vạch trần bản chất nhân tính - ngu dốt và vô tri, tin cậy và phản bội, vị kỷ và vị tha, phục tùng và…

vạch trần bản chất nhân tính - ngu dốt và vô tri, tin cậy và phản bội, vị kỷ và vị tha, phục tùng và…

<p>Vạch Trần Bản Chất Nhân Tính - Ngu Dốt Và Vô Tri, Tin Cậy Và Phản Bội, Vị Kỷ Và Vị Tha, Phục Tùng Và…</p>

<p>TÁC PHẨM KHÁM PHÁ SỰ THẬT TÀN KHỐC ẨN SAU MỘT “XÃ HỘI TƯƠI ĐẸP” QUA LĂNG KÍNH KHOA HỌC!!!</p>

<p>Thông qua ánh mắt sắc bén cơ hồ soi sáng tương lai gần và dự đoán thế giới sẽ thay đổi ra sao trong tương lai xa, tác giả Tachibana Akira sẽ phần nào lý giải bản tính đầy khó hiểu ở

con người thông qua cuốn sách Vạch trần bản chất nhân tinh.</p>

<p>Tại sao chúng ta có xu hướng suy nghĩ, ứng xử và hành động như cách chúng ta vẫn đang làm như cảm thấy sung sướng vì công lý được thực thi, tỏ vẻ tốt bụng khi nâng đỡ người khác, ngoài mặt thể hiện thái độ công bằng nhưng trong lòng chứa đầy định kiến và thái độ phân biệt đối xử... Xã hội này sẽ ra sao khi tồn tại đầy rẫy con người khó hiểu thế này? Liệu có cách nào để con người trở nên dễ hiểu hơn, bớt rắc rối hay không?</p>

<p>Nếu ai cũng nhận thức được bản chất nhân tính, chú ý hơn đến những phát ngôn và hành động của chính mình, hẳn chúng ta sẽ tránh được nhiều cạm bẫy xảy đến trong tương lai; thế giới nhờ thế hẳn cũng sẽ bình yên hơn một chút.</p>

thương hoài ngàn năm

thương hoài ngàn năm

<p>Thương Hoài Ngàn Năm</p>

<p>Thương hoài ngàn năm của Võ Phiến được Bút Nghiên in lần đầu năm 1962, đến năm 1971 cuốn sách được in lần thứ tư do Trí Đăng xuất bản. Số lần tái bản này cho thấy sức hấp dẫn, sự quan tâm của độc giả đối với một nhà văn quan trọng của miền Nam thời kỳ đó. Tác phẩm gồm có ba truyện, không thấy ghi thuộc thể loại gì, điều khá lạ lùng so với một nhà văn rất có ý thức về văn học và đã từng biên soạn công trình Tiểu thuyết hiện đại (1963) như Võ Phiến. Trong ba truyện, ngoài Viết thư buổi trưa chỉ dài 21 trang, còn hai truyện Thương hoài ngàn năm và Đến khi ma chết đều dài hơn 50 trang, tính ra còn dài hơn cả Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản mà nhiều người cho là các tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam. </p>

<p>Thương hoài ngàn năm được viết trong giai đoạn rất sôi nổi của sự nghiệp văn chương Võ Phiến với hàng loạt sáng tác từ tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút. Ông cũng nghiên cứu các trào lưu văn nghệ mới ở phương Tây và dịch khá nhiều tác phẩm hiện đại. Các tác phẩm của Võ Phiến trong giai đoạn này là những trái chín trong phong cách sáng tác của ông. Ông đi sâu quan sát con người một cách thật tinh tế, cả diện mạo bề ngoài lẫn chiều sâu tâm hồn. Đọc ông, ta thấy hình như mỗi nhân vật đều được lột trần đến tận cùng, từ ánh mắt, dáng đi thật riêng biệt, sống động cho đến những cảm xúc, tâm tình sâu thẳm trong con người họ, dù cho đó là người dân quê hay trí thức, thị dân, vì thế không phải ngẫu nhiên khi ông được mệnh danh là người chuyên “chẻ sợi tóc ra làm tư”.</p>

một thử nghiệm phê bình

một thử nghiệm phê bình

<p>Một Thử Nghiệm Phê Bình</p>

<p>Một thử nghiệm phê bình là tác phẩm quan trọng của C. S. Lewis được xuất bản vào năm 1961. Trong bối cảnh có quá nhiều lý thuyết cực đoan về việc đọc và giá trị của sách, ông đã đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác biệt.</p>

<p>Theo đó, không có cái gọi là tác phẩm “cao cấp” “phổ thông”, giá trị của tác phẩm đơn thuần nằm ở niềm vui đọc. Một độc giả đích thực sẽ điềm tĩnh bước theo sự dẫn dắt của câu chữ, không vội xét đoán phê bình. Hành động đọc chỉ trở nên thông suốt nếu ta gạt bỏ những kỳ vọng và giá trị không liên quan đến tác phẩm. Trải nghiệm đọc chỉ có giá trị nếu ta say mê nghiền ngẫm lại từng chương đoạn để tìm thấy những gợi mở mới mẻ. Quan trọng hơn cả, cũng như đối với các vấn đề luân lý, tôn giáo và tình yêu, việc đọc đòi hỏi ta phải bước ra khỏi trải nghiệm của riêng mình để bước vào trải nghiệm của những chủ thể khác.</p>

<p>Một thử nghiệm phê bình được viết bằng giọng văn chân phương, gần gũi như chính tư tưởng của xuyên suốt của C. S. Lewis: mời gọi độc giả đến với địa hạt phê bình tưởng chông gai nhưng lại đầy thông sáng.</p>

khuyến học (tái bản 2024)

khuyến học (tái bản 2024)

<p>Khuyến Học</p>

<p>Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.</p>

<p>Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị... khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn "trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người", Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng - như "không tin vào tai mình" - cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.</p>

<p>Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học "từ chương" và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên "thực tế". Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là "làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản" trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.</p>

quasar khánh - nhà thiết kế huyền thoại - bìa cứng

quasar khánh - nhà thiết kế huyền thoại - bìa cứng

<p>Quasar Khánh - Nhà Thiết Kế Huyền Thoại</p>

<p>Quasar Khánh nằm trong số ít những nhà thiết kế từng ghi đậm dấu ấn sáng tạo của mình trong thế kỷ 20. Thành tựu mang tính biểu tượng nhất của ông là dòng sản phẩm nội thất bơm phồng Aerospace. Chi một mình dòng sản phẩm này đã đủ hiện thân cho tinh thần đổi mới thiết kế trong những năm 1960-1970: một luồng sinh khí mới mẻ tự giải phóng minh khỏi mọi nền tảng lịch sử và văn hóa để đưa ra một thế giới thay thế, thấm đẫm tinh thần không tưởng vĩ đại. Vượt lên trên thiết kế tiên phong mà luôn thời sự của mình, Aerospace còn là biểu tượng hoàn hảo cho hành trinh độc đáo của viên kỹ sư cầu đường Quasar Khánh, người đã không ngừng hiện thực hóa những sáng tạo điên rồ nhất của chính mình: từ thời trang, đồ nội thất, xe hơi, tàu thuyền, máy bay, các thành phố cho đến cả... đĩa bay.</p>

<p>Cuốn sách này thuật lại trọn vẹn hành trình sáng tạo của một huyền thoại không biết mệt mỏi, người đang tiếp tục là nguồn cảm hứng của những tên tuổi lớn nhất trong làng thiết kế đương đại.</p>

<p>“Thế hệ chúng tôi tưởng tượng rằng mình đang sáng tạo lại thế giới, và bậc thầy của tất cả chúng tôi là Quasar Khánh.”</p>

<p>JACQUES SÉGUÉLA</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ