giận (tái bản 2023)

giận (tái bản 2023)

Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi… Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã… Giận là một cuốn sách hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó mở ra cho ta những khả năng kỳ diệu, nhưng lại rất dễ thực hành để ta tự mình từng bước... thoát khỏi cơn giận và sống đẹp với xã hội quanh mình.

Giận được xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 10.9.2001, trước biến cố 11.9.2001 có một ngày. Vì thế Giận đã trở thành quyển sách bán chạy nhất Hoa Kỳ - 50.000 bản mỗi tuần - trong vòng 9 tháng... Tại Hàn Quốc, quyển sách này đã bán được 1 triệu bản trong vòng 11 tháng. Rất nhiều độc giả nhờ đọc sách này mà đã điều phục được tâm mình, sử dụng ái ngữ lắng nghe để hoà giải với người thân, đem lại hạnh phúc trong gia đình và trong cộng đồng của họ.

Giận - sách hay nên đọc để chuyển hóa sân hận thành năng lượng tích cực

Theo ý của Thiền sư, sân hận không phải cơn cảm xúc để chế ngự, và nhất định không phải kẻ thù chúng ta cần phải tuyên chiến. Ngược lại, nó phải được chấp nhận một cách hiền hòa, cần được mỗi người chăm sóc. Qua sách, tác giả giải thích cho người đọc cách làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc có thể làm nhiều người đau đớn, khổ sở. Ngoài ra, góc nhìn của Thích Nhất Hạnh, trong một nghĩa nào đó, mang màu sắc tâm lý, triết học khi  giúp người đọc nhận ra những cơn giận của họ ở tầm ý nghĩa rộng lớn, vừa tích cực vừa tiêu cực trong bối cảnh cuộc sống của con người nói chung.

Thích Nhất Hạnh quan niệm rằng sự khác nhau giữa người và người về cơ bản là ảo tưởng và sân hận khiến cho nó có tác động nghiêm trọng hơn. Tôi càng giận người khác thì tôi (từ góc nhìn Phật giáo) càng quên đi người đó giống tôi thế nào - bỏ qua là người đó, trong một nghĩa nào đó, chính là "tôi". Kẻ thù tạm thời (cũng có thể về dài hạn) có vẻ khác tôi hoàn toàn: là nguyên nhân cho cảm giác khó chịu của tôi, là người thao túng, hạnh hạ, bóc lột tôi, hơn nữa là người xứng đáng để bị trừng phạt vì những hành động hằn học của mình… Còn thực tế, kẻ đó thường giống tôi, vừa giận vừa đau khổ như tôi. Tôi càng công nhận điều đó, thông cảm cho người đó, chăm sóc và chuyển hóa cơn giận của người đó lẫn cơn giận của tôi thì khả năng xung đột sẽ chấm dứt, sự kết nối giữa cả hai sẽ cao hơn…

Tác giả: Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

Một số tác phẩm của ông: Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng - Nẻo về của ý - Am mây ngủ - Văn Lang dị sử - Đường xưa mây trắng - Truyện Kiều văn xuôi - Thả một bè lau - Bông hồng cài áo - Đạo Phật ngày nay - Nói với tuổi hai mươi - Trái tim của Bụt…

mẹ - biểu hiện của tình thương (tái bản)

mẹ - biểu hiện của tình thương (tái bản)

Mẹ - Biểu Hiện Của Tình Thương (Tái Bản)

Nói đến mẹ là nói đến tình thương bao la. Chỉ có mẹ mới có thể yêu thương con hơn bản thân mình. Nhân mùa Vu Lan, công ty Sách Phương Nam liên kết xuất bản và trân trọng giới thiệu cùng các anh chị tập sách của thầy Thích Nhất Hạnh: Mẹ - Biểu Hiện Của Tình Thương. Đây không phải là tập sách mới xuất bản lần đầu, nhưng mãi mãi không bao giờ là cũ. Bởi con dù có lớn khôn, trưởng thành và bay xa đến đâu thì mãi mãi vẫn là con của mẹ, luôn nhỏ bé dưới tình yêu thương của mẹ.

Mẹ - Biểu Hiện Của Tình Thương là lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo, về tình thương đối với Mẹ. Bởi vì Mẹ là tất cả những ngọt ngào, êm dịu, ngọt lành để ta lớn lên tươi mát, hồn nhiên. Và hãy luôn sống bằng trái tim người Mẹ - một trái tim kim cương - để học tha thứ, để học yêu thương...

Mẹ - Biểu Hiện Của Tình Thương còn là bài học về cách hành xử của đất, của nước, của lửa, của gió. Dù người ta có rải lên đất những thứ tinh sạch, thơm tho hay những thứ hôi hám và dơ dáy; dù người ta có đổ xuống nước những chất đẹp đẽ đầy hương thơm hay giặt rửa những thứ dơ bẩn và hôi hám; dù người ta có ném vào gió những hương thơm hay sự hôi thối; dù người ta có quăng vào lửa những cái xấu xa dơ bẩn hay đẹp đẽ thanh cao thì đất vẫn thản nhiên, nước không oán hờn, gió không chán chuờng, lửa không buồn tủi... Và vì thế hãy là cái tâm rộng lớn của đất để chuyển hóa, của nước để lưu chuyển, của gió để di động, của lửa để thiêu đốt.

sài gòn - gia định - chợ lớn: ký ức rực rỡ (sách màu - bìa cứng)

sài gòn - gia định - chợ lớn: ký ức rực rỡ (sách màu - bìa cứng)

Còn ai nhớ ở Sài Gòn từng có những chiều Chủ nhật vui như trẩy hội, trên ba con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và Tự Do (nay là Đồng Khởi). Từng nhóm gia đình hay những đôi trai gái, những cặp vợ chồng chầm chậm đổ về bến Bạch Đằng hay tới chợ Bến Thành. Gió mát từ phía sông thổi tung những tà áo dài. Các quý ông Sài Gòn chỉn chu với mái tóc ngắn gọn thường được chải brilliantine cho gọn gàng, diện áo sơ mi tay ngắn hay montagut đỏ sẫm hoặc vàng nghệ. Những kiểu cách đơn giản mà như huyền thoại, chỉ còn đọng lại trong phim ảnh một thời.

Trong bài Gió sông Sài Gòn thổi về thành phố, họa sĩ trường phái "Tranh Gia Định" Hà Cẩm Tâm nôn nao nhớ thời tuổi trẻ ở Sài Gòn, gợi lại bao dấu ấn của một thời nhàn du thư thả, những bước chân líu lo, những tâm hồn rộn rã, những hứng thú hàn huyên và những tiếng cười giòn tan... Ông nhắc: "Những nhà sách đồ sộ. Những góc phố hằng hà sách bán xôn. Những nhà hàng sang trọng. Những bữa cơm vỉa hè. Những dancing lừng lẫy. Vài quán nhỏ nhâm nhi. Những ca sĩ áo dài má phấn môi son. Một người hát dạo xàng xê vệ đường".

Sài Gòn đó một thời ấp ủ tình yêu, đậm đà tình bạn. Tình bạn trong cảnh: "Muốn gặp nhau thật dễ như trở bàn tay, nhất là vào trời chiều bóng ngả về Tây. Ngồi uống café, chỉ một ly café thường hay café đá trong một giờ là gặp ít nhứt năm ba tên cùng một băng tần hay một vài ghế lãng đãng văn thơ mơ màng lãng mạn. Không cần nói năng chi, cá lũ cùng kéo nhau xuống bờ sông Saigon vào Point dé blagueurs (Quán nhậu ở mỏm đất de ra dưới chân cột cờ Thủ Ngữ) nhâm nhi tán dóc cho đến li bì nửa đêm về sáng rồi hân hoan lũ lượt như một lời chia tay. Có khi chiều mai gặp lại. Gặp lại. Gặp hoài, chẳng bao giờ tháy chán. Tán dóc dài dài. Nói hoài nói húy". Câu văn như say, như cuốn người đọc và làm nôn nao nhớ, nhớ rất nhiều.

"Lưu lạc giang hồ trăm nơi ngàn chốn, tình cảnh đủ điều văn minh vật chất, siêu đẳng như lai thoát vùng hệ lụy, lạnh thấu tủy xương, nóng ran sa mạc, buồn hơn mẹ chết, sướng tợ tiên ông, tự do như gió, stress thường xuyên, chết lên sống xuống, muốn gì được nấy..., mà chẳng thấy ở đâu sống "đã" bằng ở Saigon ngày ấy...". Câu viết thật dài, không muốn dứt, như nói chỉ một hơi, muốn trút hết cả nỗi lòng. Chẳng ở đâu sống "đã" bằng Sài Gòn. Ai không tin hãy đến đây sống một thời gian, rồi cảm nhận sức lay động của một câu viết chân phương mộc mạc như lời nói về Sài Gòn, một thành phố luôn tạo nỗi nhớ cho dù ở rất xa hay đang sống ngay trong lòng nó. Sài Gòn, dù ngày xưa, hơn nửa thế kỷ trước không phồn hoa bằng bây giờ, nhưng trong tâm tưởng vẫn là một thời tuyệt đẹp cho những ai có tuổi trẻ ở đây, để rồi vẫn mang một "ký ức rực rỡ" suốt cuộc đời mình.

kiến trúc hiện đại miền nam việt nam - chủ nghĩa bản địa hiện đại giữa thế kỷ xx

kiến trúc hiện đại miền nam việt nam - chủ nghĩa bản địa hiện đại giữa thế kỷ xx

Nền độc lập giành được từ chủ nghĩa thực dân đã được người Việt Nam sử dụng để đối đầu với thời đại công nghiệp, ngay cả khi phải đối mặt với nội chiến; và kiến trúc hiện đại chính là bộ mặt của thời đại công nghiệp. Nhưng kiến trúc hiện đại mà các kiến trúc sư Việt Nam phát triển không chỉ đến từ kiến trúc hiện đại toàn cầu mà còn là từ kiến trúc hiện đại khu vực, thể hiện xu hướng kiến trúc cầu kỳ hơn là tối giản, nhấn mạnh tính thử nghiệm hơn việc áp dụng các giải pháp công thức, của người Việt. Kết quả là, kiến trúc hiện đại Việt Nam tiếp tục mang tính trừu tượng, nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của các thành phần kiến trúc có tính trang trí với mục đích tạo nên bản sắc và sự thú vị riêng. Đó là phong cách kiến trúc hiện đại Việt Nam.

Người Việt hoàn toàn có quyền tự hào về phiên bản kiến trúc hiện đại khác biệt của mình bởi họ đã thành công trong việc phát triển một phong cách kiến trúc thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc. Và sứ mệnh của cuốn sách này là giới thiệu lịch sử thành tựu đó, cho toàn thể người Việt và cho cả thế giới.

(Trích đoạn trong KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI MIỀN NAM VIỆT NAM)

------

“Cuốn sách của một người Mỹ làm chúng ta phải đi chậm lại, hồi tưởng, nghĩ suy về những điều giản dị, tinh tế và nhuần nhị trên đường phố, được thực hiện bởi chính khối óc và đôi bàn tay của người Việt, những người Việt của một thời đã qua.”

– Nguyễn Ngọc Sơn, Giảng viên Đại học Kiến trúc TP. HCM

“Điều hiển nhiên xác thực là Mel Schenck say mê và có một tình yêu lớn với kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam. Dưới góc nhìn tinh tường của một kiến trúc sư giàu kinh nghiệm tại Mỹ, cùng lối tư duy sắc sảo của một nhà nghiên cứu chuyên sâu có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam, Mel Schenck đã đem đến cho bạn đọc trong và ngoài nước nguồn dữ liệu phân tích quý giá về các công trình kiến trúc hiện đại nơi đây.

Thông qua từng trang sách được trau chuốt kỹ lưỡng, những di sản kiến trúc của thế hệ kiến trúc sư Việt Nam thời kỳ vàng son sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung rõ hơn nét đặc trưng của nền kiến trúc hiện đại mang đậm dấu ấn Việt.”

– Đàm Vũ, Kiến trúc sư KIENTRUC O

Thông tin tác giả

Mel Schenck là một kiến trúc sư người Mỹ với hơn 50 năm kinh nghiệm quản lý thiết kế và xây dựng các dự án quy hoạch và xây dựng phức tạp. Ông lấy bằng cử nhân Kiến trúc tại Đại học Montana năm 1970, bằng Thạc sĩ Kiến trúc tại Đại học California ở Berkeley năm 1981, và là thành viên của Hiệp hội Sử gia Kiến trúc Hoa Kỳ.

Sinh ra tại Pháp, nhưng Alexandre Garel hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011. Anh ghi dấu ấn trong lĩnh vực sáng tạo tại Việt Nam và Pháp với tư cách là một nhiếp ảnh gia kiến trúc, phóng viên ảnh và nhiếp ảnh gia du lịch.

30 món mứt ngon của người việt (tái bản)

30 món mứt ngon của người việt (tái bản)

"Những món mứt trong cuốn sách này được làm bằng tình yêu từ trái tim tôi đối với ẩm thực Việt. Hãy làm theo từng bước như đã hướng dẫn, chắc chắn bạn cũng sẽ vô cùng thích thú khi tạo ra các món mứt vừa ngon, vừa đẹp, vừa lành. Tôi hy vọng, dựa trên cuốn sách cơ bản này, bạn sẽ sáng tạo ra nhiều món mứt tuyệt vời và đẹp mắt hơn thế nữa."

Mứt là món ăn ngon miệng được thực hiện bằng cách rim đường các thứ quả đa dạng như bí, gừng, cà rốt, dừa, cóc, xoài, củ sen, hạt sen... Cách chế biến tưởng rất đơn giản nhưng muốn cho ra một món mứt ngon tuyệt đỉnh thì người làm phải có bí quyết riêng. Cuốn sách này hướng dẫn bạn cách làm các loại mứt theo kiểu vừa truyền thống vừa hiện đại, mà không cần đến bất kỳ hóa chất công nghiệp nào.

30 Món Mứt Ngon Của Người Việt đảm bảo các tiêu chí Ngon, Lành và Sạch. Mứt ngon nhâm nhi với chén trà làm cuộc sống của chúng ta thi vị hơn, thư giãn hơn trong cuộc sống đầy lo toan và bận rộn. Lành và sạch là do tự tay làm, đảm bảo vệ sinh từ khâu chọn nguyên liệu đến cách làm, giảm đường tối đa để không ảnh hưởng đến sức khỏe, khuyến khích sử dụng đường mía vàng tự nhiên thay cho đường tinh luyện.

thành phố những lục địa bay

thành phố những lục địa bay

Một văn bản không định hình bởi những chuyện và truyện, bất phân sử liệu và hư cấu, huyền thoại và sự thật; ngôn ngữ tự do giao thoa, xóa mờ ranh giới thể loại để hướng tới truyền đạt một “hình thể” đô thị phía sau cái thấy của mắt thường: một lịch sử của những lục địa văn hóa xao động, chìm và nổi, ẩn và hiện, minh định và bất tường, giả lập và chân xác. Cuối cùng, như mọi thứ trên đời: có và không.

Đà Lạt chính là Đà Lạt. Nhưng Đà Lạt cũng không là Đà Lạt.

------

“Một con người hay một thành phố là một ai đó mà ta đã biết và chưa biết. Đã và chưa. Dù ta yêu hay không yêu. Vì cái bao la nằm trong những điều tưởng như rất nhỏ nhoi. Đúng hơn, nhỏ nhoi mới là bao la.

Trong tác phẩm tương đối ngắn này là một cuộc sống bao la. Nguyễn Vĩnh Nguyên xuất hiện lần này với một trò chơi mới ngoạn mục vượt tầm đón đợi của nhiều người.”

-- Nhà văn Nhật Chiêu

“Giống như phong cảnh Đà Lạt ẩn hiện sau những dải sương mờ, Nguyễn Vĩnh Nguyên kiến tạo văn bản của mình từ khoảng mờ giữa những trích đoạn trong văn khố, những cảnh quan đã trở thành “dấu hiệu nhận diện của Đà Lạt”, những ảnh chụp được trục vớt lên từ đáy hồ của quá khứ với những câu chuyện, có khi không phân biệt được là hư cấu hay phi hư cấu, và thường khi là những huyễn tưởng.

Những ý tưởng về một thực hành phá vỡ những ranh giới thể loại đã xuất hiện trong Ký ức của ký ức nhưng lần này Nguyễn Vĩnh Nguyên quyết liệt hơn trong sự sáng tạo của mình, tạo nên một thứ tuyệt-đối-khác, một cái gì không nằm trong những ranh giới truyền thống.”

-- Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch

------

NGUYỄN VINH NGUYÊN

Tác giả của bộ sách viết về Đà Lạt:

•  Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách (Tản văn)

•  Đà Lạt, một thời hương xa (Du khảo)

•  Đà Lạt, bên dưới sương mù (Biên khảo)

•  Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ (Biên khảo)

•  Ký ức của ký ức (Tiểu thuyết)

dưới tán chò nâu sài gòn - beneath saigon's chò nâu (song ngữ việt anh)

dưới tán chò nâu sài gòn - beneath saigon's chò nâu (song ngữ việt anh)

Dưới Tán Chò Nâu Sài Gòn được viết theo thể loại bút ký điền dã, trình bày dưới dạng song ngữ, gồm 8 truyện:

PHẦN TIẾNG ANH:

•  THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN: On Loving the Saigon Zoo Despite Its Flaws

•  TẠP HÓA AND CONVENIENCE STORES: An Interesting Case for Coexistence

•  RICE WINE: A History of Family Stills, Prohibition and Colonial Bloodshed

•  WHALE WORSHIP: The Role of Cetaceans in Coastal Lore

•  BẢO TÀNG ĐỊA CHẤT: In Defense of Saigon's Most Neglected Museum

•  RUBBER PLANTATIONS: The Harrowing History of the Blood of the Forest

•  LỤC BÌNH: An Invasive, Destructive, Beautiful Aquatic Villain

•  SAIGON’S CHÒ NÂU: An Ode to the City’s Most Inspiring Trees

PHẦN TIẾNG VIỆT:

•  SỞ THÚ SÀI GÒN – Vẫn yêu dù có thế nào

•  TẠP HÓA và CỬA HÀNG TIỆN LỢI – Trường hợp tồn tại song hành thú vị

•  NGHỀ NẤU RƯỢU – Rượu nhà cất, luật cấm rượu và thời kỳ thuộc địa đẫm máu

•  TỤC THỜ CÁ ÔNG – Tìm hiểu vai trò của cá voi trong truyền thuyết miền duyên hải Việt Nam

•  BẢO TÀNG ĐỊA CHẤT – Lời biện bạch cho bảo tàng viện bị lãng quên

•  ĐỒN ĐIỀN CAO SU VIỆT NAM – Một trang sử bi thương

•  LỤC BÌNH – Người đẹp thủy sinh, kẻ phá hoại đáng ghét, quân xâm lược xấu xa 

•  CHÒ NÂU SÀI GÒN – Lời thì thầm dưới những tán cây

Thông tin tác giả

Paul Christiansen

Cử nhân (BA) tại St. Olaf College (Northfield, Minnesota), Cao học Mỹ thuật (MFA) tại Florida International University (Miami, Florida).

Thơ của anh đã xuất hiện trên các tạp chí văn học nghệ thuật uy tín của Hoa Kỳ như Atlanta Review, Pleiades, Quarter After Eight, Threepenny Review, Zone 3, cùng nhiều nơi khác.

Từng là học giả Fulbright và đã đoạt 2 giải thưởng thi ca của Viện Hàn lâm Thi ca Hoa Kỳ (Academy of American Poetry), hiện là Giám đốc Nội dung tạp chí Saigoneer.

Trần Thị NgH

Bắt đầu viết văn năm mười lăm tuổi, các truyện ngắn được đăng rải rác ở nhiều tạp chí, website văn chương và xuất bản ở Mỹ, Canada, Pháp.

Biên dịch nhiều tác phẩm của John Steinbeck, Anton Chekhov, Paolo Giordano, Franck Thilliez, Guillaume Musso,...

Có nhiều năm phụ trách giảng dạy môn Văn chương Anh – Mỹ ở khoa Anh, Đại học Tổng hợp TP. HCM.

Hiện sống và làm việc tại Sài Gòn và Paris.

Các tác phẩm đã xuất bản:

Tập truyện ngắn Trần Thị NgH, NXB Văn Nghệ, Mỹ, 1999

Lạc đạn, NXB Thời Mới, Canada, 2000; NXB Hội Nhà Văn & Công ty Sách Phương Nam, Việt Nam, 2012

Nhăn rúm, NXB La Frémillerie, Pháp, 2012; NXB Hội Nhà Văn & Công ty Sách Phương Nam, Việt Nam, 2012

Nhà có cửa khóa trái, NXB Hội Nhà Văn & Công ty Sách Phương Nam, Việt Nam, 2012

Ác tính, NXB Nhân Ảnh, Mỹ, 2018; NXB Hội Nhà Văn, Việt Nam, 2019

hồn đô thị - tuyển chọn từ bộ sách sài gòn chuyện đời của phố

hồn đô thị - tuyển chọn từ bộ sách sài gòn chuyện đời của phố

Hồn Đô Thị

Hồn Đô Thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn – Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014-2018. Mỗi tập trong bộ sách thường có vài bài tùy bút – xen kẽ các bài khác mang tính sưu khảo – được nhiều độc giả đặc biệt yêu thích.

Với giọng văn trầm tĩnh, giàu cảm xúc và tư liệu đầy đặn, 30 câu chuyện kể như những thước phim ngắn được bật lên, lần lượt đưa người đọc tìm về những hồn cốt Sài Gòn đã từng hiện diện, ẩn tàng trong tính cách của người Sài Gòn và trong những góc khuất của đời sống. Nó có thể biểu hiện qua chuyện cũ về hẻm Tô Châu hay trong hẻm nhỏ gần chợ Thiếc ở Chợ Lớn, qua một chuyến dạo chơi lý thú đi thăm Sài Gòn vào thập niên 1940 của một cụ già tuổi tám mươi nhớ lại, qua chân dung người vợ Triều Châu hiền hậu bao dung của một tay trống nổi tiếng, câu chuyện “ông già áo đen” với tiếng kéo lắt xắt bên món gỏi khô bò khu nước mía Viễn Đông hay qua những tiếng rao đậm đà trong ký ức tuổi nhỏ của nhiều lớp người trên vỉa hè Sài Gòn… Tất cả là sự hòa quyện về lịch sử, văn hóa, tâm lý, lối sống, âm nhạc, kinh doanh… của những giá trị Sài Gòn đã từng tồn tại, nay trở về trong ký ức và niềm thương cảm về thân phận một thành phố mà mỗi người, mỗi thế hệ người dân đã gắn bó bằng những cách khác nhau.

Cuốn sách thực sự là món quà quý để tìm về di sản văn hóa của Sài Gòn và dành để hòa điệu, tri ân những độc giả luôn nặng lòng với thành phố này.

“Với nhiều người Việt, đậm đà trong ký ức tuổi nhỏ êm đềm chính là những tiếng rao, những âm thanh trên đường phố, đặc sắc và đa dạng, kỳ lạ và đầy dấu ấn. Nó lẩn khuất trong ngăn kéo ký ức, hiếm khi nghĩ tới nhưng bỗng nở bung ra, lao xao trong niềm nhớ khi ta động chạm đến.” (Trích Tiếng rao trên đường phố Sài Gòn năm 1943)

think big - bước chuyển thần kỳ trong sự nghiệp bắt đầu từ nghĩ lớn

think big - bước chuyển thần kỳ trong sự nghiệp bắt đầu từ nghĩ lớn

“Hầu như mỗi ngày trên khắp thế giới, mọi người đều quyết định rằng họ cần phải làm một cuộc cách mạng trong công việc. Các bạn muốn làm một điều gì đó tốt hơn những gì đang làm hiện tại. Mỗi người đều có định nghĩa riêng về ‘điều tốt hơn’ , nhưng điều đó không có nghĩa là các nguyên tắc để đạt được chúng lại khác nhau.”

Trong nhịp sống hối hả ngày nay, nhiều người trong chúng ta luôn mơ ước tìm ra lối tắt để nhanh chóng gặt hái một sự nghiệp rực rỡ cho riêng mình; nhưng rồi những lịch trình “bào sức” khiến bạn nhanh chóng nản chí, những thất bại đầu tiên làm bạn bớt kỳ vọng hơn, và ngờ vực rằng thành công là điều gì đó quá xa tầm với. Tuy nhiên với THINK BIG, Tiến sĩ Grace Lordan lại có cách diễn giải rất khác về phương thức tiếp cận thành công dựa trên những hiểu biết khoa học về hành vi con người và chuyển hóa chúng thành một khuôn khổ đơn giản, nhưng đủ sức tạo ra sự khác biệt lớn cho cuộc sống chúng ta.

Với 7 chương trình bày về 6 vấn đề then chốt trong hành trình nghĩ lớn, cuốn sách “vỡ lòng” về việc tận dụng những thay đổi khiêm tốn để đạt được những mục tiêu vĩ đại của Tiến sĩ Grace Lordan sẽ đưa ra một lộ trình hết sức rõ ràng và đầy thuyết phục, nơi mọi ngả đường đều hướng tới việc giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ sự nghiệp viên mãn.

Hãy bắt đầu từ NGHĨ LỚN và tiến từng BƯỚC NHỎ kiên định mỗi ngày. Mọi điều đều nằm trong tầm tay bạn!

“Đây là cuốn sách hiếm hoi về phát triển bản thân được diễn giải bởi những dẫn chứng thực tế.” – Adam Grant, tác giả Think Again và Originals, người dẫn chương trình podcast WorkLife của TED

“Với kiến thức khoa học hành vi sâu rộng của mình, tác giả đã chỉ rõ làm thế nào chúng ta có thể đạt được khát vọng và xua tan những lo lắng cũng như cảm giác ngờ vực về bản thân.” – Bruce Daisley, tác giả The Joy of Work

Thông tin tác giả

Tiến sĩ Grace Lordan là giám đốc kiêm người sáng lập chương trình đào tạo Sáng kiến Hòa nhập, giám đốc chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành khoa học hành vi, và là giáo sư dự bị bộ môn khoa học hành vi tại Trường Kinh tế London.

giọt nước cành dương (tái bản)

giọt nước cành dương (tái bản)

Vẫn với văn phong giản dị, Giọt Nước Cành Dương mang đến cho người đọc 15 mẩu chuyện đời thường nhưng mang đậm triết lý Phật giáo. Từ những câu chuyện xoay quanh đời sống tu hành của nhân vật Tôi cho đến những câu chuyện cổ tích và đời thường giản dị dễ hiểu nhưng hàm chứa triết lý sâu sắc, uyên thâm.

Một số trích đoạn hay:

"Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi. Tôi không thấy chiếc áo ấy xấu và cũ một tí nào, trong khi các bạn đồng học đồng tu của tôi gọi nó là "chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh". Suốt thời gian theo học Phật ở chùa Báo Quốc tôi đã dùng chiếc áo kia với một sự ưa thích mặn nồng. Chiếc áo ấy nay đã rách quá, không còn mặc được nữa, nhưng tôi vẫn giữ kỹ bởi vì đó là một kỷ niệm quý giá trong đời xuất gia thiếu niên của tôi." 

(Chiếc áo)

"Biết bao gia đình nghèo đã an toàn khi họ ở lại. Biết bao gia đình giàu có đã tan rã thảm thương vì đi lánh nạn. Đi lánh nạn, những người này lại tìm thấy tai nạn. Nói như lời của dì Tư mà đúng: "Thời này, tai ương hoạn nạn đầy đường. Lấy đức mà đo chứ không thể lấy sự giàu có khôn ngoan mà đo được". Có lẽ chiếc áo giáp phòng thân chắc chắn nhất là tâm đức của mình, là sự ăn ở theo lẽ phải của mình. Họa phước đều do con người tự tạo ra, không phải do một sự tình cờ nào đưa đến."

(Tiếng chuông Giao thừa)

"Tôi lặng yên, không dám trả lời. Câu hỏi của người em đồng sư làm cho tôi choáng váng, vấn đề giản dị như thế mà tôi đã không giải quyết được một cách dễ dàng. Bản nguyện của Đức Phật là cứu khổ ban vui cho mọi loài chúng sinh. Làm cho chúng sinh bớt đau khổ tức là làm vui lòng chư Phật. Tại sao tôi lại đậy nắp bình bát không cho con thằn lằn lấy bớt vài hạt cơm để nuôi thân?"

 (Những hạt cơm của Phật) 

giành lại không khí sạch - sự khởi đầu và kết thúc của ô nhiễm khí quyển (tái bản)

giành lại không khí sạch - sự khởi đầu và kết thúc của ô nhiễm khí quyển (tái bản)

"HÃY ĐỌC QUYỂN SÁCH NÀY KHI THAM GIA NỖ LỰC CHẤM DỨT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ"

Đây là câu chuyện đầy đủ về những gì đã xảy ra với không khí chúng ta hít thở; giải thích chính xác ô nhiễm không khí là gì, hóa chất nào gây nguy hiểm và chúng đến từ đâu.

Smedley phỏng vấn các nhà khoa học và chính trị gia đi đầu trong lĩnh vực này cũng như những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi khói bụi, bên cạnh đó tiết lộ những trường hợp nghiêm trọng đã xảy ra ở London, Bắc Kinh, Delhi và LA.

Một kẻ giết người vô hình sinh ra từ xe cộ và các quy trình công nghiệp được sử dụng để sản xuất đồ đạc. Có 18.000 người chết mỗi ngày vì ô nhiễm không khí, con số tử vong hàng năm là 6,5 triệu, lớn hơn nhiều nếu so với HIV/AIDS, bệnh lao, sốt rét, tai nạn giao thông và ngày càng trở nên tồi tệ.

Nhưng điều đáng mừng là phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí mang tính cục bộ, tồn tại trong thời gian ngắn và có thể chấm dứt tại nguồn; cuộc chiến chống lại nó, vì thế, cũng đang mang lại hiệu quả tức thì và ấn tượng. Tất cả chúng ta đều có thể đóng góp phần việc của mình để giành lại bầu không khí sạch về sau.

“Một quyển sách tuyệt vời đưa bạn qua những câu chuyện hấp dẫn lẫn đáng sợ về ô nhiễm không khí, đồng thời lý giải hàng tỷ người đã vô tình hít thở không khí độc hại như thế nào. Đây là vấn đề do con người tạo ra. Hãy đọc và hành động!” - James Thornton, CEO của ClientEarth

Thông tin tác giả

TIM SMEDLEY

Nhà báo và tác giả tâm huyết về vấn đề môi trường.

Năm 2014, chuyển đến Oxfordshire sau 10 năm sống ở London. Viết cho Financial Times, Guardian, The Sunday Times, New Scientist, BBC.

làng mai nhìn núi thứu (tái bản 2021)

làng mai nhìn núi thứu (tái bản 2021)

Nhiều độc giả sau khi đọc cuốn Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu có thể đã đặt ra câu hỏi: Trong những con đường đi về núi Thứu ấy, Làng Mai đã chọn con đường nào? Con đường mà Làng Mai chọn có thể là con đường ngắn nhất và dễ chịu nhất để đi về núi Thứu hay không? 

Câu trả lời có thể tìm thấy một cách từ từ trong sách Làng Mai Nhìn Núi Thứu mà bạn đang cầm trên tay đây. Làng Mai (Đạo Tràng Mai Thôn) đã học hỏi, đã thực tập và cố nhiên đã chọn con đường của mình trong khi quán chiếu, trải nghiệm và xem xét những con đường vạch ra trong lịch sử Phật giáo. Đọc sách Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu, độc giả đã thấy được tổng quát quá trình thành lập các tông phái Phật giáo và đại ý nội dung của từng tông phái. Ngoài cái thao thức muốn tìm hiểu bản ý của người khai mở con đường là Bụt, Làng Mai còn có cái thao thức muốn học và thực tập như thế nào để trong khi trung thành với giáo lý Nguyên thỉ vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tu tập và chuyển hóa của thời đại mình. 

Các tông phái từ thời đại Phật giáo bộ phái cho đến thời đại Phật giáo đại thừa đều đã làm như thế và cố nhiên là Làng Mai cũng đã làm như thế. Có thể cái thấy của mình hôm nay sẽ được thay đổi để nhường chỗ cho một cái thấy sâu sắc và thật dụng hơn trong ngày mai. Trung thành với truyền thống cởi mở và không giáo điều của đạo Bụt, Làng Mai luôn mở rộng cửa cho sự thay đổi, cho nên không hê' có thái độ giáo điều và cứ khăng khăng cho rằng chỉ có cái thấy của mình là đúng. Đó là sự thực tập thường xuyên để xóa bỏ sở tri chướng và để luôn luôn có cơ hội đi lên. 

...Chúng ta từ lâu đã bị ảnh hưởng tinh thần “thuật nhi bất tác” lập lại mà không sáng tác, thái độ này là thái độ tín đồ hơn là thái độ học giả. Chúng ta phải có can đảm phê phán những gì ta đã tiếp thu, học hỏi, trên kinh nghiệm thực tập và quán chiếu của chúng ta. Có như thế chúng ta mới thành lập được một nền Phật học thật sự Việt Nam, chứ không phải chỉ là một bản sao của đạo Bụt Trung Quốc. 

Chúng ta phải có cơ hội lắng nghe nhau, trao đổi với nhau, thực tập với nhau thì chúng ta mới có thể cùng nhau cống hiến cho đất nước một nền Phật giáo dân tộc. Phật giáo Việt Nam không thể nào chỉ là một bản sao của Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Tây Tạng. 

(Thích Nhất Hạnh)

khoa học kỹ năng cho thời đại mới - kỹ năng mới trong tầm tay

khoa học kỹ năng cho thời đại mới - kỹ năng mới trong tầm tay

Học kỹ năng mới có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn, nhưng làm thế nào để đạt được những kỹ năng đó?

Điểm thú vị nhất khiến cuốn sách này trở nên độc đáo là nó không gây cho bạn cảm giác rằng mình bị bảo ban, dắt tay chỉ việc. Peter Hollins chỉ đơn giản là phân tích để xây dựng nên những nguyên tắc cơ bản cùng một hai ví dụ, phần còn lại là tùy thuộc vào suy nghĩ, sáng tạo và thích ứng của bạn. Nói cách khác, Peter Hollins cho bạn những chiếc cần câu dài ngắn khác nhau với những chiếc lưỡi câu đủ kiểu, và sắc bén, thay vì những “con cá” đã ươn!

Cách tiếp cận này không chỉ khích lệ bạn tư duy mà còn tôn trọng những thành tựu và cả những điểm mạnh của bạn. Khi được tôn trọng, đánh giá đúng cũng như được tự do suy nghĩ, sáng tạo vì quyền lợi của bản thân, còn có trở ngại nào ngăn được bạn vận dụng toàn bộ sức mạnh trí óc và sức lực của mình để đạt được mục đích - KỸ NĂNG MỚI là TRONG TẦM TAY.

------

Cuốn sách Kỹ Năng Mới Trong Tầm Tay nằm trong bộ sách KHOA HỌC KỸ NĂNG CHO THỜI ĐẠI MỚI giúp bạn tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết nhất để bước vào thời đại mới – thời đại của việc tự học, tư duy độc lập, tinh thần k­ luật cao và sự nhạy bén trong quá trình tiếp thu những thành tựu mới.

Trọn bộ gồm:

-  Tư duy nhạy, tiếp thu nhanh

-  Làm chủ việc tự học

-  Sống kỷ luật, gặt thành công

-  Kỹ năng mới trong tầm tay

Thông tin tác giả

Peter Hollins hiện đang sinh sống và làm việc tại Seattle, Washington. Ông là một tác giả bestseller dành nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý và hành vi con người. Những gì ông viết dựa trên kiến thức khoa học, nghiên cứu của chính ông và kinh nghiệm làm diễn giả huấn luyện cho nhiều tổ chức. Hai bộ sách đáng chú ý về các kỹ năng học tập và tư duy của Peter Hollins: Learning How to Learn và Think Harder, Not Smarter.

bộ sài gòn - chuyện đời của phố 1 (tái bản 2021)

bộ sài gòn - chuyện đời của phố 1 (tái bản 2021)

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố gồm 36 bài viết về những câu chuyện gợi nhớ một Sài Gòn xưa: Con đường ký ức, Hồn đô thị, Nhà cổ ven đường, Tìm lại giấc mơ xưa, Nhiếp ảnh gia của nghệ sĩ Sài Gòn, Ban hợp ca Thăng Long, Một cuộc thi hoa hậu, Giai nhân một thuở... Những góc phố nhỏ Sài Gòn lần đầu tiên kể về chuyện đời của mình sau bao nhiêu năm tưởng chừng đã chìm sâu vào ký ức.

Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố sẽ ra ấn bản đặc biệt đẹp và trang trọng như một món quà tặng cho những Kiều bào về VN ăn tết, những độc giả lớn tuổi muốn lưu giữ những hồi ức đẹp của một Sài Gòn những thập niên 80.

=======

Không hẳn là một tập tản văn hay sách ảnh, càng không mang tính nghiên cứu, nhưng Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố lại chứa đựng rất nhiều hình ảnh, cảm xúc, đồng thời đầy ắp những tư liệu mới lạ.

Bất kể sự e dè lẽ ra phải có khi nhận xét về tác phẩm của "người nhà", tôi phải thừa nhận đây là một cuốn sách về Sài Gòn có giá trị và đáng đọc.

Tác giả không phải là nhà văn mà là một nhà báo. Vì vậy độc giả sẽ gặp phải đôi chút bất lợi, nhưng bù lại, được tận hưởng khá nhiều phần thưởng từ điều đó.

Bạn sẽ không tìm thấy những câu viết ngọt ngào về một "Sài Gòn chợt mưa chợt nắng" hay "những con đường có lá me bay". Không có những quán cà phê sang trọng và lãng mạn. Những cảm xúc không được bày ra trên câu chữ mà chỉ lẩn khuất đâu đó giữa những câu chuyện kể.

Đúng vậy, cuốn sách này đầy ắp những câu chuyện kể.

Với sự tò mò cố hữu và kinh nghiệm 30 năm làm báo, tác giả đã ghi lại được nhiều câu chuyện thú vị nhằm trả lời cho những câu hỏi mà chính bản thân anh, cũng như không ít người sinh sống ở Sài Gòn nhiều năm từng thắc mắc: người được đặt tên cho Ngã ba Ông Tạ là ai? Họa sĩ ký tên Duy Liêm trên những bìa nhạc tờ được yêu thích trước đây đã sống và làm việc như thế nào? Lịch sử một gia tộc đã và đang sống ở Sài Gòn suốt nhiều đời nay?...- Câu trả lời được ghi lại qua những cuộc gặp gỡ và trao đổi với các nhân chứng cụ thể chứ không chỉ nhờ tra cứu sách báo. Chính điều đó tạo nên giá trị về mặt tư liệu cho cuốn sách.

Và có thể, bạn sẽ nhận ra rằng người Sài Gòn không chỉ là những người đã ra đi, hay trở về, mà còn là những người ở lại và chưa bao giờ rời xa.

Người Sài Gòn, không chỉ là giới thượng lưu thường xuất hiện quanh những đoạn đường sang trọng khu quận Nhứt, mà còn là phần đông bình dân sống trong những con hẻm nhỏ ở Đa Kao, Thị Nghè, Phú Nhuận hay Chợ Lớn...

Người Sài Gòn, không chỉ là các nghệ sĩ nổi danh thong dong tụ tập trong quán cà phê thời thượng, bàn chuyện thi văn nhạc họa, hay những cô gái xinh đẹp dạo phố trong tà áo lụa, mà còn là những con người không xuất hiện trước đám đông, chỉ lặng lẽ âm thầm dâng tặng đời mình cho thành phố này qua mấy thế kỷ thăng trầm.

Người Sài Gòn không cống hiến tài năng hay công sức của mình cho thành phố như một lý tưởng. Họ cống hiến một cách tình cờ vì đã làm việc tất phải làm đến nơi đến chốn.

Người Sài Gòn, họ không màng thổ lộ cho ai hay mình yêu sâu đậm ra sao và nhớ da diết thành phố của mình như thế nào.

Người Sài Gòn, không để ý đến việc bạn viết "Sài Gòn" hay "Saigon", cũng không quan tâm bạn nói giọng miền nào, miễn hiểu nhau là được.

Người Sài Gòn không nhất thiết bắt bạn phải gọi đường phố theo tên mới hay cũ, miễn sao tìm thấy nhà là được.

Bởi với họ, chẳng có gì phải cực đoan.

Với những người Sài Gòn mà tôi biết, nếu có điều gì cực đoan thì đó chính là nghĩa khí. Đất Sài Gòn ưa chuộng những con người đàng hoàng và có nghĩa khí. Có nghĩa khí là sống làm sao để những người mà mình xem trọng không coi thường mình. Có nghĩa khí là dám nói dám làm. Dám làm dám chịu.

Càng hiểu sâu về một Sài Gòn không nằm trên bề mặt của những bảng tên đường hay nhà hàng quán xá thì tôi càng thấy Sài Gòn giống một kim tự tháp, nếu đứng từ xa bạn chỉ nhìn thấy cái chóp nhọn, phần caọ nhất nhưng có diện tích nhỏ nhất. Chỉ khi đến thật gần, thậm chí bước vào bên trong, bạn mới nhận ra phần chân đế của nó rộng lớn chừng nào. Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và chỉ thấy đỉnh cao lấp lánh ở ngay trước mắt, nghĩa là ta còn chưa đến đủ gần.

Giống như phần chìm của một tảng băng, chính cuộc sống lặng lẽ trong dân gian lại chứa đựng cái chất Sài Gòn đậm đặc nhất. Bắt nguồn từ tấm linh hồn của đất Gia Định thuở xa xưa, nó vẫn đang âm thầm chảy như một mạch nguồn mạnh mẽ của đời sống Sài Gòn hôm nay, dù không dễ vẽ nên hình hài và cũng không mấy ai nhận thấy.

Chắc chắn có một chút dáng dấp của "chất Sài Gòn" ấy trong cuốn sách này. Sự phong phú của các chi tiết cũng như giọng kể có chút lan man đời thường đôi khi khiến ta lạc lối. Không trau chuốt về câu chữ, nhưng bù lại, chất liệu thực tế ngồn ngộn bên cạnh những tấm ảnh hay tranh minh họa cũ, mới được sưu tập công phu, khiến cho việc đọc sách giống như bạn đang ngồi trong quán cà phê đầu hẻm, vừa nhìn cuộc đời trôi qua vừa nghe một người già kể những câu chuyện xưa nay, dắt dây nhau theo một cách khó ngờ. Trong đó, có người lạ và có cả người quen, có chuyện hấp dẫn, có chuyện lê thê. Nhưng chắc là không hề nhàm chán.

- Đặng Nguyễn Đông Vy -

bộ sài gòn - chuyện đời của phố 2 (tái bản 2021)

bộ sài gòn - chuyện đời của phố 2 (tái bản 2021)

Sài Gòn, cũng như bất cứ thành phố nào trên thế gian, giấu trong lòng nó hàng ngàn ký ức. Có loại ký ức hiện hữu, chẳng hạn một bức tranh xưa, một tờ báo cũ, một món nữ trang; cũng có loại ký ức thuộc về tinh thần, chỉ có thể sống trong niềm thương nỗi nhớ của người hoài niệm. Mà dù là loại ký ức nào thì chúng cũng đang dần bị thất tán, lãng quên. Thật may, Sài Gòn còn có một người tình như Phạm Công Luận.

Mối tình của anh với Sài Gòn đã cho ra đời bộ sách quý, Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố tập 1 và 2. Khi tập 1 ra đời, nhiều người cầm cuốn sách trên tay đã rưng rưng, bởi những hình ảnh xưa cũ này, những câu chuyện đượm màu ký ức này, chúng như cỗ máy thời gian thần kỳ ngay lập tức đưa người ta quay về với một thời hoa mộng.

Có thể nói Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố là một tác phẩm khảo cứu công phu, nghiêm túc, với rất nhiều tư liệu quý hiếm mà thậm chí thư viện hay bảo tàng quốc gia cũng không có được. Bên cạnh đó cuốn sách cũng có thể coi như một áng văn chương mềm mại, tinh tế và thâm trầm. Văn Phạm Công Luận trong Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố dường như hòa làm một với rêu phong. Độc giả đã quen lối văn hùng biện, triết luận của anh trong “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, “Những lối về ấu thơ”… khó có thể nhận ra anh trong cuốn sách này, nhưng thật ra anh luôn có ở đó. Những câu văn anh giấu mình, khiêm nhượng trước sự mênh mông của đời phố và đời người.

Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố tập 2 có nhiều tư liệu hiếm và lạ hơn tập 1. Chẳng hạn những bức tranh quý giá trong bộ sưu tập của chị Loan de Fontbrune, một nhà sưu tầm Pháp tha thiết yêu nghệ thuật Việt; hình chụp Trịnh Công Sơn tuổi 23 già dặn và ưu phiền; hình chụp bản viết tay bức thư của cụ Vương Hồng Sển gửi Thủ tướng chánh phủ Việt Nam cộng hòa; hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang cùng người vợ mong manh, bạc phận… Và còn nhiều nhiều nữa. Hẳn Phạm Công Luận đã bỏ lại trong những ngõ ngách Sài Gòn cả một phần tuổi trẻ với bao nhiêu thời gian, công sức, đam mê mới có được những tư liệu độc đáo, quý hiếm này. Và hẳn người trao nó cho anh đã nhìn thấy trước mắt mình một tri âm tri kỷ, một tao nhân nặng nợ với Sài Gòn, một kẻ hành hương, một người thủ tín…

* * * * *

“Ai cũng thấy lịch sử Sài Gòn chỉ vài trăm năm, tài liệu cổ rất ít. Các tài liệu viết có bài bản chủ yếu bằng tiếng Pháp, là điều khó khăn nếu không nắm được ngôn ngữ này. Tôi tự biết không thể đi vào việc nghiên cứu, nên chỉ nhẩn nha viết điều gì mình có tài liệu, điều gì đủ cảm hứng để xông vào tìm hiểu. Cuốn sách của tôi giống như một cuốn tạp chí về Sài Gòn xưa do một người viết, sắc thái chính là chủ quan. Tài liệu là tùy duyên, phải tương đối lạ và độc, quan trọng nhất là tài liệu sống qua gặp gỡ, phỏng vấn. Hình ảnh cố gắng sao cho phong phú. Trong quá trình đi tìm tài liệu, khi không lần ra đầu mối hoặc thấy không có gì hay, tôi bỏ qua đề tài đó và đi tìm điều khác.”

“Tôi đọc được câu: “Lịch sử nhân loại như một dòng sông đôi khi đầy máu và xác những người chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau; mà các sử gia chỉ thường chép những hành động đó thôi. Nhưng trên bờ còn có những người khác cất nhà, làm vườn, nuôi con, làm thơ” (Will & Ariel Durant). Có những điều đã có người viết rất giỏi, nên tôi muốn góp sức viết chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử, là những chuyện đời thường “cất nhà, làm vườn, nuôi con...”. Có thể chúng riêng tư nhưng cuộc sống đời thường của một giai đoạn quá khứ nào đó vẫn góp phần vào chuyện đời của một thành phố.”

(Trích “Tác giả Phạm Công Luận: Viết về những chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử - Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

 

Một số nhận xét về cuốn sách

“Điềm đạm, nhẹ nhàng và cẩn trọng là những gì người đọc có thể cảm nhận tính cách của Phạm Công Luận qua văn anh. Sau cuốn Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố 1 được độc giả quan tâm đặc biệt, Phạm Công Luận trở thành tên tuổi mới đáng chú ý trong dòng sách viết về Sài Gòn vốn ít ỏi bấy lâu. Sự chỉn chu kỹ lưỡng và cái nhìn của một ký giả biết lùi khỏi những chộn rộn thời sự giúp anh có được sự giản dị, tinh tế khi thu thập và kể lại vệt chuyện về Sài Gòn - thành phố mà anh sinh ra và lớn lên.” - Tuổi Trẻ Cuối Tuần

“Cuốn sách có nhiều hình ảnh xưa chưa công bố. Lật giở từng trang sách, người đọc có thể nhớ về Sài Gòn của một thời, những bìa báo xuân và đĩa nhạc xưa cũ, cội nguồn những tấm ảnh về các diễn viên nổi tiếng nay đã lui vào hậu trường, những sinh hoạt lạ lẫm của "hòn ngọc Viễn Đông" đầu thế kỷ 20, những câu chuyện kiếm sống đầy xúc động trên đường phố Sài Gòn - Gia Định và hồi ức Tết đậm đà thân thương.” - VnExpress

“Đọc sách anh Phạm Công Luận, tôi chợt khám phá ra mỗi một con người Việt Nam là một kho tàng, từ những người vô danh, đến những người danh tiếng. Đề tài viết không đâu xa nằm trong sự tiếp xúc trong cảm thông, trong giao tiếp hằng ngày. Đọc sách anh tôi chợt thấy mình còn nợ với biết bao nhân vật trong thời đại mà tôi đã gặp thân thiết. Những người trong sách anh tôi đã gặp trong đời, và biết bao nhiêu người khác tôi đã gặp thật đáng viết. Sách của anh cho chúng ta những hình ảnh về Sàigòn những ngày xưa thân yêu, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả tại hải ngoại, thật là một món quà quý báu cho người Việt nước ngoài trở về quê hương, mang quyển Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố của anh Phạm Công Luận, làm quà trao tặng nhau để cùng nhớ về quê hương những ngày tháng xa xưa, còn rưng rưng đầy kỷ niệm thân yêu.” - T.S Phạm Trọng Chánh

“Luận có nhiều “hàng độc” để viết lắm: những căn nhà cổ, những bức tranh giấy và tranh kiếng Lục Tỉnh Nam Kỳ, những tấm ảnh “minh tinh, tài tử”, những tờ nhạc, tập báo, quyển sách xưa hiếm. Anh “moi móc” từ những vựa ve chai ngoài đường và trên mạng cho đến những sưu tập cá nhân ở Việt Nam và hải ngoại, để đưa ra những tư liệu không chỉ bằng chữ viết, chữ in mà còn là hình ảnh, lời kể, bức tranh, bức tượng, cuộn phim sống động. Tất cả những nhân chứng, vật chứng ấy, thấm đậm - cái nôn nao đi tìm sự thật và vẻ đẹp của ngày xưa và người xưa. Thấm đậm - cái cách anh yêu Sài Gòn không ồn ào mà lại sâu lắng... Và rồi, trên cái vốn thông tin và tư liệu giàu có đấy, để viết được thành sách, Luận có được một sự quan sát tỉ mỉ và tìm kiếm nhẫn nại. Luận có được một thần thái, một cách viết nhẹ nhàng, không cần điệu nghệ, không cần khoa trương mà vẫn cháy bỏng tình yêu đất và người.” - Nhà báo Phúc Tiến

bộ sài gòn - chuyện đời của phố 3 (tái bản 2021)

bộ sài gòn - chuyện đời của phố 3 (tái bản 2021)

Cũng là những câu chuyện về Sài Gòn với phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng, cẩn trọng như hai tập sách trước, nhưng với mỗi câu chuyện trong Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố 3, tác giả Phạm Công Luận vẫn mang lại sự mới mẻ và cảm giác hứng thú riêng cho người đọc bằng những tư liệu quý, sinh động, cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống, suốt hơn 330 trang sách.

Sài Gòn qua góc nhìn của người ở xa:

Mạch ngầm xuyên suốt mà người đọc dễ dàng nhận ra thông qua Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố 3 vẫn là một Sài Gòn phồn hoa, rộng mở đón nhận thành phần, không phân biệt xuất thân, gốc gác. Những đặc điểm đó khúc xạ qua lăng kínhvà sự nhìn nhận riêng của những nhân chứng từng là người ở các tỉnh lân cận đến thành phố này. Theo tác giả: “Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra được”.

Đó là một Sài Gòn sang trọng, hoa lệ trong lời kể của chàng thanh niên Lý Thân – cậu ấm trong một gia đình ở Lái Thiêu (Bình Dương), thông qua chuyến lang thang khám phá của mình trên đường phố Sài Gòn trước 1954. Sài Gòn trong mắt người miền Trung cách nay hơn bảy mươi năm trước là: “... nhà cửa phố xá đông nghẹt, có nhà lầu cao ba tầng, có đường đi rộng rãi ba thước, trên bộ xe hơi chạy boong boong, dưới nước tàu thủy chạy vù vù, tối về đèn điện thắp sáng choang như ban ngày, ông Tây bà đầm ôm nhau đăng-xê coi vui mắt quá chừng! Thật là văn minh quá sức tưởng tượng của dân An Nam ta...”. Có thể đó là những ngộ nhận từ sự thật được tô vẽ thêm, nhưng qua những trang sách, Sài Gòn còn là nơi những người nghèo chí thú làm ăn và giỏi tích cóp như “chú Chệc bán đậu phộng rang”, “cánh xe ôm uống cà phê vợt đọc nhật trình” hay cư dân góc xóm Đa Kao… Không giàu có nhưng có thể tồn tại an nhiên và phong lưu, giữ bản sắc, nguồn gốc của mình. Ngay cả ở người giàu sụ, tiêu tiền như nước cũng có tác phong giản dị đến bất ngờ như trong bài “Người trong này họ như thế”. Sài Gòn qua câu chuyện của người con dâu trong một gia đình cư dân lâu đời ở Bà Chiểu chuẩn bị đón Tết tái hiện đời sống người Sài Gòn – Gia Định hồn hậu, nhân ái, trọng nghĩa. Sài Gòn trong sinh hoạt những ngày trước Tết của gia đình gốc người Hà Nội đến sống ở cổng xe lửa số 7,quận Phú Nhuận với sự tinh tế, nhẹ nhàng, thoảng hương hoa thủy tiên trong nỗi nhớ quê xưa rưng rưng ký ức. Góc nhìn của họa sĩ ký họa kiêm phóng viên Mỹ Dick Adair về những bức tranh ghi chép mọi mặt đời sống nơi đây, ghi nhận tinh tế đến chi tiết người Sài Gòn “giặt đồ, nghe radio và mùi nước mắm đang xào nấu trên bếp”, trong khi bên kia sông máy bay đang nã đạn và kết luận rằng:“sự hòa nhập vào đời sống Sài Gòn mới là câu chuyện thú vị hơn mọi kế hoạch đã trù tính”.

Những gì làm nên “chất Sài Gòn”?

Người thời nay nghe mỹ từ “Hòn ngọc Viễn Đông”, nhưng mấy người hiểu được nguyên nhân cũng như lý giải vì sao có tên gọi đó? Một điều thú vị của Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố 3 có những tư liệu (vô tình hay hữu ý), dần hé lộ và cắt nghĩa cho quá khứ lung linh của thành phố này. Nó xuất phát từ ý chí của người tha hương đến Sài Gòn đến lập nghiệp, như cách chủ tiệm may đồ đầm Kim Sơn ở đường Amiral Dupré ở trung tâm thành phố tổ chức tiệm may có bài bản khiến khách nước ngoài và giới nghệ sĩ luôn hài lòng. Bà Trùng Quang – người phụ nữ Sài Gòn gốc Bắc tài hoa, ham học hỏi tìm cách sang Nhật du học và hình thành doanh nghiệp làm sản phẩm “Búp bê văn hóa” tinh sảo, mang bản sắc Việt mà đến bây giờ chưa ai khôi phục được. Ông Nguyễn Gia Tốn, với trăn trở cải tiến kỹ thuật, kết nối hai chiếc xe máy hiệu Gilera thành chiếc xe bốn bánh giá rẻ. Đó là câu chuyện của nhà trí thức cách mạng Nguyễn An Ninh, không ngại bước ra lề đường phố chợ với lời rao trào lộng để thu hút khách hàng mua dầu cù là. Là sự ra đời của chiếc xe ôm Lambretta đầu tiên, theo tinh thần “cái khó ló cái khôn”. Đó là cách người Sài Gòn tâm huyết cho giáo dục thế hệ trẻ qua nhiều tủ sách lành mạnh, mà đặc biệt là tủ sách Tuổi Hoa dồn cả tâm huyết của văn nhân, trí thức, trở thành một hiện tượng của xuất bản. Đó là cách mà Giáo sư Lê Văn Khoa xây dựng chương trình truyền hình giáo dục hiện đại và đầy cuốn hútmang tên “Thế giới của trẻ em” cách nay nửa thế kỷ, chủ động hướng đến trẻ em không có cơ hội đi học do cái nghèo và chiến sự. Đó là cách tiếp cận, nâng cao kỹ thuật và chất lượng phục vụ của phi cảng Tân Sơn Nhất thuở ban đầu.Sài Gòn cũng là môi trường cho sáng tạo, chiêu hiền đãi sĩ với quán cơm thiện nguyện kiêm phòng trà Anh Vũ, hay Hội họa sĩ Trẻ.Nơi đó, hội tụ những tinh hoa, là cảm hứng sáng tác, nâng đỡ ý tưởng mới của những người trẻ.

Trong ánh lung linh của “Hòn Ngọc Viễn Đông”, khí chất của người Sài Gòn làm nền. Đó là một kết cục đáng buồn đầy tự trọng của chị giúp việc nhà cho ông chủ người Pháp, chọn cách cuối cùng là tự vẫn để chứng minh sự trong sạch cho mình trước nghi án trộm tiền của chủ. Là lá đơn của danh thủ 28 tuổi – Phạm Văn Lắm, dù đang đỉnh cao phong độ nhưng vẫn tự trọng nhường đàn em cơ hội khoác áo đội tuyển khi nhận thấy đội tuyển cần trẻ hóa. Là Giáo sư Lê Văn Khoa, sau những cống hiến cho giáo dục ở Sài Gòn, với tài năng và tư chất sẵn có, đặt chân đến Mỹ đã có những cống hiến tầm thế giới, làm rạng danh người Việt trong nhiều lĩnh vực như nhiếp ảnh, âm nhạc… Ông không chấp nhận cúi đầu xin tiền bố thí từ chính phủ Mỹ cho cộng đồng Việt vì cho rằng: “người Việt có khả năng lớn nhưng cần được giúp đỡ để đóng góp cho xã hội” thay vì chấp nhận đánh giá: “người Việt không biết gì hết và nghèo đói nên cần hướng dẫn xin trợ cấp”. Người Sài Gòn ý thức nâng tầm hàng Việt với nhà hàng Việt cao cấp đầu tiên để đón du khách, cho ra đời Trung tâm bách hóa tổng hợp “Saigon Departo” hiện đại không thua kém một Trung tâm thương mại hiện đại ngày nay...

Những câu chuyện trong Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố 3, nói như cách của tác giả Phạm Công Luận là “những câu chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử”, nhưng chúng giúp cho người đọc hình dung rõ và sinh động hơn một dòng chảy lịch sử một Sài Gòn đã trôi qua. Ký ức đô thị này may mắn được truyền giữ theo cách riêng cùng với sự ra đời của cuốn sách này. Nếu đô thị không có ký ức, theo tác giả “cũng như một con người không nhớ gì về nơi mình sinh ra, lớn lên và cách mình trưởng thành ra sao. Nếu vậy, sẽ không biết cách đánh giá đúng các giá trị để chọn lọc, giữ gìn và truyền lưu”.

madam nhu trần lệ xuân - quyền lực bà rồng (tái bản 2021)

madam nhu trần lệ xuân - quyền lực bà rồng (tái bản 2021)

Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử Việt Nam vẫn sẽ thấy kinh ngạc với truờng hợp lạ kỳ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra dấu vết của Bà Rồng quyền lực, nguời đã thú nhận mình yếu đuối và cõi lòng tan nát nhưng không nhận trách nhiệm về vai trò của mình trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ.

Elizabeth Becker

Tác giả cuốn When the War Was Over: Cambodia and the Khmer Rouge

------------------------

Một cuốn sách thật sự ấn tượng! Demery đã thâu tóm sống động cuộc đời và thời đại của một trong những nhân vật lạ lùng nhất của Việt Nam. Với lối kể lôi cuốn, sự nghiên cứu tường tận tư liệu từ các nguồn tiếng Pháp, tiếng Việt, và tiếng Mỹ - bao gồm những bài phỏng vấn với bà Nhu - quyển sách của Demery giờ đây là tiêu chuẩn cho việc tìm hiểu về quyền hành văn hóa trong gia đình số một Việt Nam Cộng hòa.

Robert K. Brigham

Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế, Đại học Vassar

------------------------

Đây là câu chuyên mới nhất chưa được kể về chiến tranh Việt Nam - cuốn tiểu sử đầy cuốn hút, riêng tư với kết cục bi thảm của bà Ngô Đình Nhu, Đệ nhất Phu nhân không chính thức của Việt Nam Cộng hòa, người mà quyền lực chính trị và bản tính sắt đá đã mang lại cho mình danh hiệu Bà Rồng. Cuộc đời bà đã khép lại trong cảnh lưu đày và cô liêu vào năm 2011. Monique Demery đã dành mười năm tìm hiểu về nhân vật Bà Rồng khó lường này. Kết quả của sự cần mẫn đó là một quyển sách hay vừa đậm chất học thuật vừa có thể đọc say mê như một câu chuyện bí ẩn thú vị.

David Lam

Tác giả cuốn sách Vietnam Now: A Reporter Returns

------------------------

Để hiểu được một phụ nữ - "bí ẩn lớn nhất của tạo hóa" - đã là điều vô cùng khó. Hiểu và nhận xét, đánh giá đầy đủ, chính xác về một phụ nữ lừng lẫy như bà Ngô Đình Nhu, còn là việc khó hơn bội phần!

Tôi không thể và không nên làm điều đó. Một cách ngắn gọn và chủ quan, tôi cảm thấy bà là một phụ nữ tài năng và mạnh mẽ hiếm có của Việt Nam trong thế kỷ 20. Sự chủ quan, kiêu ngạo, cùng một thể chế độc tài, gia đình trị, đã đưa bà và những người thân vào một số quyết định sai lầm, dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ giờ được nhiều người nhìn nhận lại là dù sao cũng tốt nhất ở miền Nam từ 1954 đến 1975.
Nhận xét về cuốn sách này thì dễ hơn: Sách viết công phu, hấp dẫn, đầy ắp thông tin, tư liệu. Tác giả có cố gắng khách quan, dù không giấu đuợc ít nhiều thiện cảm với nhân vật. Bản dịch của Mai Sơn cũng giản dị, dễ đọc, một điều tuởng dễ mà không hề dễ...

Nhà văn - Nhà báo Nguyễn Đông Thức

chiếc lexus và cây ô liu (tái bản 2020)

chiếc lexus và cây ô liu (tái bản 2020)

Trong cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu, Thomas L. Friedman, người từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times, đưa ra một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia - hội tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này - đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại trong đó.

Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi, Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa chiếc Lexus và cây Ô Liu - tượng trưng cho quan hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những sức mạnh văn hóa, địa lý, truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Tác giả mô tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt do toàn cầu hóa gây ra cho những con người bị thua thiệt. Tác giả cũng nói rõ những gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu. Trong ấn bản lần này, Friedman đã mở rộng và cập nhật những lập luận và phân tích dễ gây tranh cãi của mình, khiến cuốn sách trở nên thiết yếu đối với những ai quan tâm đến dòng chảy thế giới ngày nay.

------ oOo ------

“Một cuốn sách đầy ấn tượng, gần như quán xuyến toàn bộ đặc điểm của một trật tự thế giới mới” (Francis Fukuyama, The New Statesman)

“Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu có lẽ là cuốn sách không thể thiếu của thiên niên kỷ mới … Cực kỳ thông minh!” (The Dallas Morning News)

“Cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’. Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Ông cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ - điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc” (The New York Times)

nước mắt chim trời

nước mắt chim trời

Đó là cái chợ chim trời nằm dọc quốc lộ 62, Thạnh Hóa, Long An. Được xem là chợ chim trời lớn nhất miền Tây, nơi đây tập trung một lượng lớn chim trời, từ phổ biến như cu, cò trắng, vịt trời, cúm núm cho đến quý hiếm như trích cồ, cổ rắn…

Chợ kéo dài cả nửa cây số dọc quốc lộ, bày la liệt sản vật miền Tây. Tất nhiên, ưu thế vẫn là chim trời các loại, còn sống thì nhốt trong lồng, úp trong bu; chết thì vặt lông, cột thành chùm treo ngược trên giàn, trông rất tội. Ngày xưa chim trời cá nước còn nhiều, đồng hoang và rừng rậm, việc khai thác thiên nhiên ít tác động đến sự mất cân bằng sinh thái.

Còn bây giờ… Biết đâu con cò lả cánh bay rập rờn trên cánh đồng chiều qua anh thấy chính là con cò đang hoảng hốt trong cái bu kia, hoặc tệ hơn đã bị hóa kiếp, trần trụi phơi mình trên giàn… Sẽ thế nào khi anh dẫn bạn bè đi Tràm Chim, Gáo Giồng để xem chim cò làm tổ, rồi lại vô tình tước đoạt niềm vui ấy bằng một điểm dừng ở cái chợ chim trời này?

Có lẽ, một lý do nữa cũng khiến cho cái chợ chim trở thành nỗi ám ảnh của anh, là vì tuổi thơ anh cũng gắn với đồng ruộng, chim cò. Sau nhà anh là một cánh đồng bát ngát. Hồi đó chưa chuyên canh cây lúa triệt để như bây giờ, vẫn còn những mảng sình lầy đầy cỏ năn. Năn lại là môi trường sinh sống lý tưởng của nhiều loại sếu, cò… Chim trời là bạn thuở chăn trâu của anh.

(Trích Nước mắt chim trời)

đi tìm julia

đi tìm julia

"Đi tìm Julia là cuốn tiểu thuyết dựa theo kịch bản phim cùng tên do nhóm tác giả Chu Trần Hà Phương (tức ca sĩ – diễn viên Hà Phương), Nguyễn Thị Minh Ngọc & Katz Judy chấp bút.

Theo Hà Phương cho biết thì chính chị là người dựng lên concept kịch bản phim và chuyển thể sang tiểu thuyết. Trong quá trình viết, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc hỗ trợ Hà Phương về phần tiếng Việt, còn Katz Judy thì giúp Hà Phương về phần tiếng Anh (ở Mỹ, Đi tìm Julia đã được xuất bản với hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh)

Đi tìm Julia là câu chuyện kể về một mối tình tuyệt đẹp giữa Mike – một doanh nhân thành đạt người Mỹ (gốc Paris) với Phương Hà một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc quê hương trữ tình ở Việt Nam.

Trong bối cảnh của Sài Gòn, một mối tình “sét đánh” xảy ra. Sau đó hai người kết hôn và qua Mỹ sống. Phương Hà đưa theo cả người mẹ già, vì lúc này cô chỉ còn mỗi mẹ. Điều đáng nói là Phương Hà mang thai và sinh con ngay tại Sài Gòn, đến khi con gái Julia được 4 tuổi thì mới đưa sang Mỹ định cư cùng chồng. Nhưng chỉ 1 năm sau, khi Julia mới 5 tuổi thì Phương Hà mất do tai nạn ôtô, khi cùng chồng con trên đường trở về nhà, do Mike cầm lái.

Julia càng lớn càng giống mẹ, nhưng thay vì đi theo con đường ca hát thì cô lại chọn kịch sân khấu. Sau mười mấy năm trời cặm cụi làm việc và lo cho con, Mike gặp và yêu Jenifer, một người phụ nữ 42 tuổi nhưng cá tính. Tuy nhiên, Julia lại không chấp nhận việc chia sẻ ba với người phụ nữ khác; trong ngày ba cô cầu hôn Jenifer, cô bỏ đi và đau đớn nhận ra mình yêu chính ba ruột của mình. Cuối cùng Julia nhận ra đó chính là điều sai trái, sự ích kỷ; cô dũng cảm thú nhận điều đó và gửi lời xin lỗi ba trong vở kịch Hamlet mà cô được đóng vai chính. Xong vở diễn, Julia về Việt Nam thay mẹ tiếp tục giúp đỡ các em mồ côi. Bạn diễn và đồng thời cũng là người yêu của Julia quay về VN tìm cô và rồi hai người cùng trở về Mỹ, đoàn tụ với Mike và Jenifer.

Đó là câu chuyện chính của tiểu thuyết, cũng như là diễn biến chính của bộ phim cùng tên.

Có thể thấy, đây là một tiểu thuyết tâm lý với kết cấu truyền thống điển hình, với những gay cấn về nội tâm cũng như hành động. Sự thành công của tiểu thuyết là mô tả được suy nghĩ, tâm trạng của một nghệ sĩ Việt giữa xã hội thượng lưu nước Mỹ. Nếu như định mệnh đã cướp đi một Phương Hà đầy khát khao, cũng như đầy trăn trở trong nghệ thuật; thì Julia, mặc dù lớn lên và trưởng thành ngay tại đất Mỹ cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trên con đường nghệ thuật. Ở một nơi mà đẳng cấp nhiều khi chỉ được nhìn nhận, đánh giá qua cách phát âm tiếng Anh chuẩn; thì đó là một sự trớ trêu, nhưng cũng là sự thách thức tưởng chừng không bước qua được. Bóc tách được những khía cạnh tâm lý đó, tiểu thuyết cung cấp một “vùng sống” mới đầy thú vị.

Đi tìm Julia hay chính là Julia đi tìm lại những giá trị cốt lõi của tinh thần người Việt hôm nay. Hay chính là bước khám phá mới của ca sĩ – diễn viên Hà Phương trong công việc viết lách, mà chị mới thử sức lần đầu tiên."

bây giờ mình đi đâu

bây giờ mình đi đâu

Đọc Nguyễn Hoàng Mai, ta lạc. Ta lại nhớ mình đã từng thất lạc nhiều điều. Ta gặp nhiều nhân vật lạ lùng. Huyền ảo, ma quái, điên rồ, khờ khạo, viễn tưởng... Một thế giới mà lạc vào đó ta không chắc chắn một điều gì. Chỉ có một điều mà ở đó, ta thấy họ có vẻ giống hệt ta. Rằng họ mất mát. Mất mát từ ấu thơ đến cuối đời.

Họ thất lạc lần lượt những thứ mà họ có cho đến khi họ thất lạc cả bản thân mình:

“...em có bao giờ cảm thấy một khoảng không trong suốt đang từ từ xâm lấn nơi trái tim? Một khoảng trống bàng hoàng cứ kéo dài ra mãi khiến mọi thứ quanh em trở nên mơ hồ và không chắc chắn. Khiến cho mỗi nụ cười, mỗi ánh mắt tự tin của em bây giờ chỉ còn là sự tưởng tượng. Thế giới bị bóp méo đến khôn cùng.” (Trong căn phòng của kẻ ngốc)

Không chỉ mất những gì đã có, đang có mà, lạ hơn nữa, khi cuộc tìm kiếm hướng về tương lai, nhưng cái chưa có cũng mất:

“Tôi cứ đi hoài đi mãi, vạch cỏ lan mà đi. Nhưng không thể tìm thêm bất cứ điều gì nữa. Tôi đã vẽ những bức tranh thật lớn. Đầy say mê và khao khát đuổi theo nghệ thuật, đuổi theo một chút, gì giông giống như sự hy vọng hay một hơi ấm. Nhưng cuối cùng lại không thể tìm thấy bất kỳ điều gì. Mọi nơi chọn tôi đến không hề có bất cứ điều gì vừa vặn với mình cả.” (Mình đi về phía cánh rừng)

Nghệ thuật, ngay cả cái áo hóa (maya) đó cũng không nắm bắt được. Cái áo cũng mất, huống hồ gì cái thực? Mà làm gì có cái tuyệt đối thực và cái tuyệt đối ảo?

Và đến thế thì có thể đánh mất cả ý thức về sự mất mát, ý thức về sự thất lạc:

“Van này, anh có biết em là ai không?’ Bỗng dưng nàng nói thế và cười rõ tươi, xoay xoay chiếc nhẫn tròn trên bàn tay khiến Van khựng lại. ‘Đừng sợ, ngay cả chính em cũng không hề rõ điều đó nữa.” (Cánh cửa boóc-đô)

Viết về những cái mất mát dường như là trò chơi mê say của Nguyễn Hoàng Mai. Cô đem giọng văn bình thản vào trò chơi. Bình thản nhưng ấn tượng. Bình thản mà riêng biệt. Như một nụ cười huyền ảo.

(Nhật Chiêu)

sài gòn trăm bước

sài gòn trăm bước

Lắng nghe Sài Gòn, lắng nghe thời gian chậm. Một nhánh sông, một góc phố, một con đường, một gánh hàng rong... khi tĩnh lặng, khi nhịp sống giãn ra nửa đêm về sáng... bỗng nghe Sài Gòn thở. Nhịp đều, nhịp đều thong dong không hối hả, không sợ ngày mai thì sẽ muộn. Sài Gòn muôn đời vẫn còn đó, với tất cả những gì rất đặc trưng của “Hòn ngọc Viễn Đông” một thời, dù cho vật đổi sao dời, Sài Gòn không thể khác.

Bạn có nghe gì không? Con chim bồ câu gù trên gác mái nhà thờ Đức Bà. Bạn có thấy gì không? Bến cảng Nhà Rồng xôn xao sóng nước. Bạn có ước gì không? Những đại lộ thênh thang đông tây trải dài đến tận chân trời. Sài Gòn bề thế, Sài Gòn xênh xang phát triển. Tận hưởng cái mới với những ai yêu Sài Gòn, nhưng đôi khi vẫn thao thức, mơ về một hồn Sài Gòn muôn niên cũ.

Không chỉ là ông đồ bên câu đối đỏ trên góc đường Phạm Ngọc Thạch mỗi khi xuân về. Không chỉ là tiếng còi tàu u u trên bến Bạch Đằng báo hiệu những chuyến đi và về của những chuyến tàu mang theo bao khát vọng. Mơ một Thành phố quy hoạch sang trọng, đẹp đẽ, đúng chuẩn Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh năng động, đầu tàu cả nước. Với những gì thành phô’ đáng được có và đáng được hưởng.

Phố dài với những ngôi nhà - khu nhà công tư, kiến trúc đủ sức vượt qua thăng trầm năm tháng, chấp luôn những thành phố hút hồn cư dân bốn biển năm châu. Đường lớn thênh thang không cần thiết phải hàng hàng lớp lớp biệt thự đủ màu đủ kiểu khoe tiền khoe sắc. Dòng sông Sài Gòn và những nhánh sông, kênh rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ, Bùng Binh... sẽ giữ được hồn ào ạt nước như xưa, để không phải bị mặc định bằng cống hộp, để không phải vô tình biến phố thành sông. Cây xanh Sài Gòn sẽ phải được đầu tư trồng mới, và quay về, quay về như một chứng nhân không thể thiếu trên những con đường đúng chuẩn đúng mực. Những gì cần giữ lại, phải được giữ lại và tôn tạo đúng mức. Những gì cần làm mới, phải được làm trong sự hài hòa hợp lý của một Sài Gòn muôn mặt mà không hề đánh mất cái riêng. Rất sẽ sàng, rất thao thức như một người con tha thiết yêu Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, tôi đã cảm được cái tình của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng sau khi đọc “Sài Gòn trăm bước” của anh.

Đọc đi. Sài Gòn trăm bước. Để nghe tôi thở, anh thở và tất cả chúng ta cùng thở. Vì Sài Gòn. Mơ một Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh ngày càng mạnh mẽ, giàu đẹp gấp bội phần hiện nay. Đọc đi. Sài Gòn trăm bước. Để không quên một thời Sài Gòn lóng lánh “Hòn ngọc Viễn Đông” trong mắt bạn bè các nước khu vực. Mơ được không? Sao lại không! Được quyền mơ không? Được chứ! Hy vọng sẽ mặc định được rằng, chúng ta đã - đang và luôn luôn có một Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh tha thiết giữ hồn xưa, không ngừng phát triển, bản lĩnh và bản sắc.

"Sài Gòn thở…" - Nhà văn Thu Trân

cá tính quảng - tủ sách nét quảng

cá tính quảng - tủ sách nét quảng

Cá tính Quảng là quyển sách đầu tiên trong dự án Tủ sách Nét Quảng nhằm giới thiệu những nét tính cách đặc trưng, nổi bật của người Quảng Nam mà những người làm sách là những nhà báo, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ nổi tiếng người Quảng Nam và gốc Quảng Nam…

Nhiều bài trong sách này từng được in trên báo và tạp chí, nay tác giả tự nhuận sắc để góp mặt trong tuyển tập này. Một vài bài in theo sự lựa chọn, biên tập của chính nhân vật trong bài. Sách với bìa và cover từng phần do họa sĩ Lê Kinh Tài thiết kế, biến tấu từ hình tượng con tò he, khá phổ biến một thời tại xứ Quảng, ngày nay còn thấy nhiều ở Hội An và các chợ làng xã… Tìm về cá tính Quảng, bản sắc Quảng… đôi khi cũng là tìm về nét riêng của những vật thể và phi vật thể như vậy…

----------

… Những ai quan tâm đến văn hóa văn nghệ, thể thao nước nhà sẽ gặp ở đây những gương mặt quen thuộc mà ít nhiều, hoặc rất nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng cả nước. Cuốn sách có 23 nhân vật được giới thiệu, hẳn nhiên là người xứ Quảng. Từ vận động viên điền kinh nổi tiếng như Nguyễn Thị Thanh Phúc, Nguyễn Thành Ngưng, cầu thủ bóng đá Lê Phước Tứ; từ nhà thơ Phan Vũ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, nhà thơ Ý Nhi, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, đến đạo diễn Trần Anh Hùng, nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Ánh Tuyết, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, mẹ con ca sĩ Bích Phương – Kasim Hoàng Vũ… Bên cạnh đó là những cá tính độc đáo khác của đời sống, như Nhi khùng.

Nhưng không chỉ có người của công chúng, những nhân vật của đời thường, những nghệ nhân hay chứng nhân cho dòng chảy thời gian như cụ bà làm gốm cao tuổi nhất làng gốm Thanh Hà, cụ ông cả đời gánh nước thuê ở Hội An… cũng xuất hiện chân phương nhất trong cuộc sống của chính họ.

Họ xuất hiện trong mỗi phần không hẳn có một nét đặc trưng nào đó, mà phụ thuộc hoàn toàn vào góc nhìn của người viết. Có nhân vật may mắn được cả 5 nét đặc trưng của người Quảng, nhưng khi chấp bút tác giả chỉ tập trung một nét – chưa hẳn là ưu trội nhất – mà là sự chọn lựa tác giả ưng ý nhất. Trong công việc riêng, mỗi nhân vật khơi gợi những cảm hứng đáng trân quý, các tác giả dựa vào đó để viết về họ, chứ không có ý phân biệt “chiếu trên” hay “chiếu dưới”.

Dựa vào những tính cách của người Quảng mà các tác giả đặt họ vào 5 phần: Cãi, Ngông, Hề, Chơi và Làm. Cách sắp xếp có thể ổn với công chúng của người này và chưa ổn với fans của người kia, hứa hẹn sẽ có những tranh luận nho nhỏ, hoặc có thể là “tranh cãi”, như truyền thống xứ này!

Đọc xong cuốn sách này, với các độc giả quan tâm tới xứ Quảng – người Quảng, sẽ dễ cảm thán: Ri mà là cá tính Quảng ư? Hoặc sẽ đưa ra nhận định: Viết như rứa mà cũng gọi là viết về cá tính Quảng. Vậy, như răng mới là cá tính Quảng? Xin thưa rằng: Sách này không có tham vọng đúc kết hoặc trả lời trực tiếp, mà chỉ như một gợi mở để cùng nhìn về, cùng suy ngẫm, để qua đó, tự mỗi người tìm câu trả lời cho riêng mình.

(Lê Minh Hạ)

đi qua nước mắt nụ cười

đi qua nước mắt nụ cười

Đi Qua Nước Mắt Nụ Cười

Nhà văn Nguyễn Đông Thức không có ý định gọi đứa con tinh thần này là Hồi ký, vì theo ông, “đây chỉ là những trang ghi chép về mảng đời đã qua của mình, có số phần riêng nằm trong cả một thời chung của bao bạn bè đồng trang lứa”.

Nơi đó có tiếng bút Bic chạy loạt soạt trên trang giấy của người mẹ vào buổi sớm tinh sương hay giữa đêm tĩnh mịch; có tiếng gõ máy đánh chữ của người cha khi viết báo, viết văn, dịch sách; có giọng ngâm thơ chúc Tết đầm ấm trong gia đình mà chất văn chương tựa hồ tuôn chảy như mạch nước ngầm.

“Gia đình thầy mẹ tôi là một gia đình nhà báo – nhà văn – nhà thơ chuyên nghiệp. Cho nên…

Ngoài oxy, không khí trong nhà tôi còn có chất gì?

Tôi nghĩ chắc là chất văn chương.”

Bằng văn phong gần gũi tự nhiên, cả một thời tuổi trẻ đã qua dàn trải dung dị từ quãng thời gian “nhất quỷ nhì ma” thuở còn ngồi trên ghế trường Trung học Võ Trường Toản, những rung động đầu đời của “hai… mối tình đầu”; đến giai đoạn cuộc đời riêng hòa cùng hơi thở chung của thời cuộc khi nước nhà thống nhất.

“24 tuổi, tôi dừng việc học, đi Thanh niên xung phong, đi bộ đội, về làm báo, viết văn… Số phận run rủi trải qua nhiều hoạt động. Loáng cái đã hơn 40 năm, gần hết đời người.

Cả một thời vun vút đi qua, có sôi nổi hào hứng mà cũng có ngỡ ngàng thất vọng… Giờ ngồi nhìn lại thấy có làm được nhiều điều không phải hổ thẹn, nhưng cũng không ít điều cứ tiếc nuối, giá như…”

Như lời của nhà văn Đoàn Thạch Biền đã viết:

Nguyễn Đông Thức có phong cách kể chuyện hóm hỉnh có duyên, ông đã hướng dẫn người đọc đi qua một giai đoạn lịch sử với “nước mắt, nụ cười”. Hồi ức này là của riêng tác giả nhưng ông cũng đạt được ý nguyện:

“Cung cấp cho người đọc ở các thế hệ sau hiểu biết thêm một chút về cuộc sống của những người thời trước mình, để cảm thông hơn”.

Nước mắt, nụ cười như bề mặt, bề trái của một sự việc. Hiểu được nó chưa chắc người ta sẽ sống an nhiên hơn, nhưng ít ra cũng bớt đi sự mù quáng.

Có lẽ, khi đã đủ đầy trải nghiệm trong cuộc sống, thì từng chặng đường đời, nhất là những tháng năm tuổi thơ và tuổi trẻ, lại theo dòng hồi tưởng trở về sống động, để nhớ, để yêu…

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ