bộ marugoto - ngôn ngữ và văn hóa nhật bản - sơ cấp 1 - a2 - hoạt động giao tiếp (tái bản 2023)

bộ marugoto - ngôn ngữ và văn hóa nhật bản - sơ cấp 1 - a2 - hoạt động giao tiếp (tái bản 2023)

<p>Marugoto - Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Nhật Bản - Sơ Cấp 1 - A2 - Hoạt Động Giao Tiếp</p>

<p>Tiếp nối cho giáo trình Marugoto - Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản cấp độ A1 - nhập môn, First News tiếp tục phát hành Marugoto - Sơ cấp 1 tương đương với cấp độ A2, nằm trong chuỗi luyện tiếng Nhật căn bản.</p>

<p>Giáo trình Marugoto - Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản được triển khai dựa trên Chuẩn Giáo dục tiếng Nhật JF. Tựa đề Marugoto, có nghĩa là “trọn vẹn”, chứa đựng thông điệp: sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và văn hóa. Giáo trình này giới thiệu những tình huống giao tiếp thực tế, giúp người học trải nghiệm nhiều khía cạnh đa dạng của văn hóa Nhật Bản và đặc trưng trong đời sống của người Nhật một cách trọn vẹn.</p>

<p>Với trình độ A2, giáo trình cũng được chia làm hai quyển: “Katsudoo” (Hoạt động giao tiếp) - lấy việc thực hành từ những tình huống thực tế làm trọng tâm; “Rikai” (Hiểu biết ngôn ngữ) - lấy việc học kiến thức ngôn ngữ làm trọng tâm. Dựa trên cơ sở này, người học có thể lựa chọn phương pháp sử dụng giáo trình tùy theo nhu cầu và cách học của mình.</p>

<p>- Xây dựng tình huống gồm những nhân vật thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa để giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật.</p>

<p>- Thiết kế những bài thực hành giúp người học làm quen với những đoạn hội thoại mang ngữ cảnh tự nhiên nhằm trau dồi ngôn ngữ thông qua nghe hiểu.</p>

<p>- Áp dụng phương pháp sử dụng hồ sơ năng lực cá nhân để quản lý việc tự học.</p>

<p>- Phân chia các cấp độ Marugoto theo chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF:: Nhập môn A1, Sơ cấp 1 và 2 (A2), Sơ trung cấp (A2 / B1) và Trung cấp 1 và 2 (B1). Sáu cấp độ của JFS tương ứng với hệ thống cấp độ CEFR *, nên dễ dàng so sánh năng lực Nhật ngữ so với các ngôn ngữ khác.</p>

<p>- Cung cấp trang học tiếng Nhật trực tuyến giúp người học tra từ trong mục “Marugoto no kotoba” hoặc xem các video liên quan trong mục “Marugoto +”.</p>

<p>- Cung cấp miễn phí các dữ liệu âm thanh : và các nhiều tài liệu miễn phí khác như danh sách từ vựng, tài liệu hỗ trợ giảng dạy dành cho các giáo viên sử dụng Marugoto như “Hướng dẫn phương pháp giảng dạy” trên trang https://www.marugoto.org/ </p>

<p>- Học viên tự học tiếng Nhật có thể sử dụng trang học tiếng Nhật trực tuyến Minato (https://minato-jf.jp/)</p>

<p>Đặc biệt các bài học, hình ảnh minh họa trong sách được thiết kế và sắp xếp khoa học, dễ hiểu tạo cảm giác hứng thú khi học.</p>

<p>Mong rằng, với bộ giáo trình Marugoto - Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, người học tiếng Nhật ở khắp nơi trên thế giới sẽ có nhiều khám phá thú vị và cảm nhận được một cách trọn vẹn ngôn ngữ và văn hóa của Nhật Bản, đồng thời cảm thấy gần gũi hơn với những con người sống trong nền văn hóa đó.</p>

150 bài văn hay 3 (theo chương trình giáo dục phổ thông mới)

150 bài văn hay 3 (theo chương trình giáo dục phổ thông mới)

<p>150 Bài Văn Hay 3 (Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới)</p>

<p>Văn hay chữ tốt là cả một quá trình rèn luyện lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Để giúp các em có được lời hay ý đẹp trong nói và viết, chúng tôi biên soạn cuốn: 150 BÀI VĂN HAY 3.</p>

<p>Nhằm khơi dậy tình yêu cho các em đối với bộ môn này. Cuốn sách dựa vào nội dung chương trình cốt lõi của cải cách giáo dục lớp Ba, và nâng cao thêm một số đề bài, với tham vọng sẽ giúp các em thực hiện tốt chương trình lớp Ba mới, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo, giải quyết các đề bài cụ thể theo cách nghĩ và cảm xúc riêng của mỗi em trên cơ sở những bài làm gợi mở trong cuốn sách. Mong rằng cuốn sách sẽ đáp ứng nhu cầu đọc sách tham khảo cho các thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh. Bậc Tiểu học là nền tảng, là chân đế vững chắc nhất trong bước đường học vấn của mỗi con người. Rất mong các em học sinh lớp Ba nỗ lực, tự bồi dưỡng kĩ năng làm văn từ những bước đi đầu tiên bậc Tiểu học, để những năm học tiếp theo ở các lớp trên các kĩ năng dùng từ, đặt câu, nói, viết... đúng chuẩn và đạt được những kì vọng mà giáo viên và phụ huynh ao ước.</p>

giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình tổng hợp - quyển 1/6

giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình tổng hợp - quyển 1/6

<p>Giáo Trình Tiếng Trung Tăng Cường - Giáo Trình Tổng Hợp - Quyển 1/6</p>

<p>Bộ Giáo trình Tiếng Trung tăng cường là bộ giáo trình chủ lực mới nhất của Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Nó phù hợp yêu cầu thay đổi giáo trình 5 năm gần nhất của các Khoa, Trường và Trung tâm ngoại ngữ của Việt Nam và Trung Quốc.</p>

<p>Bộ giáo trình bám sát hai đề cương là “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do Chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, với mục đích bồi dưỡng một cách toàn diện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học viên bắt đầu từ đầu, theo nguyên tắc “HỌC ĐỂ THI”. Học viên học theo bộ giáo trình có thể thi HSK từ cấp 1 đến cấp 5.</p>

<p>Những ưu điểm chính của bộ giáo trình gồm:</p>

<p>- Tập trung phong phú thêm kiến thức nhằm nhanh chóng nâng cao kỹ năng ngôn ngữ</p>

<p>- Nội dung trình bày thuận tiện cho việc giảng dạy trên lớp và sự tiếp thu của học viên</p>

<p>- Ngôn ngữ của bài khóa sinh động, linh hoạt, gần gũi với cuộc sống, hình thức luyện tập phong phú.</p>

<p>- Nội dung giáo trình bám sát thực tiễn xã hội hiện đại. Người học có thể học nhiều từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề của xã hội như mạng xã hội Wechat, mua bán trực tuyến; thanh toán di động; Bảo vệ môi trường ...</p>

<p>- Tài nguyên hỗ trợ phong phú đồng bộ. Học liệu, video, bài văn mẫu thuận tiện cho việc dạy và học</p>

<p>Bộ giáo trình này bao gồm 6 quyển Sách Bài học tổng hợp, 6 quyển Sách Bài tập tổng hợp. Bài học và Bài tập phối hợp với nhau, mỗi quyển 16 bài. Giáo trình tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, sắp xếp cụ thể như sau:</p>

<p>- Quyển 1-2 trải đều toàn bộ 600 từ của Đề cương HSK cấp 1-3, bao gồm một phần từ HSK cấp 4, trải đều toàn bộ các điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 1-3. Bài khóa được biên soạn dựa theo Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 1-3, trên cơ sở chú trọng tính chân thực. Người học sau khi học xong quyển 1, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 2; sau khi học xong quyển 2, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 3.</p>

<p>- Quyển 3-4 trải đều toàn bộ 1200 từ cùng với điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 4. Bài khóa được biên soạn dựa trên Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 4, đồng thời nâng cao và mở rộng các chủ đề đàm thoại có liên quan. Người học sau khi học xong quyển 3-4, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 4.</p>

<p>- Quyển 5-6 trải đều toàn bộ 2500 từ của Đề cương HSK cấp 5 và 3000 từ của đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, đồng thời trải đều toàn bộ điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 5. Bài khóa được biên soạn và viết lại dựa trên Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 5, chú trọng tính chân thực về nội dung, chú ý cả tính thú vị. Người học sau khi học xong quyển 5-6, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 5, đồng thời có thể thuận lợi thông qua Kỳ thi thống nhất tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng.</p>

giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình tổng hợp - quyển 1/6 (khổ lớn)

giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình tổng hợp - quyển 1/6 (khổ lớn)

<p>Giáo Trình Tiếng Trung Tăng Cường - Giáo Trình Tổng Hợp - Quyển 1/6 (Khổ Lớn)</p>

<p>Bộ Giáo trình Tiếng Trung tăng cường là bộ giáo trình chủ lực mới nhất của Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Nó phù hợp yêu cầu thay đổi giáo trình 5 năm gần nhất của các Khoa, Trường và Trung tâm ngoại ngữ của Việt Nam và Trung Quốc.</p>

<p>Bộ giáo trình bám sát hai đề cương là “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do Chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, với mục đích bồi dưỡng một cách toàn diện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học viên bắt đầu từ đầu, theo nguyên tắc “HỌC ĐỂ THI”. Học viên học theo bộ giáo trình có thể thi HSK từ cấp 1 đến cấp 5.</p>

<p>Những ưu điểm chính của bộ giáo trình gồm:</p>

<p>- Tập trung phong phú thêm kiến thức nhằm nhanh chóng nâng cao kỹ năng ngôn ngữ</p>

<p>- Nội dung trình bày thuận tiện cho việc giảng dạy trên lớp và sự tiếp thu của học viên</p>

<p>- Ngôn ngữ của bài khóa sinh động, linh hoạt, gần gũi với cuộc sống, hình thức luyện tập phong phú.</p>

<p>- Nội dung giáo trình bám sát thực tiễn xã hội hiện đại. Người học có thể học nhiều từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề của xã hội như mạng xã hội Wechat, mua bán trực tuyến; thanh toán di động; Bảo vệ môi trường ...</p>

<p>- Tài nguyên hỗ trợ phong phú đồng bộ. Học liệu, video, bài văn mẫu thuận tiện cho việc dạy và học</p>

<p>Bộ giáo trình này bao gồm 6 quyển Sách Bài học tổng hợp, 6 quyển Sách Bài tập tổng hợp. Bài học và Bài tập phối hợp với nhau, mỗi quyển 16 bài. Giáo trình tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, sắp xếp cụ thể như sau:</p>

<p>- Quyển 1-2 trải đều toàn bộ 600 từ của Đề cương HSK cấp 1-3, bao gồm một phần từ HSK cấp 4, trải đều toàn bộ các điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 1-3. Bài khóa được biên soạn dựa theo Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 1-3, trên cơ sở chú trọng tính chân thực. Người học sau khi học xong quyển 1, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 2; sau khi học xong quyển 2, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 3.</p>

<p>- Quyển 3-4 trải đều toàn bộ 1200 từ cùng với điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 4. Bài khóa được biên soạn dựa trên Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 4, đồng thời nâng cao và mở rộng các chủ đề đàm thoại có liên quan. Người học sau khi học xong quyển 3-4, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 4.</p>

<p>- Quyển 5-6 trải đều toàn bộ 2500 từ của Đề cương HSK cấp 5 và 3000 từ của đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, đồng thời trải đều toàn bộ điểm ngôn ngữ của Đề cương HSK cấp 5. Bài khóa được biên soạn và viết lại dựa trên Đề cương chủ đề đàm thoại HSK cấp 5, chú trọng tính chân thực về nội dung, chú ý cả tính thú vị. Người học sau khi học xong quyển 5-6, tiếng Trung có thể đạt đến trình độ HSK cấp 5, đồng thời có thể thuận lợi thông qua Kỳ thi thống nhất tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng.</p>

bộ giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình nghe - quyển 3

bộ giáo trình tiếng trung tăng cường - giáo trình nghe - quyển 3

<p>Giáo Trình Tiếng Trung Tăng Cường - Giáo Trình Nghe - Quyển 3</p>

<p> “Bộ Giáo trình Tiếng Trung tăng cường – Giáo trình Nghe” là một bộ giáo trình sơ – trung cấp Nghe tiếng Trung bám sát vào “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng du học tại Trung Quốc”, thực hiện đường lối tư duy giảng dạy “học đi đôi với hành” và “học – thi kết hợp”. Bộ giáo trình này vừa có thể làm giáo trình Nghe tiếng Trung cho sinh viên dự bị đại học đến Trung Quốc học các chuyên ngành chính quy tự nhiên và xã hội, cũng có thể làm giáo trình Nghe tiếng Trung giai đoạn sơ – trung cấp cho lưu học sinh chọn học chuyên ngành Hán ngữ tại Trung Quốc, cũng thích hợp dùng cho những người học tiếng Trung muốn thông qua kỳ thi HSK từ cấp 1 đến cấp 5.</p>

<p>Quyển 1 của bộ giáo trình này thích hợp dùng cho người học tiếng Trung bắt đầu từ con số không. Quyển 2 thích hợp dùng cho học sinh đã học qua quyển 1 hoặc đã nắm được 250 ~ 300 từ ngữ tiếng Trung. Quyển 1, 2 về cơ bản bao quát từ vựng HSK cấp 3. Quyển 3 thích hợp dùng cho học sinh đã học qua quyển 2 hoặc đã nắm được 550 ~ 600 từ ngữ tiếng Trung. Quyển 4 thích hợp dùng cho học sinh đã học qua quyển 3 hoặc đã nắm được 850 ~ 900 từ ngữ tiếng Trung. Quyển 3, 4 về cơ bản bao quát từ vựng HSK cấp 4. Quyển 5 thích hợp dùng cho học sinh đã học qua quyển 4 hoặc đã nắm được 1500 ~ 2000 từ ngữ tiếng Trung. Quyển 6 thích hợp dùng cho học sinh đã học qua quyển 5 hoặc đã nắm được 2500 ~ 3000 từ ngữ tiếng Trung. Quyển 5, 6 về cơ bản bao quát từ vựng HSK cấp 5.</p>

<p>Đặc điểm giáo trình</p>

<p>1. Bao gồm toàn bộ chủ đề đàm thoại của “Đề cương HSK”, thực hiện “học đi đôi với hành”</p>

<p>Nội dung bài khóa bám sát sinh hoạt thường ngày, mỗi bài một chủ đề đàm thoại, đồng thời chú trọng cả tính chân thực lẫn tính thú vị, trong phạm vi các mục ngôn ngữ quy định trong “Đề cương HSK”. Phần Luyện tập của mỗi bài có dạng đề phong phú, thêm một bước củng cố hiệu quả đầu vào (nghe) của ngôn ngữ; đồng thời tham khảo các dạng đề thi HSKK, chú trọng cả việc luyện tập đầu ra (nói); còn đặc biệt thiết kế các dạng đề luyện tập khẩu ngữ, thúc đẩy học sinh tiến hành đầu ra ngôn ngữ hiệu quả.</p>

<p>2. Bám sát từ vựng của “Đề cương HSK”, trải đều toàn bộ dạng đề HSK, thực hiện “học – thi kết hợp”</p>

<p>Bộ giáo trình này không chỉ bám sát toàn bộ đề cương từ vựng HSK cấp 1-5, mà còn biên soạn theo dạng đề thi HSK cấp 1-5, nhằm thực hiện việc liên kết chặt chẽ giữa dạy học trên lớp và thi HSK. Giáo viên còn có thể trực tiếp sử dụng các bài tập trong giáo trình để hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho kỳ thi, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy.</p>

ledu - giáo trình môn đọc hiểu tiếng trung - tập 2

ledu - giáo trình môn đọc hiểu tiếng trung - tập 2

<p text-align:="" justify;""="">LeDu - Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung - Tập 2</p>

<p text-align:="" justify;""="">“Le Du - Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung, quyển 1” là giáo trình đọc hiểu cấp nhập môn. Mục tiêu giảng dạy của quyển này là bắt đầu từ các nét chữ Hán, thông qua sự dẫn dắt, liên hệ của các ý phù (hình bàng) giúp học sinh tập trung học chữ, mở rộng vốn từ, sau đó thông qua đọc câu và đoạn văn ngắn để củng cố lại từ mới, bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh, huấn luyện khả năng đọc hiểu của học sinh. Quyển giáo trình này thích hợp sử dụng cho người học tiếng Trung sơ cấp từ chưa biết gì (khởi điểm bằng 0) hoặc đã nắm được khoảng 50 từ ngữ HSK cấp 1.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Việc chọn chữ, chọn từ của quyển giáo trình này đều tham khảo từ “Bảng chữ Hán thông dụng” và “Bảng từ ngữ tiếng Hán thông dụng” trong “Đại cương chương trình giảng dạy Hán ngữ quốc tế thông dụng”. Toàn bộ từ mới được chia thành hai phần gồm “Học để nhớ” và “Học để đọc” (sau những từ “học để đọc” có thêm dấu * để phân biệt). Từ vựng ở phần “Học để nhớ” đa số được lấy từ bảng từ cấp 1, bảng từ cấp 2 trong “Đại cương chương trình giảng dạy Hán ngữ quốc tế thông dụng”. Từ mới của phần “Học để nhớ” sẽ xuất hiện trong bảng từ mới ở cuối sách. Từ mới của phần “Học để đọc” chỉ được thiết lập nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh và quét sạch chướng ngại khi đọc, nên không cần học sinh ghi nhớ. Từ mới của phần “Học để đọc” không xuất hiện trong bảng từ mới ở cuối sách. Quyển sách này xem trọng việc xuất hiện lặp lại của từ mới, đa số từ mới sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại trong cả quyển sách, học sinh xem nhiều tự nhiên sẽ ghi nhớ.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Thể lệ của giáo trình</p>

<p text-align:="" justify;""="">Nội dung quyển giáo trình này về cơ bản được sắp xếp theo thứ tự “nét chữ → ý phù (hình bàng) → chữ → từ → câu → đoạn”, cả quyển sách tổng cộng 10 bài, bài cuối cùng là phần kiểm tra tổng kết đối với nội dung của 9 bài trước đó, chủ yếu kiểm tra mức độ nắm vững của học sinh đối với kiến thức cơ bản về chữ Hán và từ mới của phần “Học để nhớ”, dạng đề tham khảo đề thi thật HSK cấp 1, cấp 2.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mỗi bài được chia thành 3 mảng lớn: Ngân hàng tri thức, Tập trung học chữ, Thử thách bản thân.</p>

<p text-align:="" justify;""="">1. Ngân hàng tri thức</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mảng này giảng giải những tri thức cơ sở về chữ Hán, đồng thời thiết kế phần “Luyện tập” để kiểm tra tình hình lý giải và nắm bắt của học sinh. Phần giảng giải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, có kèm theo phần dịch tiếng Việt, điều này giúp người học giảm bớt tâm trạng ngại khó khi học chữ Hán, nắm được phương pháp học tập chính xác, nâng cao hứng thú và hiệu suất học tập. Bài 1 và bài 2 chủ yếu giới thiệu về các nét chữ và quy tắc bút thuận của chữ Hán. Bài 3 đến bài 7 giới thiệu về cấu tạo cơ bản của chữ Hán, giảng giải một cách hệ thống về chữ tượng hình, chữ chỉ sự, chữ hội ý và chữ hình thanh; phần chữ hình thanh được chia thành hai bài, một bài chủ yếu giảng giải về ý phù (hình bàng), một bài chủ yếu giảng giải về thanh phù (thanh bàng). Bài 8 giảng giải về ba hiện tượng chữ cận hình, chữ đồng âm và chữ đa âm tồn tại trong tiếng Hán. Bài 9 giới thiệu về mối quan hệ giữa chữ Hán và từ.</p>

<p text-align:="" justify;""="">2. Tập trung học chữ</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mảng này đặt các chữ Hán có tần số xuất hiện cao vào trong từ (hoặc cụm từ) và câu để học sinh nhận đọc. Như vậy chữ Hán sẽ có ngữ cảnh cụ thể, học sinh học sẽ không còn máy móc, khô khan, mà dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ sự phối hợp thường dùng, học để ứng dụng, bên cạnh việc nâng cao khả năng đọc hiểu, cũng giúp nâng cao khả năng biểu đạt đầu ra (nói và viết) khi giao tiếp.</p>

<p text-align:="" justify;""="">3. Thử thách bản thân</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mảng này là phần bài tập được thiết kế nhằm vào nội dung bài học. Việc thiết kế bài tập dựa theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ nội dung trong bài mở rộng đến ngoại khóa, từ chữ, từ (hoặc cụm từ), câu lại đến đoạn văn, từng bước dẫn dắt học sinh nắm vững nội dung bài học, đồng thời có thể dần dần hoàn thành bài tập một cách độc lập. Phần “Tập viết chữ Hán” chủ yếu để học sinh hoàn thành nhiệm vụ viết chữ trong ô vuông trên cơ sở nhận đọc chữ Hán và hiểu được nghĩa chữ, làm sâu sắc hơn sự lý giải và nắm vững về quy tắc kết cấu chữ Hán của học sinh. Nhằm vào những từ mới trọng điểm của mỗi bài, chúng tôi đã thiết kế bài tập “Chọn từ điền trống”. Mục đích chủ yếu của bài tập “Chọn câu trả lời thích hợp” là giúp người học nhận đọc câu trong ngữ cảnh. Phần “Câu đố” có độ khó nhất định, chủ yếu là để kiểm tra xem học sinh có am hiểu về cấu tạo, cách viết và các kiến thức có liên quan đến chữ Hán hay không, đáp án câu đố đều đến từ những chữ trọng điểm và những từ thường dùng xuất hiện trong bài đó. Theo sự gia tăng của lượng chữ mà người học phải học, bắt đầu từ bài 6, chúng tôi dùng những câu đơn giản cùng với từ mới xuất hiện trong bài đó để viết lại những mẩu truyện cười, mục đích là tái hiện và củng cố lại những nội dung đã học trong bài, bồi dưỡng hứng thú đọc cho học sinh.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Để tiện cho học sinh lý giải nội dung giáo trình, tăng thêm sự thú vị, mỗi bài đều có kèm các hình minh họa phong phú.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Kiến nghị giảng dạy</p>

<p text-align:="" justify;""="">Mỗi bài trong quyển giáo trình này kiến nghị thời gian giảng dạy là 2 đến 4 tiết.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Cả bài 1 và bài 2 kiến nghị nên hoàn thành trong 4 tiết. Từ bài 3 đến bài 9, kiến nghị mỗi bài nên hoàn thành trong 3-4 tiết. Ở tiết thứ nhất, kết hợp với chữ ví dụ để giảng dạy nội dung của phần “Ngân hàng tri thức”, sau đó thông qua phần “Luyện tập” để kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức cơ bản của học sinh; từ tiết thứ 2 đến tiết thứ 4, dựa theo sự sắp xếp của phần “Tập trung học chữ” để giới thiệu và giảng giải các chữ Hán thường dùng, sau đó tiến hành huấn luyện nhận đọc theo thứ tự chữ → từ → câu → đoạn, mở rộng vốn từ, bồi dưỡng hứng thú đọc và kỹ năng đọc, cuối cùng hoàn thành bài tập ở phần “Thử thách bản thân”. Mục đích môn đọc hiểu không phải là viết, nhưng đối với những học sinh mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung thì việc vừa viết vừa nhận mặt chữ có thể giúp học sinh ghi nhớ chữ Hán hiệu quả hơn, thầy cô có thể tùy theo tình hình của học sinh mà xem xét việc cho thêm phần viết các chữ Hán cơ bản. Phần “Kiểm tra tổng kết” thầy cô có thể cho học sinh hoàn thành trên lớp, cũng có thể dùng làm đề kiểm tra giai đoạn, có thể hoàn thành trong 2 tiết.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Các chữ trọng điểm, từ, câu ví dụ xuất hiện trong giáo trình với số lượng vừa phải, thầy cô có thể tùy theo tình hình của học sinh để chọn dùng một cách linh hoạt. Nếu học sinh có trình độ khá cao, thầy cô có thể cân nhắc bổ sung thêm chữ ví dụ, từ ví dụ, câu ví dụ; nếu học sinh có trình độ hơi thấp, thầy cô có thể chỉ giảng nội dung của phần “Học để nhớ”, bỏ qua nội dung phần “Học để đọc”, cũng có thể xem xét tăng thêm thời lượng học.</p>

<p text-align:="" justify;""="">Trên đây là một số thuyết minh về mục tiêu giảng dạy, đối tượng thích hợp sử dụng, nội dung thể lệ và phương pháp sử dụng “Le Du - Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung, quyển 1”, xin đưa ra để tham khảo.</p>

giáo trình tiếng trung tăng cường - luyện viết chữ hán

giáo trình tiếng trung tăng cường - luyện viết chữ hán

<p>Giáo Trình Tiếng Trung Tăng Cường - Luyện Viết Chữ Hán</p>

<p>Bộ “Giáo trình Tiếng Trung tăng cường” là một bộ giáo trình tiếng Trung sơ – trung cấp bám sát vào “Đề cương thi HSK” và đề cương “Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục dự bị đại học dành cho lưu học sinh chính quy du học tại Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc cấp học bổng”, thực tiễn đường lối tư duy giảng dạy “kết hợp giữa thi và dạy”. Bộ giáo trình này có thể làm giáo trìnhtiếng Trung chính cho sinh viên dự bị đại học các chuyên ngành chính quy tự nhiên và xã hội, cũng có thể làm giáo trình giai đoạn sơ – trung cấp cho lưu học sinh tu nghiệp ngôn ngữ dài hạn tại Trung Quốc, cũng thích hợp dùng cho tất cả những người học tiếng Trung muốn thông qua kỳ thi HSK từ cấp 1 đến cấp 5. Bộ “Giáo trình Tiếng Trung tăng cường” bao gồm sách “Giáo trình tổng hợp”, sách “Bài tập tổng hợp” và “Giáo trình Nghe”. Hiện chúng tôi biên soạn thêm sách “Luyện viết chữ Hán” để phục vụ cho việc tập viết chữ Hán của học sinh.</p>

<p>Sách “Luyện viết chữ Hán” được biên soạn theo sát nội dung hai tập đầu của bộ “Giáo trình Tiếng Trung tăng cường” với khoảng gần 800 chữ Hán cần học ở trình độ HSK cấp 1 đến HSK cấp 3. Đặc điểm nổi bật của tài liệu là hướng dẫn học viết chữ thông qua bộ thủ, kết hợp với các quy tắc bút thuận sẽ giúp việc học viết có hệ thống và dễ nhớ. Hơn nữa, cách học này còn giúp người học có khả năng suy đoán ra cách viết của các chữ mới. Những thông tin được cung cấp gồm:</p>

<p>• Mẫu chữ rỗng để người học tô theo nét viết;</p>

<p>• Thứ tự theo bút thuận các nét;</p>

<p>• Chữ in mờ và các ô trống để tập viết;</p>

<p>• Phiên âm, âm Hán Việt, các nghĩa cơ bản và các từ ví dụ;</p>

<p>• Cách cấu tạo chữ Hán và kết cấu chữ Hán;</p>

<p>• Đặc biệt – video cách viết nét chữ, bộ thủ và chữ Hán.</p>

<p>Bốn bài dự bị ở phần đầu cung cấp những lý thuyết cơ bản về chữ Hán, giúp người học nắm vững các kiến thức về cấu tạo chữ Hán, kết cấu chữ Hán, hình thể chữ Hán, nét chữ, bộ kiện và bộ thủ cùng với các quy tắc bút thuận. Bài tập ở phần này giúp người học làm quen với việc viết các nét chữ Hán cơ bản cho tới biến thể, tạo cơ sở cho việc tập viết các chữ Hán hoàn chỉnh trong phần chính phía sau.</p>

<p>Theo chúng tôi, dạy và học chữ Hán như phương pháp chúng tôi trình bày trong sách vừa là sự kế thừa kinh nghiệm của các bậc tiền nhân vừa theo sát các đặc điểm lớn về cấu tạo và hình thể chữ Hán – là cách có thể giúp người học dễ viết, dễ nhớ chữ hơn cả, tạo điều kiện để người học làm quen với việc tra cứu sách công cụ khi học lên cao. Một tính năng vô cùng hữu ích khi sử dụng sách này là nó được dùng kèm với một trang web hỗ trợ. Trên đó, cách viết của các nét chữ, các bộ thủ, các chữ Hán được minh họa ở dạng video sẽ giúp người học nắm được cách viết chữ dễ dàng và nhanh chóng. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích cho các bạn mới bước những bước đầu tiên trên lộ trình học tiếng Trung, nhất là những bạn học tiếng Trung qua bộ “Giáo trình Tiếng Trung tăng cường”.</p>

ledu - giáo trình môn đọc hiểu tiếng trung - tập 4

ledu - giáo trình môn đọc hiểu tiếng trung - tập 4

<p>LeDu - Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung - Tập 4</p>

<p>“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” là bộ giáo trình huấn luyện kỹ năng Đọc hiểu được biên soạn cho người học tiếng Trung, được chia thành 06 quyển theo cấp độ khó. Mỗi quyển có trọng tâm riêng ở các mặt như lựa chọn chủ đề tài liệu đọc, thiết lập mục tiêu học tập, v.v. Quyển này là quyển 4, phù hợp với người học đã nắm vững căn bản từ vựng HSK 1-4. Quyển giáo trình này chủ yếu giúp cho người có trình độ tiếng Trung gần trung cấp tích lũy được vốn từ vựng có liên quan đến các chủ đề trọng tâm, tăng cường ngữ cảm; nắm vững cách thức và kỹ năng đọc thực tế, nâng cao độ chính xác và tốc độ đọc hiểu, dần dần hình thành thói quen đọc lành mạnh và hiệu quả; làm phong phú tri thức nền về văn hóa, xã hội của các chủ đề có liên quan, bồi dưỡng hứng thú đọc, trải nghiệm niềm vui từ việc đọc.</p>

<p>I. Sơ lược nội dung</p>

<p>Giáo trình này có tổng cộng 12 bài, thể loại tài liệu đọc được chọn chủ yếu là văn trần thuật, bản tin, văn thuyết minh giới thiệu và văn ứng dụng, nội dung bao gồm nhiều phương diện như ăn – mặc – ở – đi lại, câu chuyện danh nhân, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn hóa lịch sử, v.v. Tài liệu được chọn tự nhiên, chân thật, giàu tính thực tế và và tính thú vị, nhằm thể hiện được quan niệm biên soạn của bộ giáo trình “Le Du”. Về mặt thiết lập độ khó của tài liệu đọc, bài khóa trong quyển giáo trình này trải đều từ vựng HSK cấp 1-4, từ mới chủ yếu là từ vựng HSK cấp 4, cũng có một số ít từ vựng thuộc HSK cấp 4 trở lên và nằm ngoài đại cương có liên quan đến chủ đề.</p>

<p>Giáo trình này kết hợp việc học tập tri thức ngôn ngữ, huấn luyện kỹ năng đọc và thực tiễn đọc hiểu lại với nhau, chú trọng tính khoa học, tính hệ thống trong việc thiết kế nội dung giảng dạy. Thể lệ cụ thể được sắp xếp như sau:</p>

<p>Phần 1: Ngân hàng tri thức. Bao gồm việc giảng giải và luyện tập về các chữ thường dùng, từ ngữ văn viết thường dùng và mẫu câu thường dùng, mục đích nhằm bồi dưỡng phương pháp học chữ Hán, từ ngữ văn viết và mẫu câu cho người học tiếng Trung trình độ gần trung cấp một cách có ý thức, làm phong phú vốn kiến thức của họ.</p>

<p>Phần 2: Huấn luyện kỹ xảo. Mỗi bài tập trung giảng giải và huấn luyện một loại kỹ xảo đọc về mặt lý giải nghĩa từ hoặc nghĩa câu, hướng dẫn người học phương pháp lý giải và vận dụng một số kỹ xảo đọc cơ bản nhất, như: vận dụng tri thức chữ Hán để suy đoán nghĩa chữ, thông qua nghĩa của ngữ tố và kết cấu bên trong từ ngữ để suy đoán nghĩa từ, thông qua sự phối hợp từ ngữ, từ trái nghĩa hoặc từ gần nghĩa cùng xuất hiện, ý nghĩa sắc thái của từ ngữ,… để nắm vững chính xác nghĩa từ, lợi dụng phương pháp rút gọn, từ nối, các dấu hiệu hình thức,… để lý giải chính xác nghĩa câu, v.v.</p>

<p>Phần 3: Thực tiễn đọc hiểu. Bao gồm ba phần lớn là đọc chuyên sâu, đọc mở rộng và đọc thực tế. Phần “Đọc chuyên sâu” và “Đọc mở rộng” bao gồm các nội dung như: học tập các từ vựng trọng tâm và từ vựng mở rộng thuộc các chủ đề thường gặp, bài tập khởi động, bài tập lý giải nội dung bài khóa, lý giải nghĩa câu và lý giải nghĩa từ, v.v., đồng thời trên cơ sở này hướng dẫn người học nắm được ý chính của bài khóa, vận dụng từ vựng trọng tâm thuộc chủ đề bài khóa để trình bày quan điểm, giới thiệu nội dung có liên quan một cách ngắn gọn. Phần “Đọc thực tế” bao gồm hai loại: Loại thứ nhất – “Đọc văn thuyết minh”, giúp người học tích lũy thường thức về lịch sử, văn hóa cần có đồng thời được tiếp xúc rộng rãi trong học tập và sinh hoạt thường ngày; loại thứ hai – “Tra tìm thông tin”, như tra tìm các thông tin du lịch, bảng giờ tàu xe, bảng các triều đại lịch sử, v.v., việc thiết kế nhiệm vụ nhấn mạnh tính ứng dụng, mục đích nhằm giúp người học giải quyết các vấn đề thường gặp trong học tập và sinh hoạt thường ngày.</p>

<p>Phần 4: Hán ngữ thú vị. Bao gồm những tri thức thú vị, thục ngữ, ngữ lưu hành trên mạng, v.v., nhằm điều tiết cường độ và tiết tấu đọc, kết hợp giải trí với học tập.</p>

<p>II. Kiến nghị sử dụng giáo trình

Việc sử dụng giáo trình nên tuân theo các nguyên tắc “giảng kỹ đọc nhiều”, “học đi đôi với hành”, “vui vẻ mà đọc”. Về mặt giảng dạy nội dung đọc, cần khiến cho người học thông qua việc học bài này nắm được từ vựng cơ bản trọng tâm nhất theo chủ đề của bài, nắm chính xác nghĩa chữ, nghĩa từ, cách dùng mở rộng thường dùng và mẫu câu thường dùng có liên quan. Về mặt kỹ xảo đọc, bước đầu bồi dưỡng người học khả năng căn cứ vào sự khác nhau của mục đích và thể loại đọc để lựa chọn phương pháp đọc tương ứng, thông qua việc huấn luyện một số lượng lớn kỹ xảo mang tính chủ đích và huấn luyện vận dụng tổng hợp, giúp người học tiếng Trung trình độ gần trung cấp dần dần khắc phục được tâm trạng ngại khó khi đọc chữ Hán, huấn luyện người học khả năng nhanh chóng nắm bắt được thông tin có ích trong “biển chữ” mênh mông. Phần “Đọc thực tế”, đề nghị thầy cô đưa ra ví dụ mẫu, bố trí nhiệm vụ thực tiễn đọc hiểu sau giờ học, mở rộng việc đọc ra môi trường xã hội chân thật một cách hữu hiệu.</p>

<p>Giáo trình này về cơ bản được biên soạn theo trình tự giảng dạy ở các lớp dạy đọc thông thường, thầy cô có thể dựa theo các bước mà giáo trình kiến nghị để sắp xếp nội dung giảng dạy, cũng có thể tùy theo đặc điểm của người học và thực tế giảng dạy để lựa chọn nội dung giáo trình. Việc phân phối các tiết học đề nghị như sau: 4-5 tiết hoàn thành một bài, tiết 1 hoàn thành phần “Ngân hàng tri thức”, “Huấn luyện kỹ xảo” và học từ mới ở phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 2-3 hoàn thành bài tập khởi động và bài khóa phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 4 hoàn thành phần “Đọc mở rộng”, tiết 5 hoàn thành phần “Đọc thực tế”. Yêu cầu người học chỉ chuẩn bị bài phần “Ngân hàng tri thức” và học từ mới phần “Đọc chuyên sâu” trước khi học, không đọc trước bài khóa; yêu cầu người học nghiêm túc ôn tập sau giờ học, sắp xếp và phân loại các tri thức như từ ngữ, mẫu câu, kỹ xảo đọc,… đã được học, đồng thời dự trữ vào trong “ngân hàng tri thức” của chính mình.

Những kiến nghị trên chỉ đưa ra để tham khảo, thầy cô có thể dựa theo các tình huống cụ thể như trình độ tiếng Trung của người học, việc sắp xếp chương trình học,… để điều chỉnh một cách linh hoạt việc sắp xếp, thiết kế trong giáo trình. Ở đây, chúng tôi xin chân thành đón nhận sự phê bình, góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp và người học tiếng Trung đối với quyển giáo trình này.</p>

ledu - giáo trình môn đọc hiểu tiếng trung - tập 3

ledu - giáo trình môn đọc hiểu tiếng trung - tập 3

<p>LeDu - Giáo Trình Môn Đọc Hiểu Tiếng Trung - Tập 3</p>

<p>“Le Du – Giáo trình môn Đọc hiểu tiếng Trung” là bộ giáo trình huấn luyện kỹ năng Đọc hiểu được biên soạn cho người học tiếng Trung, được chia thành 06 quyển theo cấp độ khó. Mỗi quyển có trọng tâm riêng ở các mặt như lựa chọn chủ đề tài liệu đọc, thiết lập mục tiêu học tập, v.v. Quyển này là quyển 4, phù hợp với người học đã nắm vững căn bản từ vựng HSK 1-4. Quyển giáo trình này chủ yếu giúp cho người có trình độ tiếng Trung gần trung cấp tích lũy được vốn từ vựng có liên quan đến các chủ đề trọng tâm, tăng cường ngữ cảm; nắm vững cách thức và kỹ năng đọc thực tế, nâng cao độ chính xác và tốc độ đọc hiểu, dần dần hình thành thói quen đọc lành mạnh và hiệu quả; làm phong phú tri thức nền về văn hóa, xã hội của các chủ đề có liên quan, bồi dưỡng hứng thú đọc, trải nghiệm niềm vui từ việc đọc.</p>

<p>I. Sơ lược nội dung</p>

<p>Giáo trình này có tổng cộng 12 bài, thể loại tài liệu đọc được chọn chủ yếu là văn trần thuật, bản tin, văn thuyết minh giới thiệu và văn ứng dụng, nội dung bao gồm nhiều phương diện như ăn – mặc – ở – đi lại, câu chuyện danh nhân, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn hóa lịch sử, v.v. Tài liệu được chọn tự nhiên, chân thật, giàu tính thực tế và và tính thú vị, nhằm thể hiện được quan niệm biên soạn của bộ giáo trình “Le Du”. Về mặt thiết lập độ khó của tài liệu đọc, bài khóa trong quyển giáo trình này trải đều từ vựng HSK cấp 1-4, từ mới chủ yếu là từ vựng HSK cấp 4, cũng có một số ít từ vựng thuộc HSK cấp 4 trở lên và nằm ngoài đại cương có liên quan đến chủ đề.</p>

<p>Giáo trình này kết hợp việc học tập tri thức ngôn ngữ, huấn luyện kỹ năng đọc và thực tiễn đọc hiểu lại với nhau, chú trọng tính khoa học, tính hệ thống trong việc thiết kế nội dung giảng dạy. Thể lệ cụ thể được sắp xếp như sau:</p>

<p>Phần 1: Ngân hàng tri thức. Bao gồm việc giảng giải và luyện tập về các chữ thường dùng, từ ngữ văn viết thường dùng và mẫu câu thường dùng, mục đích nhằm bồi dưỡng phương pháp học chữ Hán, từ ngữ văn viết và mẫu câu cho người học tiếng Trung trình độ gần trung cấp một cách có ý thức, làm phong phú vốn kiến thức của họ.</p>

<p>Phần 2: Huấn luyện kỹ xảo. Mỗi bài tập trung giảng giải và huấn luyện một loại kỹ xảo đọc về mặt lý giải nghĩa từ hoặc nghĩa câu, hướng dẫn người học phương pháp lý giải và vận dụng một số kỹ xảo đọc cơ bản nhất, như: vận dụng tri thức chữ Hán để suy đoán nghĩa chữ, thông qua nghĩa của ngữ tố và kết cấu bên trong từ ngữ để suy đoán nghĩa từ, thông qua sự phối hợp từ ngữ, từ trái nghĩa hoặc từ gần nghĩa cùng xuất hiện, ý nghĩa sắc thái của từ ngữ,… để nắm vững chính xác nghĩa từ, lợi dụng phương pháp rút gọn, từ nối, các dấu hiệu hình thức,… để lý giải chính xác nghĩa câu, v.v.</p>

<p>Phần 3: Thực tiễn đọc hiểu. Bao gồm ba phần lớn là đọc chuyên sâu, đọc mở rộng và đọc thực tế. Phần “Đọc chuyên sâu” và “Đọc mở rộng” bao gồm các nội dung như: học tập các từ vựng trọng tâm và từ vựng mở rộng thuộc các chủ đề thường gặp, bài tập khởi động, bài tập lý giải nội dung bài khóa, lý giải nghĩa câu và lý giải nghĩa từ, v.v., đồng thời trên cơ sở này hướng dẫn người học nắm được ý chính của bài khóa, vận dụng từ vựng trọng tâm thuộc chủ đề bài khóa để trình bày quan điểm, giới thiệu nội dung có liên quan một cách ngắn gọn. Phần “Đọc thực tế” bao gồm hai loại: Loại thứ nhất – “Đọc văn thuyết minh”, giúp người học tích lũy thường thức về lịch sử, văn hóa cần có đồng thời được tiếp xúc rộng rãi trong học tập và sinh hoạt thường ngày; loại thứ hai – “Tra tìm thông tin”, như tra tìm các thông tin du lịch, bảng giờ tàu xe, bảng các triều đại lịch sử, v.v., việc thiết kế nhiệm vụ nhấn mạnh tính ứng dụng, mục đích nhằm giúp người học giải quyết các vấn đề thường gặp trong học tập và sinh hoạt thường ngày.</p>

<p>Phần 4: Hán ngữ thú vị. Bao gồm những tri thức thú vị, thục ngữ, ngữ lưu hành trên mạng, v.v., nhằm điều tiết cường độ và tiết tấu đọc, kết hợp giải trí với học tập.</p>

<p>II. Kiến nghị sử dụng giáo trình

Việc sử dụng giáo trình nên tuân theo các nguyên tắc “giảng kỹ đọc nhiều”, “học đi đôi với hành”, “vui vẻ mà đọc”. Về mặt giảng dạy nội dung đọc, cần khiến cho người học thông qua việc học bài này nắm được từ vựng cơ bản trọng tâm nhất theo chủ đề của bài, nắm chính xác nghĩa chữ, nghĩa từ, cách dùng mở rộng thường dùng và mẫu câu thường dùng có liên quan. Về mặt kỹ xảo đọc, bước đầu bồi dưỡng người học khả năng căn cứ vào sự khác nhau của mục đích và thể loại đọc để lựa chọn phương pháp đọc tương ứng, thông qua việc huấn luyện một số lượng lớn kỹ xảo mang tính chủ đích và huấn luyện vận dụng tổng hợp, giúp người học tiếng Trung trình độ gần trung cấp dần dần khắc phục được tâm trạng ngại khó khi đọc chữ Hán, huấn luyện người học khả năng nhanh chóng nắm bắt được thông tin có ích trong “biển chữ” mênh mông. Phần “Đọc thực tế”, đề nghị thầy cô đưa ra ví dụ mẫu, bố trí nhiệm vụ thực tiễn đọc hiểu sau giờ học, mở rộng việc đọc ra môi trường xã hội chân thật một cách hữu hiệu.</p>

<p>Giáo trình này về cơ bản được biên soạn theo trình tự giảng dạy ở các lớp dạy đọc thông thường, thầy cô có thể dựa theo các bước mà giáo trình kiến nghị để sắp xếp nội dung giảng dạy, cũng có thể tùy theo đặc điểm của người học và thực tế giảng dạy để lựa chọn nội dung giáo trình. Việc phân phối các tiết học đề nghị như sau: 4-5 tiết hoàn thành một bài, tiết 1 hoàn thành phần “Ngân hàng tri thức”, “Huấn luyện kỹ xảo” và học từ mới ở phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 2-3 hoàn thành bài tập khởi động và bài khóa phần “Đọc chuyên sâu”, tiết 4 hoàn thành phần “Đọc mở rộng”, tiết 5 hoàn thành phần “Đọc thực tế”. Yêu cầu người học chỉ chuẩn bị bài phần “Ngân hàng tri thức” và học từ mới phần “Đọc chuyên sâu” trước khi học, không đọc trước bài khóa; yêu cầu người học nghiêm túc ôn tập sau giờ học, sắp xếp và phân loại các tri thức như từ ngữ, mẫu câu, kỹ xảo đọc,… đã được học, đồng thời dự trữ vào trong “ngân hàng tri thức” của chính mình.

Những kiến nghị trên chỉ đưa ra để tham khảo, thầy cô có thể dựa theo các tình huống cụ thể như trình độ tiếng Trung của người học, việc sắp xếp chương trình học,… để điều chỉnh một cách linh hoạt việc sắp xếp, thiết kế trong giáo trình. Ở đây, chúng tôi xin chân thành đón nhận sự phê bình, góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp và người học tiếng Trung đối với quyển giáo trình này.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ