chiếc xe đạp mất cắp

chiếc xe đạp mất cắp

Một người cha mất tích bí ẩn, một hành trình truy tìm dấu vết của ông bằng cách lần theo một mẫu xe đạp vào 20 năm sau của đứa con nay đã là nhà văn, một mạng lưới các câu chuyện đan xen của những cảnh đời gắn liền với những con ngựa sắt, Chiếc xe đạp mất cắp là cuốn tiểu thuyết lịch sử kỳ vĩ, đồng thời lại thấm đượm yếu tố kỳ ảo độc đáo, dẫn dắt người đọc qua bao vùng đất và thời kỳ, từ những ngõ ngách của Đài Bắc hiện đại tới rừng bắc Burma trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Bằng bút pháp từ tốn mà sâu lắng, lại thành thục nghệ thuật truyện lồng trong truyện, Wu Ming Yi, nhà văn đầu tiên của Đài Loan lọt vào đề cử của giải Man Booker Quốc tế, đã khắc họa tài tình những số phận tình cờ liên đới tới nhau, và thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của con người cũng như của động vật.

Tác giả Wu Ming Yi sinh năm 1971, là nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, giáo sư văn chương, học giả sưu tập bướm, nhà hoạt động vì môi trường, giảng dạy văn chương Trung Hoa và môn Viết sáng tạo tại Đại học Quốc gia Dong Hwa từ năm 2002.

Chiếc xe đạp mất cắp (The Stolen Bicycle) sau khi phát hành đã được dịch sang tiếng Nhật, Anh, Hàn; từng được đề cử giải Man Booker, gây chú ý đặc biệt đối với giới phê bình, báo chí và độc giả phương Tây vì một lối viết lạ lùng, thú vị, một cách thế soi rọi lịch sử đầy mới mẻ và hấp dẫn.

nhất linh cha tôi

nhất linh cha tôi

"Lần đầu tiên, độc giả trong nước được tiếp cận một tác phẩm đầy đủ, khá tín về những tháng năm đầy uẩn khúc của nhà văn Nhất Linh - Linh hồn của Tự Lực Văn Đoàn - và là chính trị gia thất chí Nguyễn Tường Tam trong những năm cuối đời. Những hồi ức chân thực, tao nhã và đầy khắc khoải viết về Nhất Linh và những người cùng thời được viết bởi người con út của Nhất Linh" – Nhà văn Nguyễn Tường Thiết

Cuốn sách là một cuộc hành hương về cố quận tìm lại bức chân dung người cha bên dưới những xáo động thời cuộc. Ông lật tìm từng mảng ký ức tuổi thơ, những mảnh ghép về Nhất Linh trong ký ức của những người thân cận, bạn văn nghệ.

Nhất Linh là linh hồn của nhóm văn chương Tự lực văn đoàn, một nhà văn lớn với những tác phẩm nổi tiếng còn đến ngày nay. Cũng chính Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam đương thời còn là một nhà làm chính trị có tiếng. Bởi thế, cuộc đời phức tạp của Nhất Linh luôn là đề tài được nhiều người quan tâm.

Nhất Linh, cha tôi - cuốn sách đầu tay của người con út Nguyễn Tường Thiết được văn giới quan tâm cũng bởi lần đầu, những tư liệu, câu chuyện tương quan Nhất Linh với giới văn chương, chính khách, gia đình được kể chân thực, chi tiết và hấp dẫn.

12.2.1968 - ký ức kinh hoàng về cuộc thảm sát phong nhất, phong nhị

12.2.1968 - ký ức kinh hoàng về cuộc thảm sát phong nhất, phong nhị

Cuốn sách 12.2.1968 là một hồ sơ điều tra thực địa và sao lục nhiều tư liệu chiến tranh trong 6 năm (2000-2006), dựa vào những tư liệu và nhân chứng đã tái hiện cuộc thảm sát ở hai làng Phong Nhất, Phong Nhị (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) năm 1968.  

Trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam năm 1968 – mà tác giả mô tả là “người Mỹ và người Việt đang chết dần chết mòn trên chiến trường”, người Hàn Quốc đã tự cuốn mình vào một tội ác chiến tranh ghê rợn với cuộc thảm sát ở vùng xôi đậu Phong Nhất, Phong Nhị ngày 12.2.1968. Một thời khắc mất kiểm soát đã để lại những vết thương, sự day dứt và một ký ức kinh hoàng.

Tác giả Koh Kyoung Tae đã lặn lội về Việt Nam, tìm kiếm tư liệu và nhân chứng để làm một hồ sơ khách quan và trung thực nhất về cuộc thảm sát Phong Nhất - Phong Nhị và bối cảnh chính trị, quân sự dẫn đến biến cố này.

Qua những hình ảnh tư liệu, lời tự thuật của những nhân chứng còn sống sót, Koh Kyoung Tae chia sẻ sự mất mát của những nạn nhân. Họ “không phải liệt sĩ, cũng không phải người có công với cách mạng, giữa cảm giác lạc loài, ruồng rẫy, các nạn nhân thảm sát ôm trong lòng những nối tiếp tổn thương để sống”.

Trả tên cho những nạn nhân Việt Nam, xin lỗi Việt Nam, nhưng ý nghĩa lớn lao nhất mà bộ hồ sơ gây rúng động này muốn hướng tới đó là phơi bày bộ mặt tàn bạo và phi nghĩa của chiến tranh.

Sách xuất bản năm 2015 bằng tiếng Hàn và được dịch sang tiếng Anh. Nay được Phanbook & NXB Đà Nẵng ấn hành bản tiếng Việt.

NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC HỌC GIẢ HÀN QUỐC:

Đặc điểm nổi bật nhất của cuốn sách này chính ở câu chuyện của những con người can dự đến cuộc chiến tranh Việt Nam… Và cũng ở đó có rất nhiều những con người nhào nặn, bóp méo, che giấu lịch sử.

Park Tae Gyun (Giáo sư Khoa Cao học Quốc tế, Đại học Quốc gia Seoul)

Tuy không tin rằng lịch sử là một sự phát triển đi lên, nhưng sự tồn tại của những cuốn sách như thế này đem lại niềm an ủi về một sự tiến lên của lịch sử.

Jeong Hui Jin (NNC về Phụ nữ học, Hòa bình học)

TÁC GIẢ KOH KYOUNG TAE:

Sinh năm 1967, từng là Tổng biên tập tuần báo Hankyoreh 21. Tờ báo này chủ trương soi rọi lại lịch sử tham chiến của người Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam với thông điệp “Thành thật xin lỗi Việt Nam”. Hiện ông là Ủy viên Ủy ban xúc tiến Thành lập Quỹ Hòa bình Hàn – Việt.

khi bố còn thơ - when daddy was a little boy

khi bố còn thơ - when daddy was a little boy

Khi Bố Còn Thơ - When Daddy Was A Little Boy

Cuốn sách là một món quà ý nghĩa mà ông bố nào cũng đều mong muốn dành tặng cho con cái lẫn đứa trẻ bên trong chính mình.

PHANBOOK & NXB Văn hóa  - Văn nghệ trân trọng giới thiệu!

VỀ TÁC PHẨM

Khi bố còn thơ(tựa tiếng Anh: When Daddy Was a Little Boy) là một cuốn sách thiếu nhi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961 tại Nga, sau đó được dịch ra nhiều ngôn ngữ và tái bản rất nhiều lần.

Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện ngắn về thời thơ ấu của một người bố, được ông kể lại cho con gái của mình để cô bé có thể quên đi những cơn sốt, những trận cảm cúm. Những câu chuyện đều thật duyên dáng, gần gũi, có thể dễ dàng gặp được ở bất kỳ người bố nào. Bởi vì “xét cho cùng thì ông bố nào cũng từng là một cậu bé” (Alexander Raskin)

Cuốn sách đầy thương yêu trở thành “cây cầu” nối liền tuổi thơ của phụ huynh và tuổi thơ của con trẻ, thu hẹp khoảng cách giữa hai thế hệ tưởng chừng như cách biệt, trở thành một món quà ý nghĩa mà ông bố nào cũng đều mong muốn dành tặng cho con cái lẫn đứa trẻ bên trong chính mình.

Khi bố còn thơ được đánh giá là tác phẩm viết cho thiếu nhi đơn sơ, trong sáng và có tính giáo dục cao. Cuốn sách sẽ đánh thức những mảnh trời ấu thơ đầy hồn nhiên trong một thế giới khô cằn bởi công nghệ này.

Sách dự kiến phát hành vào trung tuần tháng 05/2020.

VỀ TÁC GIẢ

ALEXANDER RASKIN

Sinh năm 1914 tại Moscow, Nga; mất năm 1971.

Là nhà văn, nhà biên kịch người Nga.

bị theo dõi - bí mật an ninh mạng - permanent record

bị theo dõi - bí mật an ninh mạng - permanent record

Bị Theo Dõi - Bí Mật An Ninh Mạng

“Những gì ta quan tâm, các hoạt động ta làm, những địa điểm ta đến, bao điều ta mong muốn - mọi điều về bản thân mà ta đã tiết lộ, dù có ý thức hay không, đều đang bị lén lút theo dõi…” – Edward Snowden.

PHANBOOK & NXB Đà Nẵng trân trọng giới thiệu!

VỀ TÁC PHẨM

Bị theo dõi – Bí mật an ninh mạng(tựa gốc: Permanent Record) là tự truyện của Edward Snowden. Cuốn sách mô tả lại thời thơ ấu của Snowden và thời gian anh làm việc tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cũng như những nguyên tắc tinh thần và đạo đức đã khiến anh tiết lộ hoạt động giám sát hàng loạt của các cơ quan này.

Ở tuổi 29, anh trở thành nhân vật gây chú ý nhất của giới truyền thông trong năm 2013 khi những tiết lộ của anh đã tạo nên cuộc tranh luận trên quy mô toàn cầu về hoạt động giám sát. Cuốn hồi ký này được ra đời sau sáu năm anh lưu vong tại Nga vì bị buộc tội trộm cắp tài sản quốc gia.

Với cách tường thuật dí dỏm, duyên dáng, đầy hấp dẫn, Snowden nhấn mạnh “quyền tự do” và “quyền riêng tư” của con người trong thời đại kỹ thuật số. Sự thật là tất cả chúng ta đều đang bị theo dõi theo một cách nào đó chỉ bằng những cú nhấp chuột trên Internet.

Bị theo dõi sẽ có những tiết lộ rúng động về bí mật của các hoạt động do thám này và chắc hẳn sẽ khiến chúng ta lưu tâm hơn về quyền tự do cá nhân trong không gian mạng.

Trong vòng chưa đầy một tháng phát hành, cuốn sách nhanh chóng trở thành một trong những tựa sách bán chạy nhất của New York Times và In & E-Book Nonfiction.

Bị theo dõi dự kiến phát hành vào trung tuần tháng 05/2020.

VỀ TÁC GIẢ

EDWARD SNOWDEN

Sinh tại thành phố Elizabeth, Bắc Caroline. Anh là một kỹ sư hệ thống máy tính lành nghề, từng làm sĩ quan của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và làm nhà thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA). Snowden từng được gợi cảm hứng cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng: Snowden (2016), Verax (2013), Citizenfour (2014).

Anh đã nhận được nhiều giải thưởng về dịch vụ công , bao gồm giải Right Livelihood, giải "Người thổi còi" của Đức, giải Ridenhour cho Câu chuyện Sự thật và huy chương Carl von Ossietzky từ Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế.

Hiện anh là chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức Tự do Báo chí.

trịnh công sơn và bob dylan

trịnh công sơn và bob dylan

Bằng phương pháp đối chiếu văn hóa và sử dụng chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng, tác giả John C.Schafer đặt Trịnh Công Sơn bên cạnh Bob Dylan để giải quyết các câu hỏi: Liệu Trịnh Công Sơn có phải là một Bob Dylan của Việt Nam hay không?; có những tương đồng, dị biệt nào giữa họ trong tư cách nghệ sĩ và con người xã hội?...

Một "sân khấu" được dựng lên với những cuộc khảo sát thú vị trên các phương diện: tôn giáo, chính trị, chiến tranh, tình yêu và chung quy là hai bối cảnh văn hóa đã hun đúc nên hai tài năng này. Từ đó, không chỉ vấn đề tiểu sử cá nhân, tiểu sử nghệ thuật, cá tính sáng tạo, vai trò trí thức của Trịnh Công Sơn và Bob Dylan được trình bày cụ thể, lý tính, mà cuốn sách này còn tái hiện một bức tranh thời đại biến động qua những tương đồng, dị biệt của hai nhân vật lớn thuộc về hai nền văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh xung đột, chiến tranh những năm 1960-1970.

Cuốn sách không dừng lại ở những vấn đề thuộc phạm vi âm nhạc, mà xa hơn, soi tỏ một phông nền thời cuộc. Từ đó, có thể lý giải vì sao Trịnh Công Sơn và Bob Dylan đã trở thành hai tượng đài vượt ra khỏi khuôn khổ nền văn hóa của mình.

tuổi thơ tìm thấy

tuổi thơ tìm thấy

CUỐN SÁCH HÀNG ĐẦU TRONG TRÀO LƯU “SLOW PARENTING” (DẠY CON TRONG TỪ TỐN).

LÀ CẨM NANG VÔ CÙNG THIẾT THỰC DÀNH CHO CÁC PHỤ HUYNH VIỆT NAM HIỆN NAY.

"Một cuốn sách thiết yếu dành cho các bậc cha mẹ, nhà giáo dục và tất cả những ai quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em."- Tiến sĩ Madeline Levine, tác giả The Price of Privilege.

"Một cái nhìn mới và quan trọng về sự phát triển của việc nuôi dạy trẻ em trong tầng lớp trung lưu toàn cầu. Những lời cuối cùng của Honoré dành cho các bậc cha mẹ là khuyên nhủ: Hãy tin vào bản năng của bạn và để con cái bạn được là chính mình." – Oregonian.

"Honoré trình bày một danh sách những cách mà các bậc cha mẹ trên khắp các nước phát triển từ lâu đã lấy đi tuổi thơ của con cái họ bằng việc áp đặt bản thân trong mọi khía cạnh cuộc sống của chúng…

Trong rất nhiều sách dạy con, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời." – Library Journal.

--------------

“Thế giới hiện nay xảy ra không ít những chuyện không hay khi có nhiều đứa trẻ phải chịu tổn thương cả về tinh thần và thể xác. Có những đứa trẻ bị tước đi quyền tự do để được chơi ngoài trời, tự mình trải nghiệm cuộc sống và để biết rằng thế giới này chỉ bé như hạt cát. Chúng lớn lên cùng nỗi lo sợ thất bại và kỳ vọng mọi thứ đều sẽ được bày sẵn tươm tất. Việc dạy con có nguy cơ trở thành một cuộc đua của sự hoảng loạn, tội lỗi và thất vọng, làm cho chúng ta khó có thể lo lắng về sự an toàn của những đứa trẻ khác hay thậm chí là tin tưởng chúng.

Lần cuối cùng bạn thấy những đứa trẻ chơi một mình trên phố là khi nào? Hay lần cuối bạn nhìn thấy một nhóm trẻ không chịu sự giám sát của ai mà bạn không nhắn nhó khó chịu là khi nào?”

- Trích Tuổi thơ tìm thấy

-----------------------

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

CARL HONORÉ

Là một nhà báo, diễn giả sinh ở Scotland và hiện sống tại London.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Edinburgh ngành Lịch sử và Italia học, ông làm việc với trẻ đường phố ở Brazil, sự kiện này thúc đẩy ông theo nghiệp báo chí. Ông chuyên viết cho các tờ: Economist, Observer, American Way, Globe and Mail, National Post, Miani Herald và Houstion Chronicle. Carl Honoré là tác giả có sách bán chạy nhất và đã đi diễn thuyết vòng quanh thế giới về lối sống từ tốn và phong trào từ tốn.

combo những lời bình yên + tâm - chân dung (bộ 2 cuốn)

combo những lời bình yên + tâm - chân dung (bộ 2 cuốn)

Combo Những Lời Bình Yên + Tâm - Chân Dung (Bộ 2 Cuốn)

1. Những Lời Bình Yên

Đây là những LỜI HÁT, không phải thơ. Giở một thi tập, bạn đọc bằng mắt, đọc thầm. Giở một tập lời hát, bạn ngân nga âm ư những giai điệu.

Soạn lời hát, với tôi, là công việc sau cùng, thực hiện khi mọi thành tố của một nhạc phẩm đã được đặt đúng vị trí, chỉ còn chờ người đến ca. Để người đến ca hài lòng (và đôi lúc, hạnh phúc), tôi đã đặt lời. Những lời viết ra ở dòng phụ tờ giấy nhạc, trên mảnh giấy bạc bao thuốc lá, mặt sau một trang ghi chú, thường được viết rất nhanh - có khi chỉ đúng bằng thời lượng bản ghi âm nháp mà tôi yêu cầu bật lên ở studio.

Hôm nay tôi tập hợp chúng ở đây, trong một tập sách khiêm cung nhỏ nhẻ. Một trăm lời hát, một phần mười số ca khúc tôi đã viết.

Để một hoàng hôn nhẹ nhõm nào đó, bạn ngân nga âm ư chúng. Không nhất thiết giai điệu của bạn phải giống hệt giai điệu đã được ghi âm: đó mới đích thực là mong muốn của tôi.

Nhạc sĩ QUỐC BẢO

2. Tâm - Chân Dung

Một Mỹ Tâm chân thành, nồng nhiệt, dấn thân và đầy sức sống, sức sáng tạo trong những câu chuyện tưởng chừng tản mạn. Bức chân dung ấy không chỉ làm đầy sự ngưỡng mộ bạn đã dành cho Mỹ Tâm, mà còn có thể truyền trao một nguồn cảm hứng đặc biệt.

Phía sau chân dung một ngôi sao nhạc trẻ, quyển sách này hé lộ nhiều khoảng sáng, khoảng tối của đời sống showbiz, thế giới biểu diễn mà đôi khi, từ hàng ghế khán giả, bạn chẳng thấy gì ngoài vẻ mê hoặc của hào quang lấp lánh.

Thế giới âm nhạc muôn màu và sống động trong những trang viết chắt lọc và tinh tế của Quốc Bảo, một người đứng sau rất nhiều hiện tượng và hiểu rõ đâu là điều còn lại, đâu là thứ lao xao chóng vánh của những trào lưu hời hợt.

TÂM cũng sẽ giúp bạn trả lời được phần nào câu hỏi - điều gì đã làm nên sức sống bền lâu của một giọng ca, một hình tượng nhận được sự ái mộ của công chúng trong dòng chảy V-pop từ giữa thập niên 1990 đến nay.

TÂM, theo cách gọi tên thật gần gũi của nhạc sĩ Quốc Bảo – Tác giả cuốn sách này, không ai khác, là ca sĩ – tác giả ca khúc Mỹ Tâm;

Là cái tên sáng giá nhất trong đời sống âm nhạc V-pop suốt gần 20 năm qua.

Ở cô luôn tỏa ra một giá trị sống và năng lượng sáng tạo đủ sức truyền trao cảm hứng cho đại chúng vượt trên cách chúng ta hình dung về một “ngôi sao” giải trí thông thường. Các album của Mỹ Tâm, hầu hết đều tạo ra những dấu mốc đặc biệt ở phương diện thị trường và sáng tạo ngay từ khi mới ra mắt.

9 album của Mỹ Tâm tính đến 2018:

1. Mãi Yêu (2001)

2. Đâu Chỉ Riêng Em (2002)

3. Ngày Ấy & Bây Giờ (2003)

4. Hoàng Hôn Thức Giấc (2005)

5. Vút Bay (2006)

6. Trở Lại (2008)

7. Nhịp Đập (2008)

8. Tâm (2013)

9. Tâm 9 (2017)

VỀ TÁC GIẢ

Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, tác giả 7 cuốn sách tùy bút, chân dung âm nhạc.

Ông là người hướng dẫn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ trong giai đoạn vào nghề: Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân, Mai Khôi, Nguyên Hà…

Sách đã xuất bản:

Mặt (2005)

Những Ghi Chép Vụn (2008)

Thị Dân (2010)

Những Cái Tên, Những Mặt Người (2012)

Cuốn Sổ Trắng (2015)

50 (2017)

Sài Gòn Của Tôi (2018)

Những Lời Bình Yên (2019)

MỘT SỐ TRÍCH DẪN

Tâm không cười khúc khích, em cười ha ha he he.

Trong các nghệ sĩ từng làm việc với tôi, Tâm là người-kể-chuyện hào hứng, rung động, có dư âm nhất. Tôi vẫn quan niệm ca sĩ là người thay cho nhạc sĩ kể một câu chuyện cho công chúng - đó có thể là chuyện của ông nhạc sĩ, chuyện đời có thật của ca sĩ hay bất kỳ một chuyện gì, không liên quan trực tiếp đến những người viết bài hát, hát bài hát.

-----

Một giọng hát đẹp sẽ phi thời gian tính. Tâm là giọng hát mãi mãi trẻ, tâm hồn em mãi mãi trẻ. Hãy nhớ đến điệu cười “thương hiệu” của em; hãy nhớ về những câu đùa câu nói vô tư bộc trực mà em thoải mái giao lưu với fans từ khi em hai mươi tuổi đến giờ, tức mười sáu năm sau…

Em thân mà không lấn lướt, kính mà không xa cách xã giao. Em đến với ai cũng chân thành.

-----

Hơn ai hết, Tâm phân biệt được đâu là những thành quả có thực, đâu là những vinh quang ảo. Tính thực tế và lý trí trong Tâm rất nhiều, em không phải dạng nghệ sĩ than mây khóc gió, ít khi mừng lố vui ảo, em luôn tự đánh giá bản thân và kiểm điểm kết quả của các hoạch định.

-----

“Cô hippy lạc loài”, con chim họa mi Đà Nẵng bắt đầu đường bay kỳ diệu của mình vào sinh nhật lần thứ hai mươi. Không một giây ngưng nghỉ, tiếng hát họa mi và đường bay dũng mãnh đã cất lên suốt mười tám năm ròng, một kỳ tích mang những ý nghĩa phi thực, như một chuyện cổ tích có hậu thời hiện đại và như một giấc mơ chung của bao nhiêu bạn trẻ yêu ca hát.

Có những đoạn chùng lắng cho Tâm thủ thỉ ngâm nga, lại có những nốt căng, dứt khoát, tình tuyệt vọng được bộc bạch thẳng đuột, không quỵ lụy không hờn oán.

-----

Thời đại hôm nay chỉ dung dưỡng ai can đảm dấn thân, tìm lẽ sống trong công việc, nhận chân bản thể qua công việc mình theo đuổi suốt đời.

-----

Một tình thân ái, dù không có chút màu sắc nào của tình yêu, vẫn cần củng cố qua những thác ghềnh, bão tố. Nếu đời sống tôi hay Tâm chẳng gặp trắc trở gì, nếu con đường đến vinh quang của em thẳng băng như thước kẻ, nếu tôi không có mặt để giải quyết hoặc cho lời khuyên lúc em bối rối lo âu, hẳn giữa chúng tôi không thể hình thành tình thân được.

Mà có khi nhờ cái tính tưng tửng, coi nhẹ mọi chuyện, em đã vượt được thử thách.

-----

... nghệ thuật quý giá lắm, dù cho đó là nghệ thuật giải trí. Ta yêu nó thì ta phải xứng đáng với nó, giống như khi yêu một người thì hãy sống xứng đáng với tình yêu. Nghệ thuật không hề là nơi đầu tư danh vọng, mà là chỗ ta đặt vào toàn bộ lửa ấm của trái tim. Thành công, tiền bạc, danh tiếng là món quà mà nghệ thuật ban thưởng cho kẻ xứng đáng. Chỉ cần xứng đáng thôi, không đòi hỏi hy sinh gì cả.

-----

Mỹ Tâm cứng cỏi, thẳng thắn, duy lý và suy xét thấu đáo.

-----

Nếu tôi in ra hai thư điện tử, của hôm nay và của mười bảy năm trước, xóa ngày tháng, tôi sẽ không phân biệt được đâu là thư cũ/mới. Vẫn văn phong ấy, vẫn cách cười ấy, vẫn giọng điệu tươi tỉnh yêu đời ấy, vẫn đi vào vấn đề một cách ngay thẳng rõ ràng. Cô bé Tâm-hai-mươi hôm xưa không khác Tâm của hôm nay, em vẫn nguyên vẹn như tôi hằng nghĩ về. Tâm là một tính cách hiếm có, và khiến tôi đẹp lòng.

-----

Có nhiều kiểu đẹp, Tâm không thuộc loại đẹp cổ điển, ở em có chút gì đó không cân đối, hơi khác thường, song lại hài hòa và gây cuốn hút. Vẻ đẹp hình thức Tâm có được phần lớn từ bên trong toát ra, ta hay dùng từ “thần thái”; nhờ thần thái mà thành nụ cười đó, nhờ thần thái mà vầng trán sáng rộng, nhờ thần thái mà đôi mắt có hồn, nhờ thần thái mà dáng đi thế ngồi gợi cảm. Còn hát hay? Thiếu gì giọng hát hay. Tâm là một trong số ấy, nhưng khác biệt nằm ở chỗ em làm bài hát tỏa sáng, em tự đặt mình thấp hơn bài hát, làm mình chìm đi, chỉ câu chuyện là đáng kể. Mà lẽ đời, hễ ta đặt mình thấp thì lại được lên cao.

-----

Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo là thần Bảo trợ Nghệ thuật còn Dionysus là thần Rượu. Một bên đường hoàng chính thống, bên kia phóng khoáng bất tuân luật lệ. Vậy thì hiện tượng Mỹ Tâm gần với Apollo hay với Dionysus đây?

-----

Tâm “luyện” miệt mài vậy đó. Còn cái “điên”, em giữ sâu trong lòng - người ta chỉ thấy em điên lúc em hát, em giao lưu, lúc em vui quá mức và buồn rầu quá mức.

Đối với em, nghệ thuật không là giấc mơ để khao khát, mà như một thứ trái cây chỉ chờ chín là hái, thứ trái cây Tổ nghề đã ban tặng. Tổ khắt khe, không phải lúc nào cũng công bằng, cây của Tổ chẳng phải mùa nào cũng sai quả.

-----

Sức bật của Mỹ Tâm mãnh liệt, dẫu người không ưa em đi nữa cũng phải công nhận. Cùng trưởng thành từ Đoàn Ca nhạc nhẹ thành phố với Hồng Ngọc, Hiền Thục, thậm chí vào thời điểm tôi mới gặp Tâm, vị thế của em còn chưa bằng hai bạn ấy, vậy mà… Một bài báo viết về Tâm tháng này, chưa kịp đăng để dành tháng sau là có thể thành lạc hậu, vì em đã khác hoàn toàn. Nhận định về Tâm hôm nay, mai vẫn có thể sai lệch. Tâm phát triển như diều gặp gió thuận, may mắn thì tất nhiên phải có đã đành, nhưng em phải khác biệt ra sao thì mới vùn vụt trở thành ngôi sao lớn chỉ trong vài năm (2000-2002) như thế chứ?

-----

Niềm say mê dành cho ca hát của Tâm vô cùng lớn và vô tư. Em hát suốt ngày, mọi nơi, không biết mệt, không bao giờ chán.

Hát như một nhu cầu, như hít thở. Tâm không nghĩ hát như một phương tiện mưu sinh. Tâm hát vì… không thể nín lặng, vì chỉ có thể bộc bạch tâm hồn mình và lập căn cước cá nhân qua tiếng hát. Hát không ngơi nghỉ để giữ cho mình một phong độ chuyên nghiệp và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc. Có thể nhiều ca sĩ chưa đi được đến đâu đã chán nghề vì hát nhiều, họ coi việc hát cực chẳng đã phải làm, lỡ làm ca sĩ rồi thì đành hát vậy.

Trường hợp Tâm, em cần hát để yêu nghề mãi.

-----

Hành trình Tâm, nhìn một cách qua loa thì thấy dễ đi. Thật ra, đó là một hành trình ẩn giấu nhiều va vấp. Để chọn ra cái đúng, chỉ có một cách: thử, và sai.

-----

Thời đại hôm nay không có chỗ cho hoài cổ, ngoái nhìn quá khứ, tiếc thương; Thời đại hôm nay với cơn bão thông tin lúc nào cũng chực đổ ập xuống đầu, cũng không có chỗ cho sự ẩn nhẫn chịu đựng. Thời đại buộc ta hành động, buộc ta luôn nhào về phía trước. Thời đại cũng bắt ta phải lựa chọn, đánh đổi giữa sự êm đềm nội tâm với khả năng trở-thành-một-ai-đó (“I am become a name”, trong tác phẩm Ulysses của Alfred Tennyson). Mỹ Tâm sống theo tinh thần ấy, một cách tuyệt đối và kiên định. Em hướng ngoại, chan hòa với đám đông, làm một ngôi sao tỏa sáng cho nhiều người ngưỡng mộ. Em không rút vào vỏ ốc. Chấp nhận hy sinh đời sống cá nhân yên tĩnh để có sự nghiệp.

-----

Điều tôi làm cho em, không phải là những bài hát; vả chăng số lượng bài hát của tôi mà Tâm đã sử dụng quá ít, thua xa số lượng tôi đã viết cho Trần Thu Hà, Mai Khôi, Thủy Tiên hay Nguyên Hà. Điều tôi giúp em, không phải là những cột mốc sừng sững trong sự nghiệp. Tôi đem đến cho Tâm một thứ trừu tượng, ẩn kín và mong manh, khó nhận thấy hơn nhiều: khả năng phân biệt xấu/đẹp, hay/dở, tức là cách cảm thụ thẩm mỹ về mọi vấn đề, không chỉ giới hạn trong âm nhạc. Tôi truyền trao và chia sẻ với em một phương cách sống (mà tôi cho là) đẹp.

-----

Mỹ Tâm là gương mặt sáng giá nhất của nhạc đại chúng Việt, gọi nôm na là Pop Việt, niềm tự hào không chỉ của các fan mà của tất cả mọi người Việt, rằng cuối cùng chúng ta cũng có một nhân vật tầm cỡ trong ngành giải trí sánh ngang hàng các đồng nghiệp ngoại quốc ở những xứ sở có công nghệ âm nhạc phát triển. Niềm tự hào chúng ta có một Mỹ Tâm là hoàn toàn lành mạnh, như niềm tự hào đội tuyển bóng đá (nên nhớ cho rằng Tâm rất mê bóng đá, như “Niềm tin chiến thắng”, bài dành cho cổ động viên nên rất “cổ động”, Lê Quang viết, Tâm hát mãnh liệt, tha thiết nữa, trở thành dấu ấn).

-----

Có Tâm hay không, đời sống nghệ thuật của tôi không khác đi; có tôi hay không thì vẫn có một Mỹ Tâm như ta đang có hôm nay. Song tình thân thiết, sự thấu hiểu và sự hiện diện trong đời nhau, của Tâm và tôi, vẫn là một hạnh ngộ quý báu. Và tôi chợt nghĩ, em và tôi đã sống đẹp với nhau. Từ câu chào thứ nhất, mười tám năm ngược về tuổi trẻ. Dẫu Tâm và tôi hoàn toàn toại nguyện trên hành trình riêng mỗi người, khi nghĩ về những tháng năm thanh xuân ấy, vẫn thấy ấm dạ một cảm giác gần gũi, tin cậy. Như thế gọi là ân tình.

-----

Em thuộc tuýp người biết mình biết ta, khiêm tốn nhưng ý thức được giá trị bản thân.

Nổi tiếng như cồn hay vô danh, em vẫn sống nhẹ nhõm, với một năng lượng sống gần như vô tận.

-----

Ngoài chuyện kiếm tiền (hát club và vũ trường đơn thuần là chuyện thu nhập), em còn nâng bài hát lên một tầm vóc cao hơn, tươi mới, nhuần nhị, tự nhiên như thể bài viết riêng cho mình.

----

Thông thường, tâm lý chung của nhiều người trẻ là hay chủ quan, lắm lúc rất cẩu thả khi bước những bậc thang trung gian, người ta chỉ chú ý đến bậc đầu tiên và bậc cao nhất sau cùng. Nấc đầu bước được rồi, cứ tưởng những bước tiếp sau cứ thoai thoải dễ đi như vậy, thế nên bao kẻ trượt chân.

-----

Cách kể chuyện qua bài hát của Tâm độc sáng, linh động, không bao giờ cùn nhụt cảm hứng. Có thể ví với một người có duyên kể chuyện, chuyện không có gì mới, ai cũng biết mà miệng người này kể đi kể lại vẫn thu hút.

tâm - chân dung

tâm - chân dung

Tâm - Chân Dung

Một Mỹ Tâm chân thành, nồng nhiệt, dấn thân và đầy sức sống, sức sáng tạo trong những câu chuyện tưởng chừng tản mạn. Bức chân dung ấy không chỉ làm đầy sự ngưỡng mộ bạn đã dành cho Mỹ Tâm, mà còn có thể truyền trao một nguồn cảm hứng đặc biệt.

Phía sau chân dung một ngôi sao nhạc trẻ, quyển sách này hé lộ nhiều khoảng sáng, khoảng tối của đời sống showbiz, thế giới biểu diễn mà đôi khi, từ hàng ghế khán giả, bạn chẳng thấy gì ngoài vẻ mê hoặc của hào quang lấp lánh.

Thế giới âm nhạc muôn màu và sống động trong những trang viết chắt lọc và tinh tế của Quốc Bảo, một người đứng sau rất nhiều hiện tượng và hiểu rõ đâu là điều còn lại, đâu là thứ lao xao chóng vánh của những trào lưu hời hợt.

TÂM cũng sẽ giúp bạn trả lời được phần nào câu hỏi - điều gì đã làm nên sức sống bền lâu của một giọng ca, một hình tượng nhận được sự ái mộ của công chúng trong dòng chảy V-pop từ giữa thập niên 1990 đến nay.

TÂM, theo cách gọi tên thật gần gũi của nhạc sĩ Quốc Bảo – Tác giả cuốn sách này, không ai khác, là ca sĩ – tác giả ca khúc Mỹ Tâm;

Là cái tên sáng giá nhất trong đời sống âm nhạc V-pop suốt gần 20 năm qua.

Ở cô luôn tỏa ra một giá trị sống và năng lượng sáng tạo đủ sức truyền trao cảm hứng cho đại chúng vượt trên cách chúng ta hình dung về một “ngôi sao” giải trí thông thường. Các album của Mỹ Tâm, hầu hết đều tạo ra những dấu mốc đặc biệt ở phương diện thị trường và sáng tạo ngay từ khi mới ra mắt.

9 album của Mỹ Tâm tính đến 2018:

1. Mãi Yêu (2001)

2. Đâu Chỉ Riêng Em (2002)

3. Ngày Ấy & Bây Giờ (2003)

4. Hoàng Hôn Thức Giấc (2005)

5. Vút Bay (2006)

6. Trở Lại (2008)

7. Nhịp Đập (2008)

8. Tâm (2013)

9. Tâm 9 (2017)

VỀ TÁC GIẢ

Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, tác giả 7 cuốn sách tùy bút, chân dung âm nhạc.

Ông là người hướng dẫn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ trong giai đoạn vào nghề: Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân, Mai Khôi, Nguyên Hà…

Sách đã xuất bản:

Mặt (2005)

Những Ghi Chép Vụn (2008)

Thị Dân (2010)

Những Cái Tên, Những Mặt Người (2012)

Cuốn Sổ Trắng (2015)

50 (2017)

Sài Gòn Của Tôi (2018)

Những Lời Bình Yên (2019)

MỘT SỐ TRÍCH DẪN

Tâm không cười khúc khích, em cười ha ha he he.

Trong các nghệ sĩ từng làm việc với tôi, Tâm là người-kể-chuyện hào hứng, rung động, có dư âm nhất. Tôi vẫn quan niệm ca sĩ là người thay cho nhạc sĩ kể một câu chuyện cho công chúng - đó có thể là chuyện của ông nhạc sĩ, chuyện đời có thật của ca sĩ hay bất kỳ một chuyện gì, không liên quan trực tiếp đến những người viết bài hát, hát bài hát.

-----

Một giọng hát đẹp sẽ phi thời gian tính. Tâm là giọng hát mãi mãi trẻ, tâm hồn em mãi mãi trẻ. Hãy nhớ đến điệu cười “thương hiệu” của em; hãy nhớ về những câu đùa câu nói vô tư bộc trực mà em thoải mái giao lưu với fans từ khi em hai mươi tuổi đến giờ, tức mười sáu năm sau…

Em thân mà không lấn lướt, kính mà không xa cách xã giao. Em đến với ai cũng chân thành.

-----

Hơn ai hết, Tâm phân biệt được đâu là những thành quả có thực, đâu là những vinh quang ảo. Tính thực tế và lý trí trong Tâm rất nhiều, em không phải dạng nghệ sĩ than mây khóc gió, ít khi mừng lố vui ảo, em luôn tự đánh giá bản thân và kiểm điểm kết quả của các hoạch định.

-----

“Cô hippy lạc loài”, con chim họa mi Đà Nẵng bắt đầu đường bay kỳ diệu của mình vào sinh nhật lần thứ hai mươi. Không một giây ngưng nghỉ, tiếng hát họa mi và đường bay dũng mãnh đã cất lên suốt mười tám năm ròng, một kỳ tích mang những ý nghĩa phi thực, như một chuyện cổ tích có hậu thời hiện đại và như một giấc mơ chung của bao nhiêu bạn trẻ yêu ca hát.

Có những đoạn chùng lắng cho Tâm thủ thỉ ngâm nga, lại có những nốt căng, dứt khoát, tình tuyệt vọng được bộc bạch thẳng đuột, không quỵ lụy không hờn oán.

-----

Thời đại hôm nay chỉ dung dưỡng ai can đảm dấn thân, tìm lẽ sống trong công việc, nhận chân bản thể qua công việc mình theo đuổi suốt đời.

-----

Một tình thân ái, dù không có chút màu sắc nào của tình yêu, vẫn cần củng cố qua những thác ghềnh, bão tố. Nếu đời sống tôi hay Tâm chẳng gặp trắc trở gì, nếu con đường đến vinh quang của em thẳng băng như thước kẻ, nếu tôi không có mặt để giải quyết hoặc cho lời khuyên lúc em bối rối lo âu, hẳn giữa chúng tôi không thể hình thành tình thân được.

Mà có khi nhờ cái tính tưng tửng, coi nhẹ mọi chuyện, em đã vượt được thử thách.

-----

... nghệ thuật quý giá lắm, dù cho đó là nghệ thuật giải trí. Ta yêu nó thì ta phải xứng đáng với nó, giống như khi yêu một người thì hãy sống xứng đáng với tình yêu. Nghệ thuật không hề là nơi đầu tư danh vọng, mà là chỗ ta đặt vào toàn bộ lửa ấm của trái tim. Thành công, tiền bạc, danh tiếng là món quà mà nghệ thuật ban thưởng cho kẻ xứng đáng. Chỉ cần xứng đáng thôi, không đòi hỏi hy sinh gì cả.

-----

Mỹ Tâm cứng cỏi, thẳng thắn, duy lý và suy xét thấu đáo.

-----

Nếu tôi in ra hai thư điện tử, của hôm nay và của mười bảy năm trước, xóa ngày tháng, tôi sẽ không phân biệt được đâu là thư cũ/mới. Vẫn văn phong ấy, vẫn cách cười ấy, vẫn giọng điệu tươi tỉnh yêu đời ấy, vẫn đi vào vấn đề một cách ngay thẳng rõ ràng. Cô bé Tâm-hai-mươi hôm xưa không khác Tâm của hôm nay, em vẫn nguyên vẹn như tôi hằng nghĩ về. Tâm là một tính cách hiếm có, và khiến tôi đẹp lòng.

-----

Có nhiều kiểu đẹp, Tâm không thuộc loại đẹp cổ điển, ở em có chút gì đó không cân đối, hơi khác thường, song lại hài hòa và gây cuốn hút. Vẻ đẹp hình thức Tâm có được phần lớn từ bên trong toát ra, ta hay dùng từ “thần thái”; nhờ thần thái mà thành nụ cười đó, nhờ thần thái mà vầng trán sáng rộng, nhờ thần thái mà đôi mắt có hồn, nhờ thần thái mà dáng đi thế ngồi gợi cảm. Còn hát hay? Thiếu gì giọng hát hay. Tâm là một trong số ấy, nhưng khác biệt nằm ở chỗ em làm bài hát tỏa sáng, em tự đặt mình thấp hơn bài hát, làm mình chìm đi, chỉ câu chuyện là đáng kể. Mà lẽ đời, hễ ta đặt mình thấp thì lại được lên cao.

-----

Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo là thần Bảo trợ Nghệ thuật còn Dionysus là thần Rượu. Một bên đường hoàng chính thống, bên kia phóng khoáng bất tuân luật lệ. Vậy thì hiện tượng Mỹ Tâm gần với Apollo hay với Dionysus đây?

-----

Tâm “luyện” miệt mài vậy đó. Còn cái “điên”, em giữ sâu trong lòng - người ta chỉ thấy em điên lúc em hát, em giao lưu, lúc em vui quá mức và buồn rầu quá mức.

Đối với em, nghệ thuật không là giấc mơ để khao khát, mà như một thứ trái cây chỉ chờ chín là hái, thứ trái cây Tổ nghề đã ban tặng. Tổ khắt khe, không phải lúc nào cũng công bằng, cây của Tổ chẳng phải mùa nào cũng sai quả.

-----

Sức bật của Mỹ Tâm mãnh liệt, dẫu người không ưa em đi nữa cũng phải công nhận. Cùng trưởng thành từ Đoàn Ca nhạc nhẹ thành phố với Hồng Ngọc, Hiền Thục, thậm chí vào thời điểm tôi mới gặp Tâm, vị thế của em còn chưa bằng hai bạn ấy, vậy mà… Một bài báo viết về Tâm tháng này, chưa kịp đăng để dành tháng sau là có thể thành lạc hậu, vì em đã khác hoàn toàn. Nhận định về Tâm hôm nay, mai vẫn có thể sai lệch. Tâm phát triển như diều gặp gió thuận, may mắn thì tất nhiên phải có đã đành, nhưng em phải khác biệt ra sao thì mới vùn vụt trở thành ngôi sao lớn chỉ trong vài năm (2000-2002) như thế chứ?

-----

niềm say mê dành cho ca hát của Tâm vô cùng lớn và vô tư. Em hát suốt ngày, mọi nơi, không biết mệt, không bao giờ chán.

Hát như một nhu cầu, như hít thở. Tâm không nghĩ hát như một phương tiện mưu sinh. Tâm hát vì… không thể nín lặng, vì chỉ có thể bộc bạch tâm hồn mình và lập căn cước cá nhân qua tiếng hát. Hát không ngơi nghỉ để giữ cho mình một phong độ chuyên nghiệp và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc. Có thể nhiều ca sĩ chưa đi được đến đâu đã chán nghề vì hát nhiều, họ coi việc hát cực chẳng đã phải làm, lỡ làm ca sĩ rồi thì đành hát vậy.

Trường hợp Tâm, em cần hát để yêu nghề mãi.

-----

Hành trình Tâm, nhìn một cách qua loa thì thấy dễ đi. Thật ra, đó là một hành trình ẩn giấu nhiều va vấp. Để chọn ra cái đúng, chỉ có một cách: thử, và sai.

-----

Thời đại hôm nay không có chỗ cho hoài cổ, ngoái nhìn quá khứ, tiếc thương; Thời đại hôm nay với cơn bão thông tin lúc nào cũng chực đổ ập xuống đầu, cũng không có chỗ cho sự ẩn nhẫn chịu đựng. Thời đại buộc ta hành động, buộc ta luôn nhào về phía trước. Thời đại cũng bắt ta phải lựa chọn, đánh đổi giữa sự êm đềm nội tâm với khả năng trở-thành-một-ai-đó (“I am become a name”, trong tác phẩm Ulysses của Alfred Tennyson). Mỹ Tâm sống theo tinh thần ấy, một cách tuyệt đối và kiên định. Em hướng ngoại, chan hòa với đám đông, làm một ngôi sao tỏa sáng cho nhiều người ngưỡng mộ. Em không rút vào vỏ ốc. Chấp nhận hy sinh đời sống cá nhân yên tĩnh để có sự nghiệp.

-----

Điều tôi làm cho em, không phải là những bài hát; vả chăng số lượng bài hát của tôi mà Tâm đã sử dụng quá ít, thua xa số lượng tôi đã viết cho Trần Thu Hà, Mai Khôi, Thủy Tiên hay Nguyên Hà. Điều tôi giúp em, không phải là những cột mốc sừng sững trong sự nghiệp. Tôi đem đến cho Tâm một thứ trừu tượng, ẩn kín và mong manh, khó nhận thấy hơn nhiều: khả năng phân biệt xấu/đẹp, hay/dở, tức là cách cảm thụ thẩm mỹ về mọi vấn đề, không chỉ giới hạn trong âm nhạc. Tôi truyền trao và chia sẻ với em một phương cách sống (mà tôi cho là) đẹp.

-----

Mỹ Tâm là gương mặt sáng giá nhất của nhạc đại chúng Việt, gọi nôm na là Pop Việt, niềm tự hào không chỉ của các fan mà của tất cả mọi người Việt, rằng cuối cùng chúng ta cũng có một nhân vật tầm cỡ trong ngành giải trí sánh ngang hàng các đồng nghiệp ngoại quốc ở những xứ sở có công nghệ âm nhạc phát triển. Niềm tự hào chúng ta có một Mỹ Tâm là hoàn toàn lành mạnh, như niềm tự hào đội tuyển bóng đá (nên nhớ cho rằng Tâm rất mê bóng đá, như “Niềm tin chiến thắng”, bài dành cho cổ động viên nên rất “cổ động”, Lê Quang viết, Tâm hát mãnh liệt, tha thiết nữa, trở thành dấu ấn).

-----

Có Tâm hay không, đời sống nghệ thuật của tôi không khác đi; có tôi hay không thì vẫn có một Mỹ Tâm như ta đang có hôm nay. Song tình thân thiết, sự thấu hiểu và sự hiện diện trong đời nhau, của Tâm và tôi, vẫn là một hạnh ngộ quý báu. Và tôi chợt nghĩ, em và tôi đã sống đẹp với nhau. Từ câu chào thứ nhất, mười tám năm ngược về tuổi trẻ. Dẫu Tâm và tôi hoàn toàn toại nguyện trên hành trình riêng mỗi người, khi nghĩ về những tháng năm thanh xuân ấy, vẫn thấy ấm dạ một cảm giác gần gũi, tin cậy. Như thế gọi là ân tình.

-----

Em thuộc tuýp người biết mình biết ta, khiêm tốn nhưng ý thức được giá trị bản thân.

Nổi tiếng như cồn hay vô danh, em vẫn sống nhẹ nhõm, với một năng lượng sống gần như vô tận.

-----

Ngoài chuyện kiếm tiền (hát club và vũ trường đơn thuần là chuyện thu nhập), em còn nâng bài hát lên một tầm vóc cao hơn, tươi mới, nhuần nhị, tự nhiên như thể bài viết riêng cho mình.

----

Thông thường, tâm lý chung của nhiều người trẻ là hay chủ quan, lắm lúc rất cẩu thả khi bước những bậc thang trung gian, người ta chỉ chú ý đến bậc đầu tiên và bậc cao nhất sau cùng. Nấc đầu bước được rồi, cứ tưởng những bước tiếp sau cứ thoai thoải dễ đi như vậy, thế nên bao kẻ trượt chân.

-----

Cách kể chuyện qua bài hát của Tâm độc sáng, linh động, không bao giờ cùn nhụt cảm hứng. Có thể ví với một người có duyên kể chuyện, chuyện không có gì mới, ai cũng biết mà miệng người này kể đi kể lại vẫn thu hút.

chúng ta, những con đường

chúng ta, những con đường

Thế giới tàn nghiệt nhưng vẫn bảo tồn chốn rất mực riêng tư cho thi ca nương náu.

Mà đâu chỉ nương náu. Thi ca còn trổ ra những bóng râm tươi mát, ủi an loài chim thiên di trú ngụ sau những sải cánh tả tơi dặm trường.

Du Tử Lê, ông vẫn làm thơ, sống thơ.

Thơ ông như loài thiên di hát về đường bay sinh tử ly hương đã qua, về những cái chết thảng thốt giữa không trung trên hành trình tìm nắng ấm và cả bóng hình lung linh trong niềm tín thác sẽ mang theo về cõi thiên thu...

Đây là tập thơ mới nhất của một thi sĩ miền Nam còn đang miệt mài trên chuyến di thê.

Về tác giả

Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam

Tác giả của 76 tập thơ, văn xuôi

Năm 1954, theo gia đình di cư vào Nam. Cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục. Học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969).

Giải thương Văn chương Toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972)

Định cư tại Mỹ 1975.

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Có thơ được dịch trong tuyển tập Understanding Việt Nam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Âu Châu).

Một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998).

Từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học tại Mỹ, Pháp, Đức và úc Châu.

Hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

đà lạt bên dưới sương mù

đà lạt bên dưới sương mù

Đà Lạt Bên Dưới Sương Mù

Một Đà Lạt thời vàng son trong đời sống văn hóa đã từng được Nguyễn Vĩnh Nguyên tái hiện qua cuốn du khảo Đà Lạt, một thời hương xa.

Lần này, là một cách tiếp cận khác, hành trình khác. Phần chìm, phần bị phủ đậy cùng những bí mật sâu kín trong một giai đoạn lịch sử Đà Lạt (1950 – 1975) được tác giả cho đồng hiện bằng một lối viết biên khảo chỉn chu và cuốn hút.
Hai năm trôi qua, người viết cuốn sách này đã lật dở hàng ngàn trang văn bản cùng hàng trăm tài liệu qua nhiều thời kỳ lịch sử Đà Lạt để chỉ làm một cuộc ghi nhận cô đọng, giúp người đọc hình dung về những gì chìm dưới sương mù.
Có những văn bản bị cháy sém một góc.
Có những bó hồ sơ ẩm mốc, những chiếc đinh ghim vụn nát khi có tay người chạm vào.
Có những trang văn bản vương vết máu.
Và có những sự việc treo lơ lửng không rõ đầu đuôi.
Quá nhiều những thăng trầm đi qua trên những trang sử liệu và đời sống một thành phố…
Thành phố của những uẩn khúc, ẩn mật dần được soi rọi trên những trang viết công phu.
Bên dưới sương mù là những nỗ lực minh định. Nhưng bên dưới sương mù, có thể vẫn là mù sương vô phương giải ảo.

365 ngày yêu thương

365 ngày yêu thương

VỀ TÁC PHẨM

Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.

Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.

Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...

Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...

TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:

365 NGÀY AN LẠC

“Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”

“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”

Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”

365 NGÀY YÊU THƯƠNG

“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”

“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”

365 ngày an lạc

365 ngày an lạc

VỀ TÁC PHẨM

Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.

Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.

Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...

Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...

TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:

365 NGÀY AN LẠC

“Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”

“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”

Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”

365 NGÀY YÊU THƯƠNG

“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”

“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”

thư gửi một con tin

thư gửi một con tin

Từng bay trên những sa mạc, biển cả, đô thị, xuyên biên giới các quốc gia, vùng lãnh thổ, cha đẻ của Hoàng tử bé tiếp tục truyền trao nguồn cảm hứng du hành cùng những chiêm niệm về nhân sinh trong tập sách nhỏ này.

Tinh thần tự do, lòng ái quốc, tình bạn, giá trị con người và cả những khuyết tật của văn minh, những biên giới văn hóa được ông trải ra trên các đoản văn đầy thi tính và giàu triết lý.

“Tuyệt đối phải nói với con người”, cuộc đối thoại của Saint-Exupéry với từng người bạn đồng hành của ông – chính là mỗi độc giả cuốn sách này – luôn nhiều nhiệt khí thiêng liêng, vượt lên mọi tranh chấp lý luận.

Đây là một cuốn sách mở.

Tác giả Antoine de Saint-Exupéry

Antoine de Saint-Exupéry (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.

Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Hoàng tử bé, nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công bị rơi xuống sa mạc với cậu bé ngoài hành tinh. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc.

Tiểu thuyết

L'Aviateur (Người phi công, 1926)

Courrier Sud (Chuyến thư miền Nam, 1929)

Vol de Nuit (Bay đêm, 1931)

Terre des Hommes (Cõi người ta [1], 1939)

Pilote de Guerre (Phi công thời chiến, 1942)

Lettre à un Otage (Thư gửi một con tin, 1943)

Le Petit Prince (Hoàng tử bé, 1943)

Citadelle (Cung thành, viết năm 1936, xuất bản sau khi ông mất, 1948)

Ghi chép

Moscou (viết cho báo Paris-Soir, 1935)

Espagne ensanglantée (Tây Ban Nha đẫm máu, viết cho báo L'Intransigeant, 1936)

Madrid (viết cho báo Paris-Soir, 1937)

La Paix ou la guerre (Hòa bình hay chiến tranh, viết cho báo Paris Soir, 1938)

Lettres des jeunesse (Thư từ thời trẻ, tập hợp các bức thư viết từ năm 1923 đến 1932, xuất bản sau khi ông mất)

Carnets (Sổ ghi, tập hợp ghi chép từ năm 1936 đến trước khi mất tích, xuất bản sau khi ông mất)

Lettres à sa mère (Thư gửi mẹ, tập hợp các bức thư từ năm 1910 đến năm 1944, xuất bản sau khi ông mất)

Un sens à la vie (Ý nghĩa cuộc đời, xuất bản sau khi ông mất)

đứa con đi hoang trở về

đứa con đi hoang trở về

Đứa con đi hoang trở về của André Gide khởi nguồn cảm hứng từ dụ ngôn Đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh Tân ước.

Với một sự triển khai đa chiều, André Gide đưa vào đó bốn cuộc đối thoại, như một vở kịch bốn màn, kéo câu chuyện khỏi không gian của bản kinh giáo điều để nối kết với cuộc sống nhân gian vốn dĩ phức tạp.

Qua Ngôi Nhà và khát vọng tự do, chọn lựa phiêu lưu của tuổi trẻ và sự trở về kiếm tìm cứu rỗi nơi một con người đã nếm trải gió bụi lạc lối… André Gide mở ra các cảnh huống triết lý mà ở đó, có thể mỗi người đọc đều đã từng “nhập vai”.

Về tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)

Là nhà văn Pháp; nhận giải Nobel Văn học năm 1947.

André Gide sinh ra tại Paris, trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin lành. Cha là giáo sư Luật học, mất sớm. Gide lớn lên trong một không gian khá cô lập ở vùng Normandy, với sự giáo dục khắc kỷ của người mẹ.

Sau những chuyến du hành sang Bắc Phi (từ 1893-1894), ông rơi vào cuộc dằn vặt tinh thần khi nhận ra mình đồng tính luyến ái. 

André Gide ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 22 tuổi, có tựa: Những cuốn vở của André Walter.

Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Bọn làm bạc giả, Dưỡng chất trần gian, Kẻ vô luân, Trường học đờn bà,…

mỗi hơi thở một nụ cười

mỗi hơi thở một nụ cười

Mỗi Hơi Thở Một Nụ Cười

Quyển sách mỏng này dạy phương pháp thiền tập của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho trẻ em, do sư cô Susan kể chuyện, được trình bày song ngữ Việt Anh và minh họa sinh động. Với “Mỗi hơi thở một nụ cười”, các bé sẽ học được thiền như một trò chơi, thiền thật vui tươi và hạnh phúc

Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

Một số tác phẩm của ông:

-  Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng
-  Nẻo về của ý
-   Am mây ngủ
-  Văn Lang dị sử
-  Đường xưa mây trắng
-  Truyện Kiều văn xuôi
-  Thả một bè lau
-  Bông hồng cài áo
-  Đạo Phật ngày nay
-  Nói với tuổi hai mươi
-  Trái tim của Bụt
-  ...

mekong - phù sa phiêu bạt

mekong - phù sa phiêu bạt

Mekong - Phù Sa Phiêu Bạt

Khải Đơn không phải là một tác giả mới. Cô là một cây bút quen thuộc với bạn đọc qua nhiều bài xã luận gây chú ý trên báo chí, mạng xã hội và nhiều tác phẩm đã xuất bản như Đừng tháo xuống nụ cười (2014), Sài Gòn - Thị thành hoang dại (2015), Ta có bi quan không? (2017), Gập ghềnh tuổi 20 (2017). Các tác phẩm của cô chủ yếu viết về lối sống, tâm thế giới trẻ thành thị, lan tỏa thái độ sống tích cực.

Với Mekong, phù sa phiêu bạt, Khải Đơn thể nghiệm một hướng viết khác: du ký. Nhưng không phải du ký “check in” điểm đến, cảnh đẹp và ăn gì chơi gì. Đó không phải những chuyến du lịch chớp nhoáng, ào ào lũ lượt vội đến vội đi. Khải Đơn đi nhiều, nhưng ở mỗi nơi đi qua, cô đều cố gắng tìm đến những ngóc ngách ẩn mật, khám phá một đời sống che đậy bên dưới cái lạ, cái mới, sự hào nhoáng bề mặt.

Cuốn sách chia làm bốn phần: Thái Lan, Campuchia, Lào & Myanmar và Việt Nam. Đây là năm quốc gia hạ nguồn, đang thụ hưởng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn mà dòng Mekong mang lại. Nhưng đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi cực đoan đang diễn ra ở vùng thượng lưu dòng sông này. Không tham vọng chuyển tải những quan điểm mang tính đại tự sự, Khải Đơn lặng lẽ với những chuyến du hành cá nhân đơn độc để kể câu chuyện những số phận: số phận một giới tuyến, một cây cầu hay một con người vô danh lưu lạc...

Ở Campuchia, đó là những đứa bé nhà quê nghèo đói lên thành phố phục vụ tình dục cho khách Tây thích tìm “của lạ”, đó là ngôi đền nằm chênh vênh nơi đường biên giới Campuchia - Thái Lan, một điểm nóng tranh chấp, một đường biên mong manh vô hình có đời sống riêng. Ở Thái Lan, đó là những phận người hoang mang đi tìm lại bản dạng giới, là cung đường đẫm máu người trên chiếc cầu bắc qua sông Kwai huyền thoại, là vị sư quyết tâm giữ rừng cho quê hương, là thị trấn nơi những thuyền nhân Việt Nam ngày xưa dạt đến. Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long thuộc Việt Nam, đó là những cồn lở, nhà trôi, những con cá khổng lồ chỉ còn trong huyền thoại. Ở Myanmar, đó là xung đột tôn giáo bên dưới vẻ bề ngoài tưởng chừng êm ả và cuộc truy quét cả một dân tộc bị cố tình nhấn chìm vào quên lãng. Và ở Lào, đó là phẳng lặng và cuộc sống an lành của một vùng đất giữ gìn truyền thống Phật giáo Tiểu thừa...

Những con người bình thường, những cảnh sống trôi nổi, những sinh phần buồn bã, lãng quên được lưu giữ lại trên trang viết của Khải Đơn có sức lấp lánh như những hạt phù sa lang thang mà dự phần làm nên cuộc sống lớn lao của Mekong, dòng sông có một lịch sử, một thực tại đặc biệt, một tương lai bất định.

Tác giả cũng hòa mình vào trong dòng chảy phù sa phiêu bạt ấy để trang viết ánh lên những giá trị của dấn thân, trầm tư, thấu hiểu và yêu thương.

Điều đó làm cho du ký của nhà văn trẻ này mang một sức sống hướng nội, một sự quyến rũ rất riêng, khó lẫn vào dòng chảy sách du ký của những người cùng thế hệ.

sài gòn - những biểu tượng

sài gòn - những biểu tượng

Sài Gòn Những Biểu Tượng

Sài Gòn, những biểu tượng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị. Sài Gòn trong tập sách này, dù là quá khứ xa hay hiện tại gần, dù là tiếng nói nghiêm cẩn của khoa học hay là những xúc cảm bay bổng, dù nói về con người hay cửa nhà, di sản hay môi trường… thì đều hàm chứa những tâm tình và nỗ lực tìm tòi hiểu biết.  

PHANBOOK & NXB Văn hóa – Văn nghệ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

VỀ TÁC PHẨM

Đọc, hiểu Sài Gòn qua hệ thống biểu tượng là một ý tưởng thú vị. Nhưng đó lại là một tham vọng lớn lao, khó thực hiện trong điều kiện nghiên cứu hiện tại, nhất là với một thành phố mà tiến trình lịch sử chỉ qua ba thế kỷ, không dài như nhiều đô thị khác ở phương Tây, nhưng dòng chảy văn hóa của nó thì đã kinh qua nhiều thác ghềnh và mạch ẩn, huyền thoại và nhiễu động thực tế.

Khởi đi từ ý tưởng bài viết trong phần Biên khảo của nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng về biểu tượng kiến trúc và điêu khắc trên các công trình mang hình thái Đông Dương, chúng tôi mạo muội đặt tựa cho tập sách này là “Sài Gòn, những biểu tượng”. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, mời gọi những cuộc tìm tòi, khảo cứu, khai quật, khám phá và ghi nhận về hệ giá trị Sài Gòn.

Góp vào ý hướng chủ đạo đó, còn có bài nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp – “Thương mại người Việt đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn và Chợ Lớn”. Bài viết điểm lại những đóng góp của làn sóng thương nghiệp, sự trỗi vượt của một số thương hiệu đầu tiên trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn, bước đầu xác lập vị thế kinh tế cho một đô thị, mà về sau, chúng ta gọi là “đầu tàu kinh tế”, “trung tâm kinh tế” quan trọng của đất nước.

Biểu tượng, từ đây không dừng lại ở khía cạnh vật thể, mà triển khai rộng hơn những gì phóng chiếu từ nội hàm lịch sử, văn hóa thị dân; là khởi sinh, tiếp biến cho đến tổng hòa những dấu chỉ nội tại để nhận diện/nhận biết Sài Gòn. Đó là những tiêu điểm văn hóa, nhân văn, bao gồm những chuyển động trong giáo dục, văn chương, nghệ thuật mang tính đặc thù của thị dân, theo đó, là sự tỏa sáng của những nhân vật, cả nổi tiếng và vô danh, phát lộ những gì được xem là biểu trưng cho linh hồn của nơi chốn.

Các bài viết của quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng, dịch giả Trần Đức Tài, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương, nhà thơ Du Tử Lê, nhà báo Lưu Vĩ Lân, Nguyễn Quốc Việt về cảnh quan tinh thần, đời sống con người Sài Gòn trong quá khứ cho đến các cảm nhận, thao thức về cuộc chuyển dời hôm nay của các tác giả: Phan Triều Hải, Nam Thụ, Bảo Uyên, Nguyễn Cường, Trương Gia Hòa… đặt trong cảm thức không gian biểu tượng, phần nào, như đã nói, có thể gợi mở hứng thú cho những cuộc kiếm tìm dấu chỉ văn hóa đô thị Sài Gòn trong thời gian tới.

Sài Gòn, những biểu tượng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị. Sài Gòn trong tập sách này, dù là quá khứ xa hay hiện tại gần, dù là tiếng nói nghiêm cẩn của khoa học hay là những xúc cảm bay bổng, dù nói về con người hay cửa nhà, di sản hay môi trường… thì đều hàm chứa những tâm tình và nỗ lực tìm tòi hiểu biết.

Hiểu và yêu Sài Gòn, trong chiều kích đó, là sự chưng cất giá trị hôm qua nối liền với hôm nay; gửi gắm giấc mơ chung về một đô thị phát triển bền vững, sung túc kinh tế và nhân văn.

khúc thụy du

khúc thụy du

Khúc thụy du là tập thơ đánh dấu sự trở lại của tiếng thơ Du Tử Lê. 50 bài thơ tình, thơ thế sự đã được phổ nhạc, rất phổ biến của Du Tử Lê trong nửa thế kỷ qua đã được tuyển chọn trong tập thơ này với một sự sàng lọc kỹ lưỡng của chính tác giả và những người làm sách tâm huyết.

VỀ TÁC PHẨM

Thơ Du Tử Lê, loài thơ được tạo nên bởi phẩm tính thi sĩ mạnh mẽ tới mức, chúng dẫu có mang những khuôn thức, thì nội tại cũng luôn quẫy đạp để tìm cái vô hạn; xác chữ dẫu có khoác vào khái niệm thì cũng chỉ để hướng tới cái tình ý ngoài lời. Và trên đơn vị bài thơ, dẫu được xác định tọa độ bằng những hệ tứ xuyên suốt thì đó cũng chỉ là những tọa độ hư ảo.

Những bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức…

Tập thơ gói lại rất nhiều sáng tác nổi tiếng của Du Tử Lê: Khúc Thụy Du, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Ta tiếc thiên đường mới lập xong, Người từ phương Đông qua,… và cập nhật sáng tác mới nhất của ông: Nuôi người, trang sách thơm.

Thơ Du Tử Lê sống động, khiêm cung và bao dung trong lòng công chúng, hóa giải trước muôn trùng định kiến, bay trên những đứt gãy thế cuộc lẫn đời riêng.

Tuyển thơ Khúc Thụy Du (thuộc tủ sách Tinh hoa Sài Gòn do Phanbook tổ chức) là một kết tinh tương thích với lối đọc thơ, sống thơ của ngày hôm nay!

VỀ TÁC GIẢ

Nhà thơ Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Tác giả của 70 tập thơ, văn xuôi. Năm 1954, theo gia đình di cư vào Nam. Cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục. Học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969). Giải thưởng Văn chương Toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972).

Định cư Mỹ từ 1975 

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Có thơ được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Âu châu).

Một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998)

Từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học tại Mỹ, Pháp, Đức và Úc châu

Hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

TRÍCH ĐOẠN

“như con chim bói cá

tôi lặn sâu trong bùn

hoài công tìm ý nghĩa

cho cảnh tình hôm nay”

(Khúc Thụy Du, 1968)

mộng đời bất tuyệt

mộng đời bất tuyệt

“Mộng đời bất tuyệt” của Nguyễn Tường Bách, ghi lại những xúc cảm, chiêm nghiệm thâm trầm của ông trong những ngày xa xứ. Đó là ký ức vọng về từ tuổi thơ nơi quê nghèo nhưng trong trẻo, lung linh: từ mùa lụt, hương sen, tiếng ve sầu cho đến những câu chuyện nhuốm màu tâm linh… Nhưng ở đó, còn là những câu chuyện đời rất thật, trôi nhẹ nhàng như áng mây vô ưu qua trang viết của nhà văn, gợi mở nhiều suy ngẫm.

VỀ TÁC PHẨM

Sinh ra và lớn lên ở Huế, giữa những năm tháng nghèo khó nhưng tuổi thơ êm đềm đã in sâu vào trong trí nhớ của tác giả, người đàn ông đã qua tuổi trung niên. Những kỷ niệm tuổi thơ cùng bao ký ức với những ngày lụt được nghỉ học, lội nước, làm nơm bắt cá,… đi vào trang viết của ông đầy lay động.

Trong mối tương giao với thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé, chìm đắm vào cõi sáng tạo vô biên, sự thâm trầm miên viễn của tạo hóa. “Trong thiên nhiên, trong những ngày đầy bóng tối và giá lạnh, sức sống và vẻ đẹp vẫn ẩn nhẫn chờ chực để được thể hiện”, chính vì thế, qua những bể dâu, qua những biến cố của cuộc đời, con người “sẵn sàng quên những thương tổn của mười hai tháng qua, của một đoạn đời mấy mươi năm qua để sống với khát vọng của mình” và vẫn yêu thương đời, bất kể gánh nặng của cuộc mưu sinh, bất kể những tổn thương, run rủi.

Trên một chuyến bay về Đức, ông gặp những con người di cư sang Hoa Kỳ với biết bao nhiêu mộng tưởng. Những con người chật vật trong chiếc áo cuộc đời, rời bỏ quê hương mong tìm một cuộc đời ấm êm nơi đất khách mà đâu biết điều gì đang chờ đợi mình. Và còn có những con người khác, ngày đêm mưu sinh trên những con hẻm Sài Gòn. Họ sống bình lặng, yêu thương nhau, bao dung và hào phóng với nhau.

Tập sách mỏng này còn là sự chậm rãi chiêm nghiệm về thời gian, những bể dâu thế cuộc khi tác giả khám phá các nền văn minh lớn, những vương quốc bị lãng quên, những con người vô danh trên ván cờ lịch sử… Trong lần tái bản này, tác giả có bổ sung một bài viết đặc biệt - Ngàn xưa vọng tiếng - nói về nỗi đau vong quốc. Ông viết: “Làm sao ngủ yên được khi không có chốn để về?(...) Mất quê hương và nguồn gốc văn hóa là nỗi đau xót lớn nhất mà nhiều dân tộc trên thế giới phải gánh chịu.”

Đọng lại trong “Mộng đời bất tuyệt” là “lòng thương yêu và sự trọng thị lẫn nhau giữa người và người”.

Phanbook tái bản tác phẩm này mở đầu cho loạt sách tản văn, tùy bút của Nguyễn Tường Bách – cây bút được nhiều độc giả mến mộ bởi phong cách văn chương lịch lãm, duy mỹ và giàu suy tư.

Phanbook sắp xuất bản sách cùng tác giả:

- Mùi hương trầm

- Đường xa nắng mới

- Đêm qua sân trước một cành mai

VỀ TÁC GIẢ

Nhà văn Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên – Việt Nam, hiện sống tại CHLB Đức.

Ông tốt nghiệp Kỹ Sư xây dựng năm 1975, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật (Dr.-lng) năm 1980 và làm việc cho một số công ty ở Đức.

Là tác giả của các tập bút ký: Đường xa nắng mới, Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đường rộng thênh thang.

Ngoài ra, còn là dịch giả của: Con đường mây trắng (Anagarika Govinda), Đối diện cuộc đời (Jiddu Krishnamurti), Sư tử tuyết bờm xanh (Surya Das), Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel), Đạo của vật lý (Fritjof Capra)…

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ