<p>Tuyển Tập Nguyễn Công Hoan</p>
<p>Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình Nho học. Thân sinh ông là Nguyễn Đạo Khang làm huấn đạo, một ngạch quan nhỏ trong giáo giới. Song vì gia đình đông anh em, nên từ khi bốn tuổi ông đã được ông bác nuôi và cho ăn học. Ông bác cũng là người học thức khí khái, đã đỗ phó bảng và làm tri phủ. Ở với bác, bao nhiêu chuyện trong phố phủ, chuyện quan, chuyện lính tráng, nha lại, chuyện những người nông dân đến cửa quan bị bóp nặn, tất cả đọng lại trong trí nhớ ông. Được người gia đình dạy truyền khẩu ngay từ bé những phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, những văn thơ chống Pháp của những tác giả ẩn danh, và sau này khi bắt đầu đi học lớp dự bị, lớp sơ đẳng, ông đã thuộc từng đoạn sách như Việt Nam phong tục ký của Phạm Huy Hổ, Nam Hải dị nhân của Phan Kế Bính biên soạn. Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ... Ông được nuôi lòng yêu NXB Văn Học, được bồi đắp chí khí yêu nước, phản kháng trước những áp bức bất công và con mắt nhìn của ông đã đầy tính trào lộng.</p>
<p>Khi bắt đầu cầm bút, ông không làm thơ mà đi thẳng vào văn xuôi. Theo ông nghĩ, văn xuôi cũng tức như lời ăn tiếng nói thường ngày. Ngay từ buổi đầu, ông tìm cách viết giản dị, sáng sủa, dễ hiểu. Do ham đọc văn thơ, ông đã có lối nhìn đời bằng tâm hồn thi sĩ. Tất cả đã tạo nên phong cách riêng của ông, cây bút hiện thực phê phán sắc sảo mang tính trữ tình.</p>
<p>Con đường văn của ông sau này bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng, tạo nên đặc điểm cây bút của ông. Ông là một trong những người đã đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ NXB Văn Học Việt Nam đương ở buổi sơ khai của nền văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, mà mỗi tác giả đều phải tự tìm thấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định NXB Văn Học Việt Nam. Con đường độc đáo Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo mở đường đi thẳng tới một mình, viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người bình thường, bằng lối văn giản dị, sáng sủa như là hàng ngày ta nói chuyện với nhau, nhưng kết thúc hết sức không bình thường. Truyện của ông làm bật lên những chuỗi cười đến rơi nước mắt.</p>
<p>Để đánh giá sự nghiệp Văn Học đồ sộ cũng như công lao sáng tạo dũng cảm có tính mở đường của ông đối với nền văn xuôi hiện thực Việt Nam, Nhà nước truy tặng ông Huân chương Lao động hạng nhất.</p>
<p>Đến nay truyện của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: Liên Xô, Bungari, Hungari, Anbani, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Cuba, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Quốc tế ngữ... Ba nước trên thế giới đã có công trình nghiên cứu về ông và tác phẩm của ông. Tên ông có trong Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, mục danh nhân thế giới, từ những năm 60 của thế kỷ XX.</p>
<p>Nguyễn Công Hoan, tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi, "một cây bút khai sơn phá thạch cho nền văn xuôi trào phúng Việt Nam" (Lưu Trọng Lư). Cây bút trào phúng có một trong nền văn xuôi Việt Nam chưa có người kế tục, "một nhà văn châm biếm có biệt tài nhưng lại mang tâm hồn thơ đôn hậu và trữ tình" (Thanh Tịnh). Trong dịp mừng ông sáu mươi tuổi, Tô Hoài viết: ...Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu "Tự Lực", thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng Tháng Tám..."</p>