qua đời bởi căn bệnh lao phổi trong tình trạng nghèo túng khi mới 27 tuổi.</p>