niềm tin xã hội - lý luận và thực tiễn

niềm tin xã hội - lý luận và thực tiễn

<p>Niềm Tin Xã Hội - Lý Luận Và Thực Tiễn</p> <p>Niềm tin xã hội là thành tố quan trọng của ý thức xã hội, thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng của nhóm, xã hội đối với cá nhân, nhóm, tổ chức, thể chế nào đó về những sự kiện, hiện tượng, quá trình, kết quả có thể xảy ra, góp phần định hướng nhận thức, thái độ, tình cảm và hoạt động của nhóm, xã hội phù hợp với sự tin tưởng, kỳ vọng đó. Có thể nói, niềm tin xã hội là động lực tư tưởng, tinh thần, đạo đức của sự phát triển đất nước. Vì vậy, trong quản lý và phát triển xã hội, cần quan tâm xây dựng và phát huy vai trò của niềm tin xã hội.</p> <p>Dưới góc độ chính trị - xã hội, niềm tin xã hội thực chất là mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, với chế độ. Xây dựng niềm tin xã hội là xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước thông qua hệ thống chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết trong xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.</p> <p>Tuy nhiên, trước tác động mặt trái của phát triển và hội nhập, một bộ phận người dân có biểu hiện suy giảm niềm tin, đó là sự thờ ơ, hoài nghi, không quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp, sự bất bình đẳng trong phân bổ và thụ hưởng các nguồn lực xã hội… đã và đang tác động tiêu cực đến niềm tin của một bộ phận nhân dân. Chính vì vậy, xây dựng và củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài của Đảng và nhân dân ta hiện nay, như phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.</p>

bộ luật hàng hải việt nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2023)

bộ luật hàng hải việt nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2023)

<p>Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam Năm 2015 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2018, 2023)</p>

<p>Bộ luật Hàng hải Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015. Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biến, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017.</p>

<p>Để phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, ngày 20/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, trong đó có điều khoản sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.</p>

<p>Ngày 19/6/2023, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV thông qua Luật Giá. Luật này tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015. Nhằm cung cấp cho bạn đọc Bộ luật Hàng hải Việt Nam được hợp nhất từ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 với Luật sửa đối, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018; Luật Giá năm 2023 (những nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải Việt Nam)</p>

điện biên phủ

điện biên phủ

<p>Điện Biên Phủ</p>

<p>Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Trong đó, phần thứ nhất “Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mặt trận Điện Biên Phủ”, gồm sáu bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ. Người khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc… đã đoàn kết, dũng cảm phục vụ chiến đấu và chiến đấu trong trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta.</p>

<p>Phần thứ hai “Điện Biên Phủ”, trình bày diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ và phân tích, luận giải sâu sắc của tác giả về sự kiện lịch sử vĩ đại này. Tác giả đã phân tích hình thái cuộc kháng chiến của ta vào mùa hè năm 1953, vạch rõ âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, trình bày những chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảng ta, nhắc lại diễn biến của tình hình chiến sự, nêu rõ ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ và của các chiến thắng Đông Xuân nói chung.</p>

<p>Phần thứ ba “Các bài viết về Điện Biên Phủ”, gồm những bài viết, bài trả lời phỏng vấn… của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Chiến thắng Điện Biên Phủ, như: Nhận định về ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ; Bài học thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ; Trả lời phỏng vấn của tuần báo “Cách mạng châu Phi” nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5 năm 1963); Quyết định khó khăn nhất…</p>

<p>Ngoài ra còn có phần Phụ lục, cung cấp một số nhật lệnh, thư, lệnh động viên, mệnh lệnh tiến công, báo cáo, lịch diễn biến những sự kiện chính của Chiến dịch Điện Biên Phủ…</p>

luật bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015, 2018, 2020, 2023)

luật bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015, 2018, 2020, 2023)

<p>Luật Bảo Hiểm Y Tế Năm 2008 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2013, 2014, 2015, 2018, 2020, 2023)</p>

<p>Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.</p>

<p>Sau một thời gian thực hiện, ngày 13/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; đồng thời trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, một số nội dung của Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013; Luật Phí và lệ phí năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018; Luật Cư trú năm 2020 và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023 nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.</p>

phương pháp phân tích luật viết

phương pháp phân tích luật viết

<p>Phương Pháp Phân Tích Luật Viết</p>

<p>Phân tích luật viết là một hoạt động của những người nghiên cứu và thực hiện pháp luật nhằm làm sáng tỏ các quy tắc, nội dung luật mà “người làm luật” muốn thiết lập và bảo đảm tính chính xác của việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu của hoạt động phân tích luật là nội dung văn bản luật viết và kết quả của hoạt động đó là văn bản giải thích chính thức luật có tính pháp quy được cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện; là công trình nghiên cứu khoa học luật, làm tài liệu tham khảo đối với việc xây dựng và thực hiện luật; hoặc là cơ sở cho bản án hoặc quyết định của Tòa án, v.v.. Vì vậy, phân tích luật viết là một hoạt động khoa học được thực hiện bằng những phương pháp khoa học tiếp cận nội dung các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật nhằm phát hiện ý chí của người làm luật ẩn chứa trong câu chữ của các quy phạm pháp luật đó. Sự sáng tỏ của luật là một trong những điều kiện quan trọng đối với việc nâng cao tính hiệu quả của các quy phạm pháp luật, đặc biệt là tính chính xác của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Việc áp dụng pháp luật chính xác sẽ góp phần nâng cao tính thuyết phục của pháp luật đối với người dân, đồng thời là điều kiện cần cho việc củng cố, hoàn thiện ý thức pháp luật, ý thức xã hội nói chung.</p>

<p>Cuốn sách giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết hiện đại có thể được vận dụng trong hoàn cảnh, điều kiện của hoạt động nghiên cứu và thực hiện pháp luật tại Việt Nam. Ngoài ra, những phương pháp phân tích luật viết giới thiệu trong cuốn sách còn được sử dụng như các công cụ mang tính phương pháp luận trong việc xây dựng, hoàn thiện các công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy về luật tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.</p>

<p>Sau bốn lần xuất bản, cuốn sách đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. Trên tinh thần tiếp thu góp ý của độc giả, trong lần xuất bản thứ năm này, tác giả đã biên soạn bổ sung mục III.3, Chương 1 – Rủi ro khi hiểu sai lệch về luật viết mang tính xu hướng và cập nhật một số quy định pháp luật mới. Mặc dù được biên soạn khá công phu, song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhà xuất bản và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.</p>

đại tướng nguyễn chí thanh - nhà lãnh đạo xuất sắc của đảng, vị tướng tài ba của quân đội nhân dân việt nam

đại tướng nguyễn chí thanh - nhà lãnh đạo xuất sắc của đảng, vị tướng tài ba của quân đội nhân dân việt nam

<p>Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà Lãnh Đạo Xuất Sắc Của Đảng, Vị Tướng Tài Ba Của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam</p>

<p>Cuốn sách giới thiệu các bài viết tiêu biểu của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng; các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, đồng chí, đồng đội của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, khẳng định và làm sâu sắc thêm những công lao to lớn của Đại tướng đối với Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.</p>

<p>Nội dung cuốn sách gồm hai phần:</p>

<p>Phần thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, lý luận, gồm các bài nói, bài viết tiêu biểu của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Bí thư Quân ủy và Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam với các bút danh như: Nguyễn Vịnh, Nguyễn Chí Thanh, Trường Sơn, Sáu Di, Người Quan sát, D400, S.K.Z, Bến Tre,…</p>

<p>Các bài viết của Đại tướng thể hiện tư duy biện chứng về khoa học, sự mẫn cảm đặc biệt về chính trị, tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược của một nhà chính trị, quân sự tài ba của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam; thể hiện tính lý luận sắc bén, tính thực tiễn phong phú, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.</p>

<p>Phần thứ hai: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, vị tướng xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam với các bài viết khẳng định công lao to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc và Quân đội nhân dân Việt Nam.</p>

<p>Dù ở cương vị công tác nào, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, là người cộng sản kiên cường, đem hết sức mình cống hiến không mệt mỏi cho Đảng, cho nhân dân, cho Tổ quốc; đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cá nhân; luôn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, thâm nhập thực tế, sâu sát cơ sở; thực hiện lời nói đi đôi với việc làm…, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.</p>

giáo trình tư tưởng hồ chí minh - dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị

giáo trình tư tưởng hồ chí minh - dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị

<p>Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị)</p>

<p>Giáo trình do tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy về tư tưởng Hồ Chí Minh, PGS.TS. Mạch Quang Thắng làm chủ biên; được biên soạn theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo trình thể hiện nhiều kết quả nghiên cứu mới về tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn với các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.</p>

<p>Giáo trình được kết cấu gồm 6 chương, trình bày những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 1 đề cập những vấn đề chung nhất của môn học (khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh); Chương 2 trình bày cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Các chương còn lại gồm các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, con người.</p>

<p>Giáo trình góp phần giúp người học hiểu sâu sắc, toàn diện và đầy đủ hơn về vai trò, vị trí, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, các nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng, liên hệ với thực tiễn học tập, rèn luyện, xây dựng nhân cách để trở thành công dân tốt, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.</p>

phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người việt nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người việt nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

<p>Phát Huy Giá Trị Văn Hóa, Sức Mạnh Con Người Việt Nam Trong Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Đất Nước (Sách Chuyên Khảo, Xuất Bản Lần Thứ 2 Có Chỉnh Sửa, Bổ Sung) (Sách Chuyên Khảo)</p>

<p>Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” (Sách chuyên khảo) do PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc và PGS.TS. Vũ Thị Phương Hậu đồng chủ biên.</p>

<p>Cuốn sách gồm 3 chương: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; Thực trạng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; Bối cảnh và giải pháp phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.</p>

<p>Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trên các lĩnh vực: Kinh tế, xây dựng Đảng, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, các tác giả đã đề xuất các định hướng và các giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.</p>

địa chiến lược việt nam tầm nhìn 2030 - những vấn đề lý luận, thực tiễn và thích ứng chính sách (xuất bản lần thứ hai)

địa chiến lược việt nam tầm nhìn 2030 - những vấn đề lý luận, thực tiễn và thích ứng chính sách (xuất bản lần thứ hai)

<p>Địa Chiến Lược Việt Nam Tầm Nhìn 2030 - Những Vấn Đề Lý Luận, Thực Tiễn Và Thích Ứng Chính Sách (Xuất Bản Lần Thứ Hai)</p>

<p>Việt Nam được đánh giá là quốc gia nằm ở vị trí nhạy cảm chiến lược về địa chính trị trong quan hệ quốc tế, nhất là trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Với tầm ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng, Việt Nam đang vươn lên trở thành quốc gia tầm trung trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn địa chiến lược của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cũng như dự báo sự biến động của môi trường địa chính trị, trật tự thế giới, khu vực để từ đó đưa ra phương hướng, đề xuất giải pháp chiến lược cho duy trì, mở rộng không gian an ninh và phát triển của Việt Nam từ nay đến năm 2030 là việc làm cấp thiết.</p>

<p>Cuốn sách Địa chiến lược Việt Nam tầm nhìn 2030: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và thích ứng chính sách của PGS.TSKH. Trần Khánh gồm 4 phần, cung cấp một cách tiếp cận khoa học về địa chính trị, địa chiến lược đối với công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy cũng như gợi ý hoạt động chính sách trong việc duy trì và mở rộng không gian chiến lược cho an ninh và phát triển của Việt Nam trong thập niên tới. Trên cơ sở lý luận làm rõ địa chiến lược như là một đối tượng, một cách tiếp cận đặc thù của khoa học chính trị và là cơ sở, công cụ để nhận diện, dự báo và hoạch định chính sách phát triển quốc gia, trước hết là đối ngoại; đồng thời, đánh giá tác động của thực tiễn địa chiến lược Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Mianma và Xingapo) hiện nay cũng như dự báo xu hướng biến động địa chính trị kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thập niên tới đến không gian an ninh và phát triển của Việt Nam… Từ đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp địa chiến lược Việt Nam tầm nhìn 2030, nhằm góp phần làm tăng không gian chiến lược, vị thế quyền lực Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng môn học, chuyên đề về địa chính trị, địa chiến lược, phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam.</p>

phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh hạnh phúc

phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh hạnh phúc

<p>Phát Huy Truyền Thống Đại Đoàn Kết Dân Tộc Xây Dựng Đất Nước Ta Ngày Càng Giàu Mạnh, Văn Minh Hạnh Phúc (Xuất Bản Lần Thứ Hai)</p>

<p>Cuốn sách thể hiện tư duy nhất quán của người đứng đầu Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc, vấn đề được xác định là đường lối chiến lược của Đảng ta, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ.</p>

<p>Nội dung cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất: Đại đoàn kết toàn dân tộc – Sức mạnh nội sinh, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gồm bài viết tổng quan và 4 bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phần thứ hai: Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tuyển chọn 36 bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư, trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, các giai tầng trong xã hội, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Phần thứ ba: Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, các địa phương, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới đất nước gồm 34 bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các tầng lớp nhân dân, trong các chuyến thăm, làm việc tại cơ sở.</p>

nhà tây sơn

nhà tây sơn

<p>Nhà Tây Sơn là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533 – 1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia Việt Nam hiện đại thì “nhà Tây Sơn” được dùng để gọi triều đại của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, nhằm phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn).</p>

<p>Lịch sử nhà Tây Sơn là vấn đề lớn được giới nghiên cứu sử học và toàn thể nhân dân ta quan tâm tìm hiểu. Nhiều tác phẩm đã viết về thời đại Tây Sơn, viết về những anh hùng dân tộc thời Tây Sơn, tuy chưa thật đầy đủ, nhưng những gì đã được công bố và tổng kết trong các công trình đã xuất bản là rất công phu và ý nghĩa.</p>

<p>Cuốn sách Nhà Tây Sơn của nhà văn Quách Tấn được biên soạn sau quá trình 50 năm miệt mài tìm tòi, sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép các sự kiện lịch sử về nhà Tây Sơn. Năm 1983, nhà văn Quách Tấn, lúc đó dù đã trên 70 tuổi, với sự giúp đỡ đắc lực của con trai Quách Giao đã viết nên tác phẩm Nhà Tây Sơn.</p>

<p>Nhà Tây Sơn của Quách Tấn – Quách Giao, bên cạnh những thông tin mới chỉ có ở tác phẩm này, còn có những chi tiết khác so với các tài liệu và sách báo đã công bố về nhà Tây Sơn, ví dụ: về tên cha mẹ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, việc xác định quê quán của Đô đốc Trần Quang Diệu; mối liên quan giữa các tướng lĩnh Tây Sơn như Bùi Thị Xuân và Ngô Văn Sở, Đô đốc Ðặng Văn Long và Đô đốc Ðặng Tiến Ðông…</p>

<p>Tác phẩm được viết với phương pháp ghi chép lại các sự kiện lịch sử theo sự phản ánh của nhân dân địa phương, cụ thể là theo lời truyền của các bậc trưởng thượng từng sống trong thời Tây Sơn ở đất Tây Sơn, và viết dựa theo các tư liệu lịch sử đáng tin cậy gồm 12 bộ sử ký về nhà Tây Sơn được nhân dân lưu giữ, cùng với các tài liệu lịch sử trong và ngoài nước có liên quan tới phong trào Tây Sơn. Bên cạnh đó, cuốn sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn – Quách Giao là tài liệu có giá trị về dòng dõi anh em vua Quang Trung; các danh tướng giúp vị anh hùng này cũng được truyền thần một cách hết sức sinh động.</p>

tự chỉ trích

tự chỉ trích

<p>Tự Chỉ Trích</p>

<p>Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, một tấm gương sáng ngời về tinh thần phê bình và tự phê bình, đã có những đóng góp quan trọng trong việc vạch ra chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị và tổ chức.</p>

<p>Là Tổng Bí thư của Đảng trong giai đoạn lịch sử đầy biến động và phức tạp, trong nội bộ Đảng và phong trào cách mạng xuất hiện những khuynh hướng khác nhau, có thể gây chia rẽ, phân liệt Đảng, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, với bút danh Trí Cường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết cuốn sách Tự chỉ trích - một tác phẩm lý luận mẫu mực về tinh thần phê bình và tự phê bình, do Nhà sách Dân chúng ấn hành tại Sài Gòn năm 1939.</p>

<p>Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng tinh thần chủ đạo trong Tự chỉ trích vẫn còn nguyên tính thời sự trong cuộc sống hôm nay với Đảng Cộng sản Việt Nam. </p>

<p>Thiết thực phục vụ Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên có tài liệu nghiên cứu, học tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tiếp tục xuất bản cuốn sách Tự chỉ trích của nguyên Tổng Bí thư.</p>

<p>Trong tác phẩm, đồng chí đã nêu rõ: "Bao giờ sự chỉ trích cũng là tự chỉ trích Bônsơvích, nghĩa là để huấn luyện quần chúng và giúp đảng viên tự huấn luyện, để làm tăng uy tín và ảnh hưởng của Đảng, để cho Đảng được càng thống nhất và củng cố, để đưa phong trào phát triển lên, đưa cách mạng tới thắng lợi; chớ không phải đặt cá nhân mình lên trên Đảng, đem ý kiến riêng - dù cho đúng - đối chọi với Đảng, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, phá hoại ảnh hưởng của Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái chia rẽ trong hàng ngũ Đảng. ...". Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Cừ: "Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ. Làm như thế không sợ địch nhân lợi dụng, chửi rủa vu cáo cho Đảng, không sợ "nối giáo cho giặc". Trái lại, nếu "đóng kín cửa bảo nhau", giữ cái vỏ thống nhất mà bề trong thì hổ lốn một cục, đầy rẫy bọn hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa; hơn nữa, đó tỏ ra không phải một đảng tiền phong cách mạng, mà là một đảng hoạt đầu cải lương".... Với tinh thần ấy, tác phẩm "Tự chỉ trích" đã trở thành một tài liệu giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, qua đó cho thấy, sự phê bình và tự phê bình không phải chỉ dừng ở phương diện cá nhân nhân cách cán bộ mà cao hơn thế, ở tầm tư tưởng chiến lược của cách mạng. </p>

<p>Qua Tự chỉ trích, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện là một lãnh tụ cộng sản linh hoạt, sáng tạo, có tầm chiến lược, song tuyệt đối trung thành với nguyên tắc Đảng. Hơn nửa thế kỷ qua, Tự chỉ trích đã trở thành một ấn phẩm lý luận chính trị nổi tiếng; tác phẩm đã nêu tấm gương sáng về tính chiến đấu, về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, đã góp phần uốn nắn những lệch lạc trong phong trào cách mạng và dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, cả tả khuynh và hữu khuynh, bảo đảm tính đúng đắn, trong sáng và tất thắng của đường lối chính trị của Đảng. Tác phẩm là văn kiện tổng kết những kinh nghiệm phong phú về việc thực hiện chính sách mặt trận của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, nó không chỉ có giá trị củng cố niềm tin, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng lúc bấy giờ, mà còn có giá trị thực tiễn to lớn; là cẩm nang của Đảng trong mọi thời kỳ về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất và sức chiến đấu của Đảng nhất là trong công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay.</p>

tính trước nguy cơ - suy ngẫm sau 20 năm đảng cộng sản liên xô mất đảng

tính trước nguy cơ - suy ngẫm sau 20 năm đảng cộng sản liên xô mất đảng

<p>Tính Trước Nguy Cơ - Suy Ngẫm Sau 20 Năm Đảng Cộng Sản Liên Xô Mất Đảng</p>

<p>Cuốn sách Tính Trước Nguy Cơ – Suy Ngẫm 20 Năm Đảng Cộng Sản Liên Xô Mất Đảng là kết quả của đề tài “Nghiên cứu bài học lịch sử của việc Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng” của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và sau đó đã được đưa vào dự án thuộc Quỹ khoa học xã hội nhà nước của Trung Quốc. Đứng từ góc độ nhà nghiên cứu đồng thời là đảng viên ở một nước do Đảng Cộng sản nắm quyền, lãnh đạo, trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, cuốn sách đi sâu phân tích một cách khoa học, logic những nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu trong lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô, những điều rút ra từ việc nghiên cứu bài học mất Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với các đảng cộng sản đang nắm quyền.</p>

<p>Với cách trình bày khoa học, lập luận rõ ràng, cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích đối với bạn đọc, nhất là các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo trung và cao cấp, những người làm công tác đảng, học giả, giảng viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử, xây dựng Đảng</p>

mỗi kỷ vật một câu chuyện

mỗi kỷ vật một câu chuyện

<p>Mỗi Kỷ Vật Một Câu Chuyện</p>

<p>LẮNG NGHE LỊCH SỬ KỂ CHUYỆN QUA NHỮNG KỶ VẬT</p>

<p>Bạn đã từng tự hỏi: những món quà mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng có ý nghĩa gì, và chúng kể lại điều gì về hành trình vĩ đại của Người? Cuốn sách "MỖI KỶ VẬT, MỘT CÂU CHUYỆN" sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó, dẫn dắt bạn vào một cuộc hành trình đầy cảm xúc qua những kỷ vật lịch sử vô giá.</p>

<p>Được biên soạn kỹ lưỡng, cuốn sách này tập hợp và giới thiệu những tặng phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Những kỷ vật này không chỉ đơn thuần là những món quà, mà chúng còn chứa đựng những câu chuyện sâu sắc về tình người, về tấm lòng của một vị lãnh tụ dành cho nhân dân, bạn bè quốc tế và đồng bào yêu dấu.</p>

<p>Được thiết kế với hình ảnh minh họa sống động, nội dung phong phú và dễ hiểu, cuốn sách là một kho tàng tri thức quý giá dành cho mọi lứa tuổi, từ những bạn trẻ đang tìm hiểu lịch sử đến những người lớn tuổi muốn ôn lại kỷ niệm và truyền cảm hứng cho thế hệ sau.</p>

<p>Đừng chần chừ, hãy nhanh tay sở hữu "MỖI KỶ VẬT, MỘT CÂU CHUYỆN" để cảm nhận và gìn giữ những giá trị lịch sử quý báu này!</p>

<p>Cuốn sách là chìa khóa mở ra những trang sử vàng son của dân tộc, và chắc chắn sẽ là một bổ sung tuyệt vời cho tủ sách của bạn.</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ