bông hoa vàng trong cỏ

bông hoa vàng trong cỏ

<p>Bông Hoa Vàng Trong Cỏ</p>

<p>Bông Hoa Vàng Trong Cỏ là tập thơ do Sư Ông Thích Nhất Hạnh viết tặng các em thiếu nhi vào năm 1992. Cuốn sách do các sư cô của Làng Mai chuyển ngữ và vẽ minh họa.</p>

<p>Khi biết cách thương thì càng thương càng hạnh phúc và càng có khả năng làm nhiều người hạnh phúc. Vì vậy, các sư cô mong muốn thông qua nét vẽ hiền hòa của sư cô Trăng Tuyết Hoa và nét chữ uyển chuyển của sư cô Định Nghiêm, cuốn sách Bông Hoa Vàng Trong Cỏ sẽ lan tỏa tình yêu thương của Bụt và Sư Ông dành cho các em thiếu nhi, trao cho các em thái độ sống hiền hòa với thiên nhiên muôn loài và trân trọng mỗi giây phút hiện diện trên đời.</p>

<p>---</p>

<p>“Sư Ông Làng Mai (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) viết bài thơ này cho các em thiếu nhi vào năm 1992, và ngay sau đó, Sư Ông lại phổ nhạc để cho các em hát.</p>

<p>Em có biết là Bụt thương em không? Em có biết là Sư Ông cũng thương em không?</p>

<p>Khi còn là một thầy tu trẻ ở độ tuổi hơn hai mươi, Sư Ông đã thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ các thiếu nhi và thành lập các đoàn thiếu nhi Phật Tử. Sau này sống ở phương Tây, Sư Ông là vị thầy đầu tiên mở các khóa tu dành cho thiếu nhi. Trung tâm tu học Làng Mai mà Sư Ông thành lập ở Pháp cũng là nơi đầu tiên đón nhận đông đảo thiếu nhi về tu học chung với các phụ huynh. Các em đã được Sư Ông giảng cho những bài pháp riêng, được Sư Ông nắm tay đi thiền hành, được ngồi chơi với Sư Ông. Các em hạnh phúc đã đành mà các bậc phụ huynh còn hạnh phúc nhiều hơn nữa khi thấy con em mình được tắm trong tình thương của Sư Ông.</p>

<p>Khi biết cách thương thì càng thương càng hạnh phúc và càng có khả năng làm cho nhiều người hạnh phúc. Vì vậy để lan toả tình thương của Sư Ông, hai sư cô Định Nghiêm và Trăng Tuyết Hoa đã chung tay làm nên cuốn sách này chỉ với một mong muốn là các em thiếu nhi vẫn tiếp tục được tiếp nhận tình thương của Bụt và của Sư Ông. Ngoài ra, Sư Ông từng nói rất thích nét vẽ hiền hòa của sư cô Trăng Tuyết Hoa và đã khuyến khích sư cô vẽ chuyện tranh cho các em thiếu nhi, và với sư cô Định Nghiêm, Sư Ông cũng từng nói rất thích nét chữ đơn giản, rõ ràng của sư cô và thường để sư cô điền điệp hộ giới cho Sư Ông, do đó, hai sư cô có thêm mạnh dạn đi trên con đường viết truyện tranh này.”</p>

<p>- Sư cô Chân Không</p>

<p>Chùa Từ Nghiêm, Xóm Mới, ngày 8 tháng Giêng năm 2024</p>

sống giữa bầy voi (tái bản 2024)

sống giữa bầy voi (tái bản 2024)

<p>Sống Giữa Bầy Voi</p>

<p>BỘ TRUYỆN HAY NHẤT VỀ THIÊN NHIÊN VIỆT NAM</p>

<p>SỐNG GIỮA BẦY VOI kể về những trải nghiệm của nhân vật chính với bầy voi suốt mười năm ở núi rừng nước Lào. Bầy voi có luật lệ riêng, biết bảo vệ kẻ yếu, biết căm giận, biết yêu thương. Theo từng trang sách, bạn sẽ nhận được bài học về yêu quí động vật và trân trọng thiên nhiên. Để rồi chính thiên nhiên ấy sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ con người.</p>

<p>Với tài năng văn học, học vấn sâu rộng, với tấm lòng yêu quí thiên nhiên và trẻ thơ, nhà văn Vũ Hùng đã tạo nên những trang văn đẹp và hay hiếm có về thiên nhiên Việt Nam.</p>

<p>---</p>

<p>NHÀ VĂN VŨ HÙNG (1931 - 2022)</p>

<p>Ông sinh tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội, nhập ngũ năm 1950, tốt nghiệp khoa Thông tin trường Lục quân Trần Quốc Tuấn và công tác 30 năm trong quân đội.</p>

<p>Ông từng làm việc tại NXB Ngoại văn Hà Nội và NXB Văn học. Ông định cư tại Pháp năm 1989 rồi về sống tại Việt Nam năm 2014.</p>

<p>Vũ Hùng là tác giả của hơn 40 đầu sách cho thiếu nhi, nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc… Ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Sao Sao (1982) và Sống giữa bầy voi (1988). Ông nhận Giải Vàng - Sách Hay, Giải thưởng Sách Việt Nam 2016 cho Bộ sách văn học thiếu nhi (12 cuốn) của Hội Xuất bản Việt Nam, Giải Sự nghiệp Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2018 cho 18 tác phẩm văn học thiếu nhi.</p>

<p>Sách đã in của nhà văn Vũ Hùng:</p>

<p>Chú ngựa đồng cỏ</p>

<p>Mái nhà xưa</p>

<p>Mùa săn trên núi</p>

<p>Giữ lấy bầu mật</p>

<p>Sống giữa bầy voi</p>

<p>Sao Sao</p>

<p>Những kẻ lưu lạc</p>

<p>Con cu li của tôi</p>

<p>Người quản tượng và con voi chiến sĩ</p>

<p>Con voi xa đàn</p>

<p>Mái nhà xưa</p>

<p>…</p>

bầy voi đen (tái bản 2024)

bầy voi đen (tái bản 2024)

<p>Bầy Voi Đen</p>

<p>BỘ TRUYỆN HAY NHẤT VỀ THIÊN NHIÊN VIỆT NAM</p>

<p>Trên dãy Trường Sơn, voi quây quần thành bầy, di chuyển kiếm ăn, chiến đấu, sinh sản. Con voi mẹ giàu tình mẫu tử, con voi đầu đàn thất thế sa cơ sẽ rời đàn ra đi để bảo vệ lòng kiêu hãnh, những con voi luôn bảo vệ lẫn nhau, những con voi biết hàm ơn đến ghi tâm khắc cốt… Bạn sẽ khám phá cuộc sống của BẦY VOI ĐEN cùng những bí ẩn của rừng già, để bạn hiểu thêm về thiên nhiên thú vị của đất nước ta.</p>

<p>Với tài năng văn học, học vấn sâu rộng, với tấm lòng yêu quí trẻ thơ, nhà văn Vũ Hùng đã tạo nên những trang văn đẹp và hay hiếm có về thiên nhiên Việt Nam.</p>

<p>---</p>

<p>NHÀ VĂN VŨ HÙNG (1931 - 2022)</p>

<p>Ông sinh tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội, nhập ngũ năm 1950, tốt nghiệp khoa Thông tin trường Lục quân Trần Quốc Tuấn và công tác 30 năm trong quân đội.</p>

<p>Ông từng làm việc tại NXB Ngoại văn Hà Nội và NXB Văn học. Ông định cư tại Pháp năm 1989 rồi về sống tại Việt Nam năm 2014.</p>

<p>Vũ Hùng là tác giả của hơn 40 đầu sách cho thiếu nhi, nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc… Ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Sao Sao (1982) và Sống giữa bầy voi (1988). Ông nhận Giải Vàng - Sách Hay, Giải thưởng Sách Việt Nam 2016 cho Bộ sách văn học thiếu nhi (12 cuốn) của Hội Xuất bản Việt Nam, Giải Sự nghiệp Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2018 cho 18 tác phẩm văn học thiếu nhi.</p>

<p>Sách đã in của nhà văn Vũ Hùng:</p>

<p>Chú ngựa đồng cỏ</p>

<p>Mái nhà xưa</p>

<p>Mùa săn trên núi</p>

<p>Giữ lấy bầu mật</p>

<p>Sống giữa bầy voi</p>

<p>Sao Sao</p>

<p>Những kẻ lưu lạc</p>

<p>Con cu li của tôi</p>

<p>Người quản tượng và con voi chiến sĩ</p>

<p>Con voi xa đàn</p>

<p>Mái nhà xưa</p>

<p>…</p>

con cu li của tôi (tái bản 2024)

con cu li của tôi (tái bản 2024)

<p>Con Cu Li Của Tôi</p>

<p>BỘ TRUYỆN HAY NHẤT VỀ THIÊN NHIÊN VIỆT NAM</p>

<p>Trên dãy Trường Sơn những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bộ đội của chúng ta vừa chiến đấu giữa bom đạn vừa tìm cách sinh tồn giữa tự nhiên, và bên cạnh đó có cả những tình bạn với loài vật vô cùng đáng nhớ đáng yêu. CON CU LI CỦA TÔI kể về một tình bạn kì lạ và thấm đẫm yêu thương như thế.</p>

<p>Với tài năng văn học, học vấn sâu rộng, với tấm lòng yêu quí thiên nhiên và trẻ thơ, nhà văn Vũ Hùng đã tạo nên những trang văn đẹp và hay hiếm có về thiên nhiên Việt Nam.</p>

<p>---</p>

<p>NHÀ VĂN VŨ HÙNG (1931 - 2022)</p>

<p>Ông sinh tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội, nhập ngũ năm 1950, tốt nghiệp khoa Thông tin trường Lục quân Trần Quốc Tuấn và công tác 30 năm trong quân đội.</p>

<p>Ông từng làm việc tại NXB Ngoại văn Hà Nội và NXB Văn học. Ông định cư tại Pháp năm 1989 rồi về sống tại Việt Nam năm 2014.</p>

<p>Vũ Hùng là tác giả của hơn 40 đầu sách cho thiếu nhi, nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc… Ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Sao Sao (1982) và Sống giữa bầy voi (1988). Ông nhận Giải Vàng - Sách Hay, Giải thưởng Sách Việt Nam 2016 cho Bộ sách văn học thiếu nhi (12 cuốn) của Hội Xuất bản Việt Nam, Giải Sự nghiệp Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2018 cho 18 tác phẩm văn học thiếu nhi.</p>

<p>Sách đã in của nhà văn Vũ Hùng:</p>

<p>Chú ngựa đồng cỏ</p>

<p>Mái nhà xưa</p>

<p>Mùa săn trên núi</p>

<p>Giữ lấy bầu mật</p>

<p>Sống giữa bầy voi</p>

<p>Sao Sao</p>

<p>Những kẻ lưu lạc</p>

<p>Con cu li của tôi</p>

<p>Người quản tượng và con voi chiến sĩ</p>

<p>Con voi xa đàn</p>

<p>Mái nhà xưa</p>

<p>…</p>

cánh diều hình nốt nhạc

cánh diều hình nốt nhạc

<p>Cánh Diều Hình Nốt Nhạc</p>

<p>Mỗi chúng ta đều có một khoảng thời gian được sống với cảm xúc tươi tắn, tự do chạy nhảy đùa nghịch, vui thích với các khám phá. Đó chính là tuổi thơ. Cậu bé Đèn Pha có một tuổi thơ như thế trên miền cao nguyên. Cậu nhóc sống trong gia đình yêu thương, chơi cùng bạn bè ngộ nghĩnh, có các chuyến đi thăm ba là bộ đội ở tận đồn biên phòng. Trái tim trong sáng của cậu nhóc không ngừng được đắp bồi và mở rộng bởi những câu chuyện nhỏ xinh diễn ra mỗi ngày.</p>

<p>Bạn đã từng kéo một chiếc diều chạy trong gió, vui thích nhìn nó bay lên, nhẹ nhàng chao liệng trên bầu trời? Bạn sẽ gặp cảm giác ấy với Cánh diều hình nốt nhạc. Hãy mở quyển sách này và bay bổng cùng cậu bé Đèn Pha, bạn nhé!</p>

<p>“Con diều được làm từ thứ vải dù đặc biệt của các chú bộ đội. Nó vốn là một chiếc dù bị rách vì được sử dụng trong tập luyện rất lâu rồi. Đèn Pha thầm ước một ngày nào đó, mình cũng sẽ sở hữu một con diều màu xanh lá cây xinh đẹp và bay cao như thế.”</p>

<p>TÁC PHẨM DỰ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC KIM ĐỒNG LẦN THỨ NHẤT 2023-2024</p>

<p>---</p>

<p>Niê Thanh Mai</p>

<p>Sinh năm 1980 tại Đắk Lắk</p>

<p>Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam</p>

<p>Hiện là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk</p>

<p>Sách đã in:</p>

<p>Suối của rừng (2005)</p>

<p>Về bên kia núi (2007)</p>

<p>Ngày mai sáng rỡ (2010)</p>

<p>Phía nào sương thôi rơi (2021)</p>

sống - bìa cứng

sống - bìa cứng

<p>Sống</p>

<p>Sống là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về quãng thời gian bà sống trong chiến khu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1969 tới 1975, Linh, nay là một đạo diễn, đã ở bên các chiến sĩ cách mạng, những người đã đưa cô đến với kháng chiến, cũng như đến với điện ảnh. Những câu chuyện giao cảm thế hệ của hai mẹ con đã một phần tái hiện lịch sử của dân tộc ta, ở một góc nhìn ít được nhắc đến, khắc hoạ chân dung mối quan hệ phức tạp giữa mẹ và con gái, cùng mong ước tìm hiểu nguồn cội của một người trẻ Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.</p>

<p>Sống bao gồm hai tuyến thời gian và nhân vật đan cài vào nhau. Một thiếu nữ trong kí ức người mẹ, cô gái trẻ ấy cố gắng thích nghi và hoà mình vào cuộc sống tại chiến khu, để học tập, làm việc, cống hiến. Một thiếu nữ trẻ hiện đại đang kết nối với mẹ và quá khứ, để hiểu thêm về mẹ mình và về cội nguồn.</p>

<p>Bối cảnh truyện là cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng không phải về những đối đầu gay cấn, mà là những khoảnh khắc ngày thường nơi chiến khu vùng Đông Nam bộ. Nơi đó, cô thiếu nữ Linh cùng cha mình và những người đồng đội đã sống, làm việc, làm phim đầy đam mê trong thiếu thốn đủ bề, trong làn bom rơi và tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời.</p>

<p>Cốt truyện là những cuộc đối thoại của mẹ với con gái, qua nét vẽ sinh động của một hoạ sĩ trẻ tài năng người Pháp, những trang truyện tranh đã phác ra một mảng kí ức lịch sử của dân tộc, phác ra hình ảnh về những người Việt thời kháng chiến và thời nay, cũng đồng thời phác ra những giao cảm tuổi trẻ của hai thế hệ mẹ – con; kháng chiến – hoà bình; dân tộc – hội nhập...</p>

<p>Tác phẩm Sống do hai nữ tác giả Hải Anh – một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton – một hoạ sĩ Pháp sáng tác, là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, kết nối hai nền văn hoá Pháp – Việt Nam.</p>

<p>Đôi nét về các tác giả:</p>

<p>HẢI ANH sinh năm 1993, lớn lên ở quận 13 Paris (Pháp), trong một gia đình luôn hướng về nguồn cội Việt Nam. Cô gặp Pauline năm lên mười và kể từ đó chưa bao giờ thôi ngắm bạn mình vẽ. Sau khi lấy bằng Thạc sĩ kinh tế học văn hoá rồi đến bằng điện ảnh, cô ra mắt cuốn sách Sống, tác phẩm đầu tay, với tư cách tác giả - biên kịch. Năm 2020, Hải Anh chuyển đến sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Hiện cô làm việc trong lĩnh vực nghe nhìn và xuất bản, đi lại giữa Việt Nam và Pháp.</p>

<p>Hải Anh được tạp chí Forbes vinh danh Những gương mặt trẻ xuất sắc dưới 30 tuổi tại châu Á năm 2023.</p>

<p>PAULINE GUITTON sinh năm 1993 tại Paris. Hải Anh là hàng xóm nhà cô, họ lớn lên cùng nhau. Sau khi theo học tại trường Mỹ thuật Caen, cô đến Việt Nam sống một năm cùng Hải Anh. Chính đó là thời gian nhen nhóm một dự án làm chung cho cả hai. Khi trở về Pháp, Pauline tiếp tục học ở trường Gobelins, khoa điện ảnh hoạt hình và tốt nghiệp năm 2021.</p>

<p>Hiện cô chủ yếu làm việc với tư cách hoạ sĩ vẽ bảng phân cảnh hoạt hình. Sống là tác phẩm truyện tranh đầu tay của cô.</p>

<p>Giới thiệu về nhân vật:</p>

<p>LINH</p>

<p>Việt Linh, sinh năm 1952 tại Sài Gòn, là một đạo diễn và nhà biên kịch người Việt Nam nổi tiếng. Sau bảy năm ở chiến khu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, bà đến Matxcơva theo học tại VGIK - một trong những trường điện ảnh danh giá nhất. Khi trở về Việt Nam, bà đạo diễn sáu bộ phim truyện, nhiều phim trong số này được phát hành và trao thưởng ở nước ngoài: Gánh xiếc rong (1988), Chung cư (1999), Mê Thảo, thời vang bóng (2002).</p>

<p>Hiện tuy đã hơn 70 tuổi và gặp vài vấn đề sức khoẻ, Việt Linh vẫn tiếp tục làm việc và mở sân khấu kịch Hồng Hạc ở Thành phố Hồ Chí Minh.</p>

học sinh chúng mình 2000 hồi ấy

học sinh chúng mình 2000 hồi ấy

<p>Học Sinh Chúng Mình 2000 Hồi Ấy</p>

<p>Tiếp nối thành công của cuốn sách 199 MẤY – HỒI ẤY LÀM GÌ?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan đã trở lại với cuốn sách tranh mới mang tên HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY.</p>

<p>Nếu như cuốn 199 MẤY – HỒI ẤY LÀM GÌ? tập trung vào gia đình hàng xóm láng giềng cùng những trò chơi, đồ ăn thức uống thời xưa, thì HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY lại là những kỉ niệm thời đi học.</p>

<p>Cuốn sách gồm 3 phần:</p>

<p>Phần I – Lớn rồi, những trải nghiệm của học sinh chuyển cấp như tự đi học, tự đạp xe đến trường, hay thậm chí là lén lút đi thuê truyện đọc, ra quán net chơi.</p>

<p>Phần II – Những trò hay ho, thời xưa khắc có, là những trò mà có lẽ chỉ những ai đi học thời xưa mới trải qua: tranh nhau đọc những tờ báo quốc dân như Hoa học trò, Mực tím, Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong; chép lời bài hát; khắc hình trên thước kẻ; chuyền thư ngăn bàn…</p>

<p>Phần III – Ngày xưa ra sao, ngày nay vẫn vậy, ngược lại, là những điều mà có lẽ học sinh thời nào cũng trải qua, có kiểm tra miệng, bị sao đỏ chấm điểm, hay nỗi lo nơm nớp khi họp phụ huynh.</p>

<p>Ai cũng đều trải qua quãng đời cắp cặp đến trường, ai cũng từng là một cô bé, cậu bé. Bởi vì chuyện “ngày xưa” còn nhiều lắm, thế nên lại kể cho nhau nghe, để tiếp tục vui và tiếp tục nhớ. Mong rằng cuốn sách nhỏ bé này sẽ giúp chúng ta cùng nhau hồi tưởng lại một vài khoảnh khắc, quay về thời gian mà mỗi người lớn đều từng là học sinh, từng ở lứa tuổi "teen teen" ngày nào...</p>

"lại đây nào!" - mèo bảo

"lại đây nào!" - mèo bảo

<p>"Lại Đây Nào!" - Mèo Bảo</p>

<p>Mèo trèo lên cây và thoát khỏi dòng lũ. Cái cây đổ xuống trôi theo dòng lũ cùng với Mèo.</p>

<p>Cùng với những con sóng, các bạn động vật bị nạn khác lần lượt trôi tới.</p>

<p>“Lại đây nào!” Mèo bảo. Và thế là Mèo mời từng con vật cùng lên thân cây lánh nạn.</p>

<p>Kể cả Cáo, loài thú mà nhiều con vật khiếp sợ, cũng được phép “lên thuyền”.</p>

<p>Một câu chuyện cảm động giúp các bạn nhỏ hiểu rằng sống ở đời đừng quên “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau lúc gian khó thật cần thiết vô cùng, và ai cũng xứng đáng có được một chốn nương thân.</p>

<p>---</p>

<p>Mira Lobe (1913-1995)là tác giả người Áo nổi tiếng thế giới với hơn 100 tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Nhiều tác phẩm của bà đoạt giải thưởng quốc gia và quốc tế, tiêu biểu như “Die Omama im Apfelbaum” (Bà ngoại trên cây táo), “Das Städtchen drumherum” (Thành phố quanh vòng quanh), “Das kleine Ich bin Ich” (Tôi là tôi bé nhỏ), “Komm, sagte die Katze” (“Lại đây nào!” Mèo bảo)…</p>

<p>Tác phẩm của bà được dịch sang hơn 30 thứ tiếng khác nhau, xuất bản ở nhiều quốc gia và đồng hành với tuổi thơ nhiều độc giả thiếu nhi trên khắp thế giới.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ