<p>Thiên Nhân Học Cổ Đại - Trích Thiên Tủy - Tập 1 - Quyển Thượng: Bát Tự Cách Cục - Bìa Cứng</p>
<p>Tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” ảnh hưởng tới văn hoá Trung Hoa trong hơn 5000 năm qua, dung nhập một cách tự nhiên vào đời sống xã hội loài người.</p>
<p>Trong tập tục truyền thống Trung Quốc, muốn biết về thăng quan phát tài, hay là kết hôn sinh con, mọi người đều xem bát tự cho đứa trẻ mới chào đời, xem vận mệnh của nó tốt hay xấu; xem đối tượng kết hôn có hợp hay không.</p>
<p>Tuy trong đó còn những phần chưa khoa học, nhưng bát tự vẫn là một căn cứ quan trọng để dự đoán hoạ - phúc, cát – hung, vinh – nhục trong vận mệnh; nó trở thành một bộ phận cấu thành nên văn hoá dân tộc Trung Hoa. ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người dân trong hàng ngàn năm qua.</p>
<p>Chính vì thế trong lịch sử đã lưu lại rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng liên quan đến “bát tự”. Trong đó, ảnh hưởng rộng rãi nhất, suy đoán chuẩn xác nhất, trở thành cuốn sách có uy quyền nhất về bát tự mệnh lý, phải kể tới Mệnh Lý Tứ Thư, trong đó có Trích Thiên Tuỷ.</p>
<p>Mệnh Lý Tứ Thư giống như tứ thư ngũ kinh của Nho học, cũng được giới mệnh lý học công nhận là bốn tác phẩm kinh điển, gồm có: Trích Thiên Tuỷ, Tam Mệnh Thông Hội, Cùng Thông Bảo Giám, Tử Bình Chân Thuyên. Bốn tác phẩm này xuyên suốt kinh mạch của mệnh học, chắt lọc, đúc rút các luận đoán tinh hoa, có thể coi là bộ đại thành về tứ trụ mệnh lý có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng tới các đời sau.</p>
<p>Tương truyền Trích Thiên Tuỷ là tác phẩm của Kinh Đồ đời Tống. Lưu Cơ ở đầu đời Minh là người chú giải đầu tiên.</p>
<p>Trích Thiên Tuỷ là tác phẩm kinh điển về tứ trụ mệnh lý học, lấy phép biện chứng duy vật sơ khai thời cổ đại “thiên nhân hợp nhất” làm tôn chỉ, biện giải sâu sắc về quan hệ sâu xa giữa con người và tự nhiên, từ đó mà tạo ra cơ sở lý luận vững chắc để đoán định cát – hung – hoạ - phúc của một đời.</p>