vững tâm bền chí ắt thành công

vững tâm bền chí ắt thành công

<p>Trong Vững tâm bền chí ắt thành công – cuốn sách bán chạy nhất theo New York Times, nhà tâm lý học hàng đầu Angela Duckworth chỉ ra cho bất cứ ai đang vươn tới thành công – dù là phụ huynh, học sinh, giáo viên, vận động viên hay doanh nhân – rằng bí quyết để đạt được thành tựu rực rỡ không phải là tài năng mà là sự kết hợp lạ kỳ giữa đam mê và kiên trì, thứ mà cô gọi là “vững tâm bền chí”.</p>

<p>Dựa trên câu chuyện đầy cảm hứng của chính cô, con gái của một nhà khoa học luôn nói cô không phải “thiên tài”, Duckworth, ngày nay là một nhà nghiên cứu và giáo sư nổi tiếng, mô tả những quãng thời gian thú vị trước đây của cô trong việc dạy học, tư vấn doanh nghiệp.</p>

<p>Cô đưa độc giả tới hiện trường để thăm các nhân vật như những học viên đang vật lộn qua những ngày đầu tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ, những giáo viên giảng dạy trong những trường danh tiếng, những thí sinh trẻ tuổi lọt vào Cuộc thi Đánh vần Quốc gia Hoa Kỳ. Cô cũng thu thập những bài học hấp dẫn từ lịch sử cho thấy những gì có thể học hỏi được từ các thí nghiệm hiện đại về hiệu suất tối cao. Cuối cùng, cô chia sẻ những gì học được từ việc phỏng vấn hàng tá những người cực kỳ thành đạt – từ Giám đốc JP Morgan Hamie Dimon với Biên tập tranh Bob Mankoff của tờ New Yorker, tới Huấn luyện viên của đội bóng bầu dục nổi tiếng Seatt;e Seahawk, Peter Carroll.</p>

<p>Đầy sức cuốn hút các nhân, nhiều ý tưởng sâu sắc và thậm chí còn có thể thay đổi cuộc đời bạn, Vững tâm bền chí ắt thành công là một cuốn sách về những gì xảy ra trong tâm trí bạn khi vấp ngã, và làm thế nào mà chính những điều đó, chứ không phải tài năng hay may mắn – mới tạo nên sự khác biệt.</p>

để luôn đạt điểm 10 - vô vàn vật chất

để luôn đạt điểm 10 - vô vàn vật chất

<p>Bước vào tiểu học rồi đến trung học, có rất nhiều điều mới lạ trẻ nhỏ cần phải học nhưng thật khó khăn khi nhận ra rằng những điều tưởng chừng như mình đã biết rất rõ hóa ra lại không đúng như vậy.</p>

<p>Bộ sách Để luôn đạt điểm 10 – Bí kíp nắm vững kiến thức của siêu học sinh sẽ cùng các bạn nhỏ củng cố kiến thức đã học, đồng thời giúp khám phá những điều mới mẻ qua những câu chuyện đầy vui nhộn và thú vị.</p>

<p>Đôi khi chúng ta sẽ thắc mắc rằng:</p>

<p>- Có phải mọi con cua đều bò ngang?</p>

<p>- Số 0,999... có nhỏ hơn số 1?</p>

<p>- Làm thế nào để tách muối khỏi cát sau khi chúng được trộn lẫn?</p>

<p>- Chúng ta có thể tạo ra một cục nam châm từ một cái đinh không?</p>

<p>- Các địa tầng của Trái đất hình thành như thế nào?</p>

<p>Câu trả lời sẽ nằm trong các tập sách theo chủ đề của bộ sách Để Luôn Đạt Điểm 10.</p>

<p>Đồng thời, mỗi cuốn sách đều được chia thành nhiều chuyên mục (Truyện tranh vui học; Ồ, thì ra là thế!; Bạn có biết?; Phát triển tư duy!) sẽ:</p>

<p>- “Xử lý” 50 khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa mà các bạn nhỏ dễ nhầm lẫn.</p>

<p>- Những mẩu truyện tranh hài hước giải thích các khái niệm dễ gây nhầm lẫn.</p>

<p>- Lượng kiến thức vừa đủ. Có phần giải thích từ vựng, các mẹo nhỏ…</p>

<p>Đặc biệt có phần Đố nhanh – Đáp gọn để bạn tự kiểm tra lại mức độ hiểu bài.</p>

hội kín xứ an nam

hội kín xứ an nam

<p>Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.</p>

<p>Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín.</p>

<p>Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín:</p>

<p>“Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.</p>

<p>Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam [...]” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam.</p>

<p>Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.</p>

<p>Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…)</p>

<p>Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam.</p>

<p>Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp.</p>

<p>Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này.</p>

<p>Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.</p>

<p>TÁC GIẢ: Georges Coulet</p>

<p>Ông là tiến sĩ, từng dạy ở Trường Pétrus Ký, Sài Gòn. (Trong hồi ký của GS. Trần Văn Khê từng nhắc đến “thầy Coulet”).</p>

<p>Ngoài Hội kín xứ An Nam, ông còn là tác giả của những tác phẩm như:</p>

<p>-&nbsp;L'Organisation matérielle du théâtre populaire chez les Annamites (tạm dịch: Tổ chức vật chất của một gánh hát bội An Nam), năm 1926; nguyên là luận án bổ sung cho bằng tiến sĩ văn chương được trình lên Khoa Văn chương Trường Đại học Paris</p>

<p>-&nbsp;Le théâtre annamite classique (tạm dịch: Sân khấu An Nam dân gian), năm 1928</p>

<p>-&nbsp;Cultes et religions de l'Indochine annamite (tạm dịch: Huyền thuật và tôn giáo của người An Nam trên bán đảo Đông Dương), năm 1929</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN HAY</p>

<p>“Nói tóm lại, nếu luôn có sự biến loạn trong xã hội An Nam, đó là vì luôn có các hội kín, cả dưới sự cai trị của chính phủ bản địa lẫn chính quyền Pháp.</p>

<p>Về những hội này, họ mang bản chất là gì? Tổ chức như thế nào? Động cơ lý tưởng là gì?</p>

<p>Đây là đối tượng của công trình này, vốn dựa trên các tài liệu được tìm thấy trong bút lục của Tòa án quân sự Nam kỳ và Bắc kỳ, hoặc các Tòa phúc thẩm Sài Gòn và Hà Nội (xem “Phụ lục”, “Nguồn”) cũng như trong các tác phẩm đủ loại liên quan gần hoặc xa đến chủ đề này (xem Thư mục tham khảo), thay vì thử tìm nguồn gốc xa xôi và mơ hồ. Như thế, công trình này sẽ cố gắng chứng minh bằng cách phân tích các yếu tố phép thuật, tín ngưỡng và đời thường được tìm thấy trong tất cả các hội kín An Nam, rằng hội kín của người An Nam là một hiện tượng xã hội, chính xác trong bản chất và được định rõ qua những biểu hiện.</p>

<p>Tất cả hội kín trên đất An Nam đều bao hàm yếu tố:</p>

<p>a) Phép thuật qua các biểu tượng,</p>

<p>b) Tín ngưỡng qua các nghi lễ và điều lệ,</p>

<p>c) Đời thường bởi tổ chức thực tế.</p>

<p>Sự kết hợp mật thiết của ba yếu tố trên tạo nên một tổng thể hài hòa và một ‘thực thể xã hội’ mạnh mẽ sống động.”</p>

<p>– “Dẫn nhập”, Hội kín xứ An Nam, Georges Coulet</p>

eureka america - ơ kìa nước mỹ!

eureka america - ơ kìa nước mỹ!

<p>Eureka America – Ơ kìa nước Mỹ! là cuốn sách đầu tay của nhà báo Phan Quốc Vinh, người đã có hơn 200 bài báo về nước Mỹ được đăng tải hơn 5 năm qua.</p>

<p>Nước Mỹ bao la rộng lớn hơn 9 triệu km² thu nhỏ lại trong tầm mắt bạn khi đọc những bài viết hết sức đa dạng về cuộc sống, con người và vùng miền nước Mỹ mà Quốc Vinh đã kỳ công trải nghiệm thực tế, quan sát, gặp gỡ và ghi chép lại. Quyển sách của Quốc Vinh góp phần giúp bạn hình dung về vùng đất gắn liền với ý niệm “American Dream “ (Giấc mơ Mỹ)</p>

<p>Chỉ vài nhân vật trong gia đình: Tôi, bà xã và hai cô con gái bối cảnh trong những ngôi trường mà những đứa trẻ đang học, ở vài thành phố không quá lớn với trường đại học chỉ có đôi chút tiếng tăm ở Mỹ và cộng đồng người Việt Nam không quá đông đúc,… cũng đủ để đưa đến những câu chuyện ngắn, chân thực đôi khi khiến người đọc bật cười bởi sự hóm hỉnh, “trào phúng” của người viết.</p>

<p>+TRÍCH ĐOẠN:</p>

<p>“Cầm đơn xin việc khá hoành tráng với nhiều kinh nghiệm trong ngành dịch vụ du lịch, tôi đến gõ cửa không chỉ một vài mà đến gần... 50 nhà hàng, khách sạn trong thành phố. Có nhiều “chướng ngại vật” khiến tôi chẳng thể lết “về đích” như: khai báo chủng tộc (làm sao người ta tuyển nhân viên châu Á vào phục vụ món Âu trong khi người Mỹ thất nghiệp đầy đường ra đó!), kinh nghiệm làm việc và mức lương (mới sang thì lấy đâu ra kinh nghiệm còn mức lương thì tính từ VND sang USD sẽ rất... buồn cười!), người giới thiệu (nhiều công việc nếu không có “bảo kê” thì không được xem xét hồ sơ), phương tiện đi làm phải tốt (chưa có việc làm thì lấy đâu ra tiền để mua xe xịn)...”</p>

<p>“So với những nhân viên bản địa khác, tôi phải làm thợ đụng (tiếng Anh gọi là multi-position, multi-task) đúng nghĩa: phụ bếp, rửa chén đĩa, phục vụ khi có khách. Còn khi vãn thì chùi toilet, vệ sinh phòng ốc rồi giúp ông chủ chấm công, nhập liệu thu chi, tổ chức sự kiện hay chăm sóc website của quán.</p>

<p>Sau đó những kỹ năng “đụng” của tôi được phát huy thêm khi nhảy việc chuyển sang làm nhân viên phục vụ tại Texas Tech Club, một câu lạc bộ dành cho khách VIP có thẻ thành viên trả phí mới được vào ăn uống.</p>

<p>Ba đời giám đốc ở đây đều “kết” sự năng động, chịu khó và... liều lĩnh của tôi.”</p>

<p>“Rồi những cơn đau đầu khác tương tự từ trên trời rơi xuống khiến cuộc sống trôi qua nặng nề hơn tôi nghĩ, không còn “đời như là mơ”. Tần suất cãi vã vì những chuyện vặt vãnh cỏn con cứ tăng dần đều mà không ai hiểu được lý do.</p>

<p>Đến độ sau này vợ thức khuya học bài còn tôi đi ngủ sớm để dậy sớm đi làm nên có lúc phải giải quyết sự việc bằng tranh cãi qua... email bởi không còn thời gian gặp nhau để nói rõ sự tình.</p>

<p>Những từ khóa “deadline” (hết hạn nộp), “assignment” (bài tập), “data” (số liệu), “interview” (phỏng vấn)... xuất hiện nhiều hơn không phải trên Google mà trong bữa cơm hằng ngày thay cho những lời hỏi han quan tâm lẫn nhau. Thỉnh thoảng tôi cũng họp mấy ông trong “tổ bám váy... xa mẹ” cùng cảnh ngộ để bù khú, uống lon bia rồi kể khổ cho nhau nghe. Riết rồi cũng chán bởi thằng nào cũng... khổ giống nhau nên sau đó chỉ biết ai về nhà nấy cầu nhanh đến ngày các bà vợ học xong.</p>

<p>Những điều đó khiến tôi trở nên lầm lì, không còn muốn nói chuyện với mọi người trong khi đó bà xã thì hay cáu bẳn, rụng tóc nhiều và mất ngủ trầm trọng.”</p>

gen: lịch sử và tương lai của nhân loại

gen: lịch sử và tương lai của nhân loại

<p>Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại</p>

<p>GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”</p>

<p>Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen - đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.</p>

<p>Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Mendel, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản cưỡng bức, gây chết êm dịu, và giết người hàng loạt.&nbsp;&nbsp;</p>

<p>Có những câu chuyện lồng trong mỗi câu chuyện, nhưng cuốn sách này còn là một câu chuyện rất cá nhân – một lịch sử riêng tư. Tác giả dẫn giải từ chính những bi kịch gia đình với một số thành viên của nhiều thế hệ mắc phải những bệnh trạng tâm thần khó hiểu, đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, đặt ra những trăn trở về khả năng tiến xa đến đâu của loài người trong hành trình từ phòng thí nghiệm khoa học di truyền ra với thực tế.&nbsp;</p>

<p>Mukherjee đã rất thành công với Lịch sử ung thư - Hoàng đế của bách bệnh (đạt giải Putlitzer 2011), và tới Gen, vẫn nguyên vẹn lối kể chuyện lôi cuốn tài năng, bằng con mắt của một chuyên gia, một nhà nghiên cứu khoa học - uyên bác, đa chiều, đầy khám phá và bằng ngòi bút của một người trong cuộc – trải nghiệm, lay động, đầy ám ảnh.</p>

<p>“Đã có rất nhiều cuốn sách kể lại cách ý tưởng về gen ra đời cũng như những khám phá đầu tiên, nhưng không quyển sách nào đạt đến tầm vóc và sức ảnh hưởng như Gen của Siddhartha Mukherjee”- Theo New York Times.</p>

<p>Siddhartha Mukherjee sinh năm 1970, là bác sĩ và nhà nghiên cứu ung thư, nhà sinh học tế bào gốc và nhà di truyền học ung thư. Ông là Phó giáo sư y khoa tại Đại học Columbia, học giả Rhodes tại Đại học Oxford, tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng như Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y khoa Harvard. Phòng thí nghiệm của ông đã nhận diện những gen điều hòa tế bào gốc, và đội ngũ của ông được thừa nhận trên bình diện quốc tế với những công trình khám phá tế bào gốc xương và hiệu chỉnh di truyền đối với các bệnh ung thư máu. Mukherjee có nhiều công trình xuất bản trên Nature, Cell, Neuron, The New England Journal of Medicine, New York Times.</p>

<p>Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một tiểu sử về gen đồng thời cũng là một tiểu sử về ung thư toàn diện, tường tận, lôi cuốn. Chuyện khoa học, chuyện lịch sử xã hội đan cài với những chuyện cá nhân dẫn dắt chúng ta tới những đột phá quan trọng bậc nhất, cổ vũ niềm khát khao chinh phục trong lĩnh vực di truyền người cũng như sự chi phối của nó đến đời sống, tính cách, lựa chọn, bản ngã, số phận con người. Trong thế giới mà Mukherjee đặt tên là thế giới “hậu gen”, chúng ta đang nắm trong tay một sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và nguy hiểm.&nbsp; Và cuốn sách này dường như trả lời cho một câu hỏi định hình tương lai: Nhân loại sẽ trở nên thế nào khi chúng ta học được cách “đọc” và “viết” thông tin di truyền của chính chúng ta?</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:</p>

<p>“Siddhartha Mukherjee - con người tài ba đã dẫn dắt chúng ta đi qua cả quá khứ, hiện tại và tương lai của khoa học về gen.”</p>

<p>- Bill Gates</p>

<p>“Câu chuyện trọn vẹn và cuốn hút về những gì dường như là cơ bản nhất, gây tranh cãi nhất, và mượn tiêu đề sách, một khoa học riêng tư của thời đại chúng ta… Đọc cuốn sách và bạn được tôi rèn cho những gì sắp đến.”</p>

<p>- Sunday Times</p>

<p>“Bằng việc vận dụng những trải nghiệm cá nhân, bác sĩ Mukherjee đã gây được một hiệu ứng tuyệt vời... Vô cùng mạnh mẽ.”</p>

<p>- The Economist</p>

<p>“Lôi cuốn và đầy khám phá như [Ung thư: Hoàng đế của bách bệnh]... Ở một bình diện, Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một trích yếu toàn diện gồm những câu chuyện sinh động và lay động lòng người. Ở một tầng bậc sâu hơn, cuốn sách còn hơn cả một thiên lịch sử khoa học ở dạng giản đơn.”</p>

<p>- The Dallas Morning News</p>

<p>“Một tác phẩm điềm đạm, khiêm nhường, vô cùng phong phú từ một tác giả tài năng, thông tuệ nhìn thấu được cả chặng đường chúng ta đã đi – và cả một chặng đường dài bất tất còn phải đi hiểu bản chất và vận số của loài người.”</p>

<p>- Kirkus Reviews</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>+TRÍCH ĐOẠN HAY:</p>

<p>“Bạn không thể giải thích ứng xử của vật chất – tại sao vàng lấp lánh; tại sao hydrô gặp ôxy thì bốc cháy – mà không cầu viện đến bản chất nguyên tử của vật chất. Bạn cũng không thể hiểu được những điều phức tạp của điện toán – bản chất những thuật toán, hay sự lưu trữ hoặc sụp đổ của dữ liệu – mà không lĩnh hội thấu đáo kết cấu giải phẫu học của thông tin số hóa. “Giả kim thuật không thể trở thành hóa học cho đến khi những đơn vị cơ bản của nó được tìm ra,” một nhà khoa học thế kỷ 19 viết. Cũng vì lẽ ấy, như tôi đã lập luận trong sách này, ta chẳng thể hiểu gì về sinh học hay sự tiến hóa của cơ thể và tế bào – hoặc bệnh lý học, hành vi, tính khí, bệnh tật, chủng tộc, và nhân diện hay số phận của con người – mà trước tiên không dựa vào khái niệm gen.”</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>“Gen cung cấp một nguyên tắc tổ chức cho sinh học hiện đại – và nó trêu ngươi chúng ta với triển vọng kiểm soát chính cơ thể và số mệnh của chúng ta. Bàng bạc trong suốt chiều dài lịch sử gen là “cuộc tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh cửu, là huyền thoại Faust về sự đảo ngược mệnh số, là niềm mơ mộng trăm năm sự toàn hảo của con người.” In hằn không kém phần rõ nét là nỗi khao khát giải đoán cuốn “cẩm nang” của chính cuộc đời chúng ta.”</p>

u23 - những chuyện chưa kể (tái bản 2019)

u23 - những chuyện chưa kể (tái bản 2019)

<p>U23 - Những Chuyện Chưa Kể</p>

<p>U23 – Những chuyện chưa kể là cuốn sách được viết bởi Lê Huy Khoa Kanata - Trợ lý ngôn ngữ của Đội tuyển bóng đá Quốc gia U23 Việt Nam. “Cuốn sách của một người trong cuộc đã soi rọi ánh sáng vào rất nhiều điều mà người hâm mộ và các nhà chuyên môn còn chưa lý giải nổi trong thời gian qua: tại sao đội tuyển của chúng ta lại thành công vang dội trong giải đấu U23 cấp châu lục. Đấy là những tư liệu đáng giá và rất ý nghĩa, không chỉ về một hành trình kỳ diệu đã kết nối hàng triệu con tim những người hâm mộ mà còn thể hiện chân dung bình dị của những người chỉ sau hai tuần bóng lăn, đã trở thành người hùng của dân tộc” (Nhà báo Trương Anh Ngọc).</p>

<p>Bóng đá là một môn thể thao của cảm xúc, nó đẩy cảm xúc của các cổ động viên thăng hoa, nhưng cũng có thể dìm cảm xúc con người ta xuống địa ngục và trở thành cực đoan. Nhưng dù vui hay buồn, chúng ta cũng cần ghi chép lại như một quyển nhật ký của bóng đá Việt Nam và nhật ký của cảm xúc mà chính những người hâm mộ cũng góp phần tạo nên lịch sử ấy. Ghi chép lại kỳ tích của U23, ngoài những giá trị kỷ niệm, nó còn là giá trị giáo huấn. Một giải đấu thành công thì cũng cần phải nói rõ tại sao nó thành công, hay một thất bại thì cũng cần phải ghi chép để hiểu được nguyên nhân để từ đó khắc phục, trưởng thành hơn.</p>

<p>Một cuốn sổ ghi chép những câu chuyện hậu trường về đội tuyển U23 Việt Nam do chính người trong cuộc kể lại mong muốn lan tỏa ý nghĩa chiến thắng của đội tuyển sang các lĩnh vực khác trong đời sống.</p>

suy nghĩ lớn, hành động nhỏ

suy nghĩ lớn, hành động nhỏ

<p>Mọi người thường cho rằng có 3 cách để gia tăng lợi nhuận của một công ty, đó là cắt giảm biên chế và chi phí, thu nhỏ quy mô quy mô doanh nghiệp hay làm lại sổ sách kế toán. Nhưng vẫn còn một cách khác tốt hơn – một cách đã được 9 công ty có mức tăng lợi nhuận khó tin và được điều hành tốt áp dụng.</p>

<p>Jason Jenning và đội ngũ nghiên cứu đã sàng lọc 100 nghìn công ty trên khắp nước Mỹ để tìm ra 9 công ty tuy hiếm khi xuất hiện trên truyền thông nhưng lại có mức tăng doanh thu và lợi nhuận hằng năm lên đến 10% hoặc hơn. Họ đã phỏng vấn các nhà lãnh đạo, công nhân và khách hàng của những “siêu sao” thầm lặng này và tìm ra được bí mật ẩn sâu đằng sau đó.</p>

<p>Hóa ra, tất cả các công ty này đều có một điểm chung. Văn hóa của họ đều dựa trên một khái niệm đơn giản đến vô cùng: Suy nghĩ lớn nhưng hành động nhỏ. Cả 9 công ty đều nghĩ đến những ý tưởng lớn lao về việc giải quyết các nhu cầu của khách hàng, cho ra mắt những sản phẩm tốt hơn và tạo ra giá trị. Họ không bao giờ dừng đổi mới như các công ty khởi nghiệp – mà vẫn luôn khiêm tốn, đối xử bình đẳng với nhân viên và dạy cho các quản lý phải biết cách để đôi tay mình lấm bẩn.</p>

<p>Mặc cho nền kinh tế thế giới suy thoái, 9 công ty kia vẫn không ngừng phát triển. Họ chính là minh chứng cho việc bất kể quy mô hay ngành nghề kinh doanh, các công ty chỉ cần có được hướng tiếp cận đúng đắn là có thể gặt hái được thành công giống như họ.</p>

những thói quen vàng - không phải tại con! (tái bản 2019)

những thói quen vàng - không phải tại con! (tái bản 2019)

<p>“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, xây dựng thói quen tốt đã khó, nhưng sửa thói xấu lại càng khó hơn. Chính bởi vậy, ngay từ thuở thơ ấu, trẻ nhỏ đã cần được hướng tới những thói quen tốt và sớm uốn nắn, sửa chữa những thói xấu. Điều này hẳn ai cũng biết, những thực hiện được hay không lại là cả một chặng đường gian nan. Nếu những thói quen chưa tốt của trẻ nhỏ cứ bị soi qua lăng kính thiếu sự thấu hiểu của người lớn, để rồi bị phê bình, chỉ trích, vả chăng chỉ càng khiến cho trẻ nhỏ lấy đó làm lý do để biện minh cho những thiếu sót của mình.</p>

<p>Hiểu được điều này, Bộ sách Những thói quen vàng ra đời để đưa ra giải pháp, giúp các bậc phụ huynh gỡ rối trong hành trình nuôi dưỡng con trẻ. Cha mẹ nào chẳng muốn uốn nắn, giúp con sửa chữa những thói xấu, nhưng vấn đề là nói sao cho trẻ chịu nghe? Nếu trẻ chưa chịu nghe? Hãy tạo cơ hội cho trẻ đến với những cuốn sách trong bộ Những thói quen vàng! Kể lại những câu chuyện thú vị xoay quanh các cậu nhõng nhẽo, cô làm biếng, chú nuốt lời, nhóc hoang phí…, bộ sách Những thói quen vàng sẽ là lời nhắn nhủ ý nhị, đầy yêu thương, giúp các bạn nhỏ nhận ra khuyết điểm và tự mình sửa chữa.</p>

<p>Thay vì phê bình những sai sót của trẻ nhỏ, những câu chuyện trong bộ sách xuất phát từ mối đồng cảm với trẻ em, để mở ra một thế giới thần tiên, một không gian tưởng tượng khoáng đạt, nơi mỗi đứa trẻ có thể nhìn thấy chính mình và tự nhận ra thiếu sót của mình trong đó. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hài hước của mạch truyện và những thông điệp yêu thương nhẹ nhàng càng làm tăng thêm sức truyền tải cho mỗi câu chuyện. Từ đó trẻ em dễ dàng tiếp thu không chút miễn cưỡng, giúp trẻ hình thành nên những thói quen sinh hoạt đúng đắn, lành mạnh.</p>

<p>Những cuốn sách trong bộ Những thói quen vàng đưa các độc giả nhỏ tuổi đến với những câu chuyện với nhân vật chính là các bạn nhỏ đồng trang lứa mang những khuyết điểm mà đứa trẻ nào cũng từng mắc phải. Nào là nhõng nhẽo, ăn vạ, nào là ỷ lại, nào là nói dối, rồi thì hoang phí, lười biếng, không biết nhận lỗi,.. đủ cả. Này nhé, ăn vạ thì bạn bè tránh xa, ỷ lại thì bị chê cười, nói dối thì mệt vô cùng, hoang phí chỉ càng cực thân,… Rồi “tạm biệt” những thói xấu ấy các bạn nhỏ lại sống vui vẻ và được yêu mến như xưa. Nhưng hơn hết, sau mỗi câu chuyện là một bài học rút ra, gợi ý những cách giải quyết mà các độc giả nhí có thể áp dụng với chính bản thân mình.</p>

combo làm mẹ "yêu nghề" là được + chuyện đàn bà (bộ 2 cuốn)

combo làm mẹ "yêu nghề" là được + chuyện đàn bà (bộ 2 cuốn)

<p>Combo Làm Mẹ "Yêu Nghề" Là Được + Chuyện Đàn Bà (Bộ 2 Cuốn)</p>

<p>1. Làm Mẹ "Yêu Nghề" Là Được</p>

<p>Trong cuốn “cẩm nang chiến đấu” dành cho những bà mẹ có con dưới 3 tuổi này, Libby Purves đã không ngần ngại đề cập những cách “lách luật” để công cuộc làm cha mẹ vừa vui vẻ vừa “dễ thở” hơn. Qua những chia sẻ và liên hệ hữu ích, ta thấy được hành trình thử thách nhưng cũng đầy thú vị từ lúc mang thai đến ngày đầu tiên đưa con đến trường, cũng như cách giải quyết xung đột giữa các con, những chuyến ra ngoài cùng nhau, người trông trẻ hay công việc ngoài xã hội…</p>

<p>Và trên tất cả, ta hiểu được rằng: “mẹ hoàn hảo” không cần là cái đích, mà làm mẹ “yêu nghề” đã là thành công rồi!</p>

<p>2. Chuyện Đàn Bà</p>

<p>Ba mươi lăm câu chuyện về những người phụ nữ, những câu chuyện không đầu không cuối, những câu chuyện chỉ như vừa mới nghe kể ngoài đường, những câu chuyện tưởng rằng như không thể tin được… Tác giả đã viết chúng ra như những bài học ghi lại từ cuộc sống, để tự nhắc nhở bản thân rằng: “Chúng ta ai cũng được sinh ra để làm chính mình, giúp cho xã hội càng thêm phong phú. Nhưng hãy chọn thái độ tích cực và yêu đời, làm gì cũng nên suy nghĩ trước sau và chọn trở thành người lương thiện.”</p>

<p>Lời kể nhẹ nhàng như hai người bạn thân kể cho nhau nghe những câu chuyện hằng ngày, không văn vẻ, bay bổng chỉ rất thật, rất đời… bởi đó là những câu chuyện từ cuộc sống. Mỗi câu chuyện về một người phụ nữ, họ có những mối bận tâm riêng, mối quan hệ riêng và chọn cho mình riêng một cách để xử lý nên kết quả cũng sẽ khác.</p>

<p>&nbsp;</p>

lê la quán xa quê nhà

lê la quán xa quê nhà

<p>Tập tản văn viết về những món ăn đặc trưng của vùng đất Ninh Hòa, Khánh Hòa. Qua đó, người đọc thấy được con người, đời sống của người dân nơi đây.</p>

<p>Và đặc biệt, bằng những kỷ niệm về ẩm thực, cùng với giọng văn nhẹ nhàng, tác giả thể hiện một tấm lòng yêu quê hương tha thiết, nỗi nhớ, nỗi khát khao tìm mùi vị của đất mẹ của người con xa xứ.</p>

<p>Cuốn sách có bố cục 2 phần:</p>

<p>+ La cà quán xá người ta.</p>

<p>+ Rồi về ngồi xuống mâm cơm nhà mình.</p>

<p>+LƯỢC TRÍCH:</p>

<p>- Sáu năm, tôi viết về Mỹ, Sài Gòn, Anh, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập, Nepal, Bangladesh, những thành phố, đất nước đã lang thang suốt thời trai trẻ. Về nhiều người đã gặp, các mối tình không đoạn kết giữa hai bờ sóng vỗ ngày đêm. Và tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc phải trở lại nơi chôn nhau cắt rốn cho độc giả, bạn bè khỏi nhắn tin, nhỏ to mong đợi. Để họ tiếp tục thưởng thức món ăn Ninh Hòa qua vài dòng tâm sự, để tận Sài Gòn, Hà Nội hay từ xa xôi Mỹ, Pháp, cầm cuốn sách tôi viết tìm về chợ Dinh ăn ít món ngon, nhìn cô bán hàng dễ thương ngỡ là quen lâu lắm.</p>

<p>- Giữa nhiều loại nem nổi tiếng từ Bắc tới Nam, người ta vẫn nhớ đến nem Ninh Hòa bởi cách làm và vị mùi riêng biệt. Nó chẳng những là món ăn quen, mà còn là đại sứ du lịch mang linh hồn nơi tôi được sinh ra đi rong chơi khắp cả thế gian ấy chứ. Người ta bảo “Bụt chùa nhà không thiêng”, chứ riêng dân Ninh Hòa thì mê nem lắm. Nem như người bạn thuở thiếu thời, sóng đôi cùng nhau đến tuổi trưởng thành, thân cận một bên mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay vào lòng đất lạnh. Nem chua đi vào đời sống mỗi ngày của người dân hiền lành chất phác</p>

<p>qua bao thế hệ rồi. Thèm, cứ mua một xâu về để dành ăn cho đã. Khách phương xa ghé nhà chơi, khi chia tay tặng xâu nem làm quà nhung nhớ. Vào tiệc đám cưới, không cần đọc thực đơn, cũng biết món đầu tiên sẽ được bưng ra là chả lụa với nem chua ăn kèm tép tỏi. Tết về, trong tủ lạnh luôn có mấy ký nem bỏ tủ lạnh để xắt một đĩa đãi khách lai rai với bia cùng gia chủ. Mỗi lần tôi về quê, lại có người to nhỏ dò dặn: “Khi nào vô nhớ mua giúp em xâu nem nhen”. Mùng Bốn, mùng Năm, mấy đứa tha hương ra Bắc vào Nam, lại cầm theo xâu nem làm quà tặng cho những ai lỡ mê ẩm thực Ninh Hòa đầy quyến rũ.</p>

<p>- Ba má đã đi một chuyến không về, có nhớ thương cũng chỉ nhìn thấy nhau qua những giấc mơ chắp vá. Anh chị có người đã ngoài sáu mươi. Tôi nhỏ nhất nhà cũng gần bốn chục. Mỗi lần về, nhìn rui mè còn sót lại của ba, mái ngói phủ đầy rêu xanh của má, cái gạc măng rê mối mọt gặm mòn, chén đĩa tách ly sứt cán mẻ quai nhưng thiệt tình không nỡ bỏ. Những lúc quây quần bên bữa cơm chiều, hay mâm cúng giỗ ông bà, chúng tôi tóc đã hoa râm, gương mặt dày dạn gió sương, ngậm ngùi nhắc chuyện má với ba, mắt mũi bỗng thấy cay xè, có ai đánh đòn đau đâu mà tự nhiên hu hu ngồi khóc.</p>

nhật bản qua lăng kính người việt đầu thế kỷ xx

nhật bản qua lăng kính người việt đầu thế kỷ xx

<p>Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.</p>

<p>Qua các tài liệu nghiên cứu, mối quan hệ bang giao Việt Nhật có lịch sử từ rất lâu đời, từ thế kỷ VIII thời nhà Đường đô hộ An Nam, có một vị quan nhà Đường gốc Nhật là Abe no Nakamaro sang An Nam làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ. Và bẵng đi một khoảng thời gian rất dài, mãi đến cuối thế kỷ XVI trở về sau, sử liệu Nhật, Việt mới bắt đầu ghi chép mối quan hệ giao thiệp giữa hai nước. Có thể nói sử liệu Việt Nam do bị thất tán nhiều thành ra sự ghi chép về mối quan hệ bang giao giữa hai nước thực sự không có quá nhiều, dẫn tới hiện nay việc nghiên cứu mối quan hệ bang giao này chủ yếu dựa vào những sử liệu của Nhật, có thể kể đến một vài tư liệu Nhật Bản đáng chú ý về chủ đề này như&nbsp;An Nam kỷ lược cảo,&nbsp;Thông hàng nhất lãm…&nbsp;Ngược lại, khi nói đến tư liệu thành văn của người Việt viết về Nhật Bản phải mãi tới thế kỷ XIX với cuốn sách&nbsp;Nhật Bản kiến văn lục&nbsp;viết bằng Hán văn của Trương Đăng Quế. Cuốn sách này hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từng được GS. Kim Vĩnh Kiện khảo cứu và dịch sang tiếng Nhật, sau này được học giả Ngô Thế Long dịch, đăng trên tạp chí Hán Nôm, và GS. Trần Ích Nguyên (Đài Loan) cũng có những nghiên cứu sâu hơn. Sang đến đầu thế kỷ XX, trước tình hình thế giới có sự biến động lớn, đặc biệt công cuộc Minh Trị duy tân của Nhật Bản chấn động địa cầu đã dẫn đến nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản của Việt Nam cũng nhiều hơn, các cuộc Đông du được diễn ra tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và thông qua các nguồn tư liệu sách báo từ Trung Quốc, từ Pháp viết về Nhật Bản, người Việt cũng bắt đầu có những mối quan tâm nhiều hơn và sâu hơn đến Nhật, điều đó được thể hiện qua nguồn tư liệu trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX của Việt Nam viết về những vấn đề có liên quan đến Nhật khá nhiều. Với mong muốn hiểu hơn về xu hướng cũng như nội dung các lĩnh vực người Việt quan tâm đến Nhật Bản hồi đầu thế kỷ XX qua tư liệu báo chí, cuốn sách này đã được ra đời.</p>

<p>+TRÍCH DẪN:</p>

<p>“Nước này sở dĩ không bao lâu mà tiến hóa được mau chóng lạ lùng, khiến cho cả thế giới phải kính phục, là nhờ được về hồi đầu đời Minh Trị có một hạng thượng lưu sáng suốt, giàu cái tư tưởng quốc gia, hiểu cái nghĩa vụ của mình, hăng hái đứng lên chủ trương việc giáo dục cho quốc dân, gây thành một cái công cộng tinh thần đã nhiều lần tỏ ra rất cương cường hoạt bát.</p>

<p>Nước Nhật lại được nhà vua cũng cùng một lòng ái quốc như bọn thượng lưu, nên cải hóa được cả tâm lý người dân, phá được cái lòng tây riêng các phiên các đảng phân rẽ trong nước, dạy cho dân biết thờ danh dự, thờ tổ quốc, lấy Hoàng đế làm tiêu biểu cho nước nhà, nói tóm lại là huấn luyện thành một dân tộc rất có đoàn thể, rất có kỷ luật, biết nghe lời khuyên bảo của kẻ thượng lưu, biết theo cái quyền chủ trương sáng suốt của người đàn anh trong nước mà làm nên những công nghiệp vĩ đại vẻ vang cho cả nòi giống.”&nbsp;Phạm Quỳnh</p>

<p>“Thần giáo, Khổng giáo và Phật giáo, là ba tôn giáo đã cùng nhau dựng nên một nền luân lý cho dân tộc Nhật Bản, và có ảnh hưởng rất sâu xa đối với tư tưởng, tính tình, phong tục người Nhật. Người Nhật sở dĩ ưa sạch sẽ, thích giản dị, đối với người ngoài rất lễ phép, đối với gia đình rất yêu mến, đối với nước với vua một dạ trung thành, người Nhật mà thế là nhờ những tôn giáo trên kia cả; vì theo Thần giáo thì khi đi lễ bái các thần trong mình phải sạch sẽ, trong lòng phải thanh khiết, theo Phật giáo thì chỉ cốt tu tâm tu tính chớ không cần trang sức bề ngoài, theo Khổng giáo thì phải biết ơn người trước, phải quý trọng những của ông cha để lại không nên phí phạm, phải kính cẩn những ông già bà cả, phải một lòng trung tín với đấng quân vương...”&nbsp;Nguyễn Văn Hiếu</p>

<p>“Khác với phần đa người đọc quan tâm đến ‘thiên triều’ hay ‘mẫu quốc’ nhìn về Việt Nam ra sao, cuốn sách này tiếp cận một chủ đề không thật sự phổ biến khi quan tâm đến cách nhìn của người Việt đối với thế giới mà cụ thể ở đây là Nhật Bản. Cuốn sách này với mong muốn tập hợp các bài viết, tư liệu trên báo chí của người Việt dịch, thuật, khảo cứu về các khía cạnh trong xã hội, lịch sử Nhật Bản để qua đó đi trả lời câu hỏi: Đầu thế kỷ XX, người Việt nghĩ gì, viết gì và quan tâm đến vấn đề gì của Nhật Bản? Đồng thời thông qua việc trả lời câu hỏi đó cũng tự nhiên có rất nhiều câu hỏi nghiễm nhiên được trả lời dù chưa thực sự thỏa đáng hoàn toàn như: Tại sao người Việt quan tâm đến Nhật Bản? Người Việt biết về Nhật Bản thông qua đâu, bằng hình thức nào?”&nbsp;Nguyễn Mạnh Sơn</p>

mẹ ơi, ở đâu con mới được an toàn?

mẹ ơi, ở đâu con mới được an toàn?

<p>Cuốn sách tập hợp những bài viết về các tình huống do cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, những người giám hộ, trông giữ trẻ vì một chút sơ ý, bất cẩn, tắc trách đẩy trẻ vào những tình thế nguy hiểm… Từ đó đưa ra những bài học, kinh nghiệm và kĩ năng để giúp những người trông giữ có ý thức hơn trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình.</p>

<p>&nbsp;“Người lớn khác trẻ con ở chỗ có khả năng tính toán đến hệ quả trực tiếp và gián tiếp trước khi hành động. Cân nhắc lợi ích đạt được và rủi ro phải đối mặt. Sự cân nhác đó là sự thận trọng. Thiếu nó là bất cẩn. Bởi thế, sự bất cẩn xét ở ý nghĩa này cũng là biểu hiện của sự chưa trưởng thành. Muốn cải thiện điều này phải cần đến cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi tiêu chuẩn an toàn trong đó có cả các tiêu chuẩn an toàn được ghi trong luật được nâng cao và thực thi, sự bất cẩn sẽ giảm đi”.&nbsp;Nguyễn Quốc Vương, Bất cẩn và sự chưa trưởng thành</p>

<p>“Chúng ta không đoán trước được bất trắc nhưng chúng ta có thể cùng con chuẩn bị kĩ lưỡng cho những bất trắc có thể xảy ra. Bằng việc để tâm đến con. Bằng việc dạy con những kĩ năng tối thiểu. Không biết có thể Google. Giúp con trải nghiệm để cùng con xử lí những tình huống xấu. Cho con đi học kĩ năng cũng tốt nhưng nếu cha mẹ không cùng con trải nghiệm qua thì mọi thứ sẽ chỉ là kiến thức chết. Lũ trẻ gặp chuyện sẽ quên khuấy và đứng đờ ra gào khóc. Để tâm là thế. Là đi cùng con chứ không phải đi theo con hay sắp đặt đời con”.&nbsp;Nhà báo Hoàng Anh Tú, Có phải chúng ta ích kỉ quá lâu rồi</p>

buổi sáng diệu kỳ dành cho nhà tiếp thị mạng lưới

buổi sáng diệu kỳ dành cho nhà tiếp thị mạng lưới

<p>6 bước thay đổi bản thân hiệu quả để phát triển doanh nghiệp của bạn một cách thần tốc.</p>

<p>Mỗi chúng ta luôn khát khao được đổi đời và không ngừng mơ mộng về đỉnh cao tiền tài và danh vọng. Nhưng có mấy người trân trọng từng phút giây và đủ dũng khí để biến điều đó thành sự thật? Thay vì sinh hoạt điều độ, lên kế hoạch trước cho ngày hôm sau và dậy sớm tập thể dục, 95% dân số thế giới lại chọn làm những con “cú đêm” và “sâu ngủ”. Họ cuống cuồng thức giấc với thân tâm mệt mỏi rã rời. Người muộn học, kẻ muộn làm... Ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ quay cuồng với cuộc sống hệt như một chú chuột hamster “bận rộn” với chiếc vòng quay của mình.</p>

<p>Khi cả thế giới đang say ngủ, những người thành đạt ngoài kia đã sẵn sàng đón chào ngày mới. Tim Cook, “ông trùm công nghệ” của Apple thức dậy từ 4 giờ sáng để kiểm tra e-mail. Richard Branson, CEO đình đám của Tập đoàn Virgin không kéo rèm cửa trước khi đi ngủ để được ánh nắng mặt trời đánh thức lúc 6 giờ sáng. Thật vậy, cách chúng ta khởi động buổi sáng sẽ quyết định nhịp điệu và năng suất làm việc của cả ngày. Một ngày mới bắt đầu với năng lượng tràn trề và sự tập trung cao độ chắc chắn sẽ diễn ra vô cùng suôn sẻ, giúp chúng ta chinh phục mọi mục tiêu đặt ra và tiến gần hơn đến cuộc sống như mong ước.</p>

<p>Hiểu rõ điều này hơn ai hết, El Harod và nhóm đồng tác giả đã cùng nhau viết ra bộ sách The Miracle Morning (Buổi sáng diệu kỳ) gồm 8 cuốn, nhằm chia sẻ những thói quen tích cực buổi sáng và nghi thức LIFE S.A.V.E.R.S được đo ni đóng giày cho từng nhóm đối tượng: doanh nhân, nhà tiếp thị mạng lưới, sinh viên, chuyên viên bất động sản, nhà văn, nhân viên bán hàng, các bậc phụ huynh và gia đình. Tất cả những thông tin trong bộ sách được đúc rút từ chính trải nghiệm của El Harod, người đã mạnh mẽ vượt qua vụ tai nạn thảm khốc ở tuổi 20 và căn bệnh ung thư quái ác để trở thành doanh nhân và tác giả nổi tiếng. Bộ sách thành công vang dội khi được dịch ra 27 ngôn ngữ với 500.000 người ở 70 quốc gia luyện tập và áp dụng những phương pháp mà ông cùng các cộng sự giới thiệu.</p>

cú sốc tương lai

cú sốc tương lai

<p>Alvin Toffler là tác giả của những cuốn sách ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ và nhiều ông trùm tư bản một thời. Đặc biệt là bộ ba tác phẩm chủ đạo : Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba và Dịch chuyển quyền lực.</p>

<p>Cú sốc tương lai xuất bản năm 1970, là cụm từ ám chỉ những áp lực mà con người phải gánh chịu khi thế giới biến thành một cỗ máy công nghiệp cường độ cao trong tương lai. Cuốn sách với dung lượng thông tin đầy ắp và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, tác phẩm đã miêu tả, phân tích và nhận định về xã hội trong khung cảnh những đổi thay đến mức kỳ lạ, làm đảo lộn lối sống, cách nghĩ của con người từ xưa đến nay; rút ra những nhận định và đặc điểm của thời đại mà chúng ta đang sống. Đưa người đọc vượt qua những phát kiến hấp dẫn của "thời kỳ bùng nổ" để đến với những giải pháp nhiều mặt về vật chất và tinh thần, về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về mỗi cá nhân và cả cộng đồng.&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p>

<p>Đã có nhiều cuốn sách viết về tương lai, nhưng đa số chúng chỉ như những ghi chép khô khan, cứng nhắc. Ngược lại, cuốn sách này thảo luận về khía cạnh con người ngày mai.</p>

<p>Alvin Toffler chia sẻ : “Một tác phẩm hoang mang, gây sốc về những gì sẽ xảy ra khi sự thay đổi áp đảo con người và làm thế nào để thích nghi với chúng. Cuốn sách giúp chúng ta chấp nhận tương lai, giúp chúng ta ứng phó hiệu quả hơn với những thay đổi của cá nhân và xã hội bằng việc hiểu biết sâu hơn cách con người phản ứng với sự thay đổi.”</p>

<p>“Năm 1965, trong một bài báo trên tạp chí Horizon, tôi đưa ra cụm từ “cú sốc tương lai” để miêu tả áp lực nặng nề và sự mất phương hướng mà chúng ta gây ra cho mọi người bằng việc bắt họ phải chịu quá nhiều thay đổi trong thời gian quá ngắn. Tôi say mê ý tưởng này và dùng năm năm tiếp theo để tham quan hàng chục trường đại học, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm và cơ quan nhà nước; tôi đọc rất nhiều bài báo và bài luận khoa học, đồng thời đã phỏng vấn hàng trăm chuyên gia về những khía cạnh khác nhau của sự thay đổi, hành vi ứng phó, và tương lai. Những người từng nhận giải Nobel, dân hippie, nhà tâm lý học, bác sĩ, doanh nhân, các chuyên gia theo chủ nghĩa vị lai, nhà triết học, và nhà giáo dục đã nêu lên mối quan ngại của họ về sự thay đổi, những lo lắng của họ về việc thích nghi, và những sợ hãi đối với tương lai. Sau trải nghiệm này, tôi có hai kết luận gây hoang mang.</p>

<p>Thứ nhất, rõ ràng cú sốc tương lai không còn là một hiểm họa tiềm tàng xa vời nữa mà là căn bệnh thực ngày càng nhiều người mắc phải. Có thể miêu tả căn bệnh về tâm-sinh lý này bằng các thuật ngữ y học và tâm lý học. Đó là căn bệnh của sự thay đổi.</p>

<p>…Thứ hai, tôi ngày càng lo sợ vì kiến thức ít ỏi về tính thích nghi, dù là của những người đòi hỏi và tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội chúng ta, hay của những người lẽ ra phải hỗ trợ chúng ta ứng phó với những thay đổi này. Những người trí thức nghiêm túc đã can đảm nói đến vấn đề “giáo dục vì sự thay đổi” hay “chuẩn bị cho mọi người trước tương lai.” Nhưng chúng ta gần như chẳng biết phải làm thế nào. Trong môi trường thay đổi nhanh chóng nhất mà con người từng sống, chúng ta thật đáng thương vì vẫn chẳng biết con người ứng phó ra sao.”</p>

định mệnh chiến tranh

định mệnh chiến tranh

<p>Mỹ và Trung Quốc có thể thoát bẫy Thucydides ?</p>

<p>Đây không phải là một cuốn sách về Trung Quốc. Mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Mỹ và trật tự toàn cầu. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị, hệ quả có khả năng xảy ra nhất chính là chiến tranh.&nbsp;

Đề cập tới Chiến tranh Peloponnese từng tàn phá Hy Lạp cổ đại, sử gia Thucydides đã giải thích rằng: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Tình trạng tương tự đã xảy ra 16 lần trong suốt 500 năm qua. Và 12 lần đã kết thúc trong bạo lực.</p>

<p>Trong lần thứ 17, sự trỗi dậy khôn cưỡng của Trung Quốc đang đi tới chỗ va chạm với một nước Mỹ đang giậm chân tại chỗ. Cả Tập Cận Bình và Donald Trump đều cam kết “khôi phục sự vĩ đại” cho nước mình. Nhưng nếu Trung Quốc không sẵn sàng tiết chế các tham vọng của mình, hoặc Washington không chịu chia sẻ vị thế đứng đầu ở Thái Bình Dương, một cuộc xung đột thương mại, một vụ tấn công mạng, hay một tai nạn trên biển cũng có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh lớn.

Trong cuốn sách này, Allison giải thích tại sao Bẫy Thucydides lại là lăng kính tốt nhất để hiểu rõ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu Washington và Bắc Kinh có thể chèo lái con thuyền quốc gia của họ vượt qua những bãi cạn nguy hiểm?</p>

<p>+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:</p>

<p>"Bẫy Thucydides đã xác định một thách thức chính yếu đối với trật tự thế giới: xung đột lợi ích. Tôi chỉ có thể hy vọng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở thành trường hợp thứ 5 có thể được giải quyết trong hòa bình, thay vì trở thành trường hợp thứ 13 nổ ra chiến tranh."&nbsp;- Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ.</p>

<p>“Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra một trật tự quốc tế mới, dựa trên sự thừa nhận rằng cường quốc mới đang trỗi dậy sẽ được trao một vai trò phù hợp trong việc hình thành các quy tắc và thể chế toàn cầu… Trong thế kỷ XXI, Bẫy Thucydides sẽ nuốt chửng không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà cả toàn thế giới.” - Nouriel Roubini, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và Chủ tịch của Roubini Global Economics</p>

<p>&nbsp;“Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án ‘Bẫy Thucydides’ mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá ‘các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người’.” - Đỗ Mạnh Hoàng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao

&nbsp;</p>

hộ chiếu tình yêu

hộ chiếu tình yêu

<p>Cuốn sách là kinh nghiệm yêu người nước ngoài của một cô gái Việt, cung cấp thông tin, chia sẻ các trải nghiệm đa chiều của bản thân cũng như đưa ra gợi ý và lời khuyên về việc yêu và xây dựng gia đình với người nước ngoài. Đồng thời giúp bạn đọc hướng tới hình ảnh của cô gái Việt dám dấn thân, cởi mở, đa văn hóa và đa ngôn ngữ.</p>

<p>Trích đoạn:</p>

<p>“Hồi bé, khi đi học mẫu giáo ở Việt Nam, tôi được học ông mặt trời phải được tô bằng màu đỏ. Rồi khi học ở trường Séc, cô giáo lại dạy tôi tô mặt trời bằng bút chì màu vàng. Vậy là từ nhỏ, tôi được học là cái “đúng” ở nơi này có thể được coi là “không đúng” ở nơi khác. Tôi đã mang suy nghĩ này theo mình đi khắp nẻo đường và phải nói rằng nó đã giúp tôi dễ dàng cảm thông và hội nhập vào văn hóa ở những nơi tôi đặt chân đến.

Trong cuộc sống vợ chồng cũng vậy. Những gì tổ tiên lâu đời đã dạy, những gì tôi đã chắc như đinh đóng cột lại hoàn toàn không có giá trị với chồng tôi và ngược lại. Anh nói với tôi rằng, theo anh, người Việt nói riêng và người châu Á nói chung coi mặt trời có màu đỏ vì họ thường tập trung vào điểm bắt đầu và kết thúc của các vấn đề. Vì đỏ chính là tông màu của ánh bình minh và hoàng hôn, của sự khởi đầu và kết thúc một ngày. Ngược lại, người châu Âu hoặc châu Mỹ tập trung vào quá trình của mọi việc. Họ thấy mặt trời có ánh vàng vì đó là màu họ thường nhìn thấy trong ngày. Người châu Á muốn nhìn thấy thành quả, người châu Âu và châu Mỹ đánh giá từng bước đi trong cả quá trình. Vậy nên khi xa nhau, tôi luôn nghĩ về đích là cả hai đến được với nhau và dồn mọi tâm trí để tìm cách đến được với người yêu mình. Nhưng anh thì ngược lại. Anh tận hưởng, phân tích và đánh giá từng giây phút của quá trình xa cách và đưa ra các quyết định dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên đích cần đến. Người Việt thường có những cột mốc kỳ vọng trong hôn nhân, người Mexico nâng niu từng khoảnh khắc trên chặng đường chung lối mà không tính toán, lên kế hoạch quá nhiều cho tương lai.

Yêu người ngoại quốc là vậy. Bạn sẽ phải chấp nhận sự tồn tại của các giá trị và “sự thật” khác nhau. Bạn không nhất thiết phải thay đổi cách nhìn nhận của mình nhưng học cách tôn trọng quan điểm của người khác là điều nên làm. Ranh giới giữa “đúng” và “sai” đôi khi chỉ tùy vào góc nhìn nhận các tình huống của mỗi người mà thôi”.</p>

30 ngày thay đổi thói quen

30 ngày thay đổi thói quen

<p>Nội dung trong cuốn sách được tổng hợp từ các nghiên cứu khoa học, những cuốn sách “để đời” trong lĩnh vực phát triển con người, từ chính hành trình phát triển bản thân của tác giả cũng như những người đã được tác giả giúp đỡ trong quá trình đào tạo.

Bố cục của cuốn sách đi từ việc kết nối chính bên trong bạn bằng việc trả lời những câu hỏi như: “Mình là ai?”, “Mình muốn gì?”, “Làm thế nào để luôn luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng?” hay “Làm thế nào để sống có ý nghĩa?”. Cuốn sách sẽ đưa bạn – người có một hoặc nhiều hơn những băn khoăn đó – qua một hành trình phát triển để có thể kết nối với phiên bản tốt nhất của bạn, hành động mỗi ngày để phát huy nó và sau đó góp sức cho mọi người.&nbsp;</p>

<p>+TRÍCH ĐOẠN:</p>

<p>“Nhiều lúc, chúng ta mải miết tìm kiếm những thứ mà chúng ta đã có. Nhiều lúc, chúng ta cứ chạy theo những ảo ảnh, những điều xa vời, để tìm kiếm hạnh phúc mà quên rằng hạnh phúc bắt đầu từ những điều giản dị xung quanh chúng ta. Nhiều lúc, chỉ cần bình tâm, nở một nụ cười, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng mình đang sống.

Với mong muốn giúp bạn phát triển “hạt mầm” tích cực tuyệt vời nhất của bạn, thông qua cuốn sách tác giả mong muốn gửi lời cảm ơn đến những điều giản dị xung quanh chúng ta đã làm nên vẻ đẹp cuộc sống. Chính vì vậy, cuốn sách này đề cập đến những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống thường ngày mà tôi đã được nghe và trải nghiệm.

Steve Jobs từng nói: “Bạn không thể đứng ở hiện tại để kết nối các điểm đến tương lai, bạn chỉ có thể đứng từ tương lai để kết nối các điểm về hiện tại. Bạn phải tin rằng các điểm đó sẽ kết nối với nhau bằng một cách nào đó trong tương lai. Bạn phải tin vào một điều gì đó – con tim, số phận, định mệnh, cuộc sống, bất kỳ điều gì”.

Cuốn sách này giúp bạn kết nối với phiên bản tốt nhất của bạn, sau đó xác định những hành động, thói quen bạn cần phát huy ở hiện tại để đạt tới con người tốt nhất đó. Để phát huy được phiên bản tốt nhất, bạn cần xác định hiện tại bạn đang ở đâu trên hành trình phát triển của bản thân, có kế hoạch hành động tối ưu để phát triển bản thân bạn”.</p>

trật tự thời gian - từ nguồn gốc vũ trụ, số phận các hố đen đến bản chất của ý thức

trật tự thời gian - từ nguồn gốc vũ trụ, số phận các hố đen đến bản chất của ý thức

<p>Tác giả đưa chúng ta vào một hành trình đầy mê hoặc để khám phá bản chất, ý nghĩa của thời gian.</p>

<p>Thời gian là một bí ẩn không ngừng đánh đố chúng ta. Các triết gia, nghệ sĩ và nhà thơ từ lâu đã khám phá ý nghĩa của nó trong khi các nhà khoa học nhận thấy rằng cấu trúc của thời gian khác với trực giác đơn giản mà chúng ta có về nó. Từ Boltzmann đến lý thuyết lượng tử, từ Einstein đến hấp dẫn lượng tử vòng, sự hiểu biết của chúng ta về thời gian đã trải qua những biến đổi căn bản.</p>

<p>Với sự quyến rũ phi thường, kết hợp khoa học, triết học và nghệ thuật, Carlo Rovelli đã làm sáng tỏ bí ẩn về thời gian. Trật tự thời gian cho thấy rằng để hiểu chính mình, chúng ta cần suy ngẫm về thời gian - và để hiểu thời gian chúng ta cần suy ngẫm về bản thân.</p>

<p>ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT&nbsp;CHUYÊN GIA</p>

<p>Không ai viết về vũ trụ như nhà vật lý lý thuyết Carlo Rovelli. . . Câu chuyện mới về thời gian của Rovelli đầy duyên dáng và sáng rõ, cho dù ông đang trình bày về những sự thật hay chìm đắm trong những suy tưởng lãng mạn-triết học về bản chất của thời gian. -&nbsp;The Washington Post</p>

<p>Một tác phẩm đầy bất ngờ và đượm chất thơ. -The Guardian</p>

<p>Một cuốn sách nhỏ đầy duyên dáng. -&nbsp;Nature</p>

<p>TRÍCH ĐOẠN HAY</p>

<p>Nhịp điệu ngày đêm là suối nguồn cơ bản của ý niệm về thời gian: đêm nối tiếp ngày, ngày nối tiếp đêm. Ta đếm nhịp đập của chiếc đồng hồ vĩ đại này: ta đếm ngày. Trong ý thức cổ đại của nhân loại, thời gian, trên tất cả, chính là sự đếm ngày.&nbsp;</p>

<p>Cũng như đối với ngày, ta đếm năm, đếm mùa, đếm chu kỳ của Mặt trăng, ta đếm những đu đưa của con lắc, đếm số lần một chiếc đồng hồ cát được đảo ngược. Đây là cách truyền thống mà ta dùng để nhận biết thời gian: đếm sự thay đổi của sự vật.</p>

<p>Aristotle là người đầu tiên mà ta biết đến đã tự hỏi chính mình rằng ‘Thời gian là gì?’, và ông đã đi đến kết luận sau: thời gian là sự đo đạc của đổi thay. Vạn vật không ngừng biến dịch. Ta gọi số đo của sự biến dịch đổi thay này là ‘thời gian.’</p>

<p>Hãy để tôi tóm lược lại cuộc thám hiểm của chúng ta vào trong những miền đất xa xôi đã đề cập trong phần thứ nhất của cuốn sách này. Không có một thời gian chung nào cả: mỗi quỹ đạo có một khoảng thời gian riêng; và thời gian trôi với nhịp độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và tốc độ của đồng hồ. Thời gian không có định hướng: sự khác biệt giữa quá khứ và tương lai không tồn tại ở mức độ các phương trình cơ bản nhất của thế giới này; sự định hướng của nó chỉ đơn thuần là một hiệu ứng phụ thuộc xuất hiện khi ta nhìn vào sự vật mà lờ đi những chi tiết của nó. Trong cách nhìn mơ hồ này, quá khứ của vũ trụ thành ra rơi vào một trạng thái ‘đặc biệt.’ Khái niệm ‘hiện tại’ vốn không có ý nghĩa: trong vũ trụ bao la không có gì thích hợp để ta có thể gọi là ‘hiện tại.’ Lớp địa tầng cơ sở, khoảng thời gian, không phải là một thực thể độc lập khác biệt với những gì làm nên thế giới này; nó là tính chất của một trường động. Nó nhảy nhót, thăng giáng, vật chất hóa chỉ khi tương tác, và mất hút ở dưới thang cực vi… Trải qua tất cả những điều đó, thời gian của ta còn lại những gì?&nbsp;</p>

<p>Sự tiến hóa của khoa học gợi ý rằng ngôn ngữ cơ bản để suy nghiệm về thế giới là sự biến dịch, chứ không phải là sự thường hằng. Là sự hình thành, chứ không phải sự tồn tại.</p>

<p>Ta có thể xem thế giới như thể nó được tạo nên bởi sự vật. Bởi các hợp chất. Bởi các thực thể. Bởi những gì tồn tại. Hoặc ta có thể xem thế giới như là nó được hình thành bởi các sự kiện. Bởi sự xảy ra. Bởi các quá trình. Bởi những gì đang biến hiện. Những gì không phải chỉ tồn tại, mà luôn luôn trải qua các biến đổi liên tục, không thường hằng trong thời gian. Sự hoại diệt của khái niệm thời gian trong vật lý học cơ bản là sự sụp đổ của viễn cảnh thứ nhất, chứ không phải của viễn cảnh thứ hai. Nó là sự hiện thực hóa của sự phổ biến của tính không thường hằng, tĩnh tại trong thời gian bất động.</p>

<p>Nghĩ về thế giới như một tập thể các sự kiện, các quá trình, là cách thức sẽ cho phép chúng ta nắm bắt, lĩnh hội thế giới tốt hơn. Nó là cách thức duy nhất tương thích với tính tương đối. Thế giới không phải là tập thể các sự vật, nó là tập thể các sự kiện.&nbsp;</p>

<p>Sự khác biệt giữa sự vật và sự kiện là ở chỗ: sự vật thì tồn tại trong thời gian; sự kiện thì không có trường tính trong thời gian. Một hòn đá là ví dụ điển hình của ‘sự vật’: ta có thể tự hỏi rằng ngày mai nó sẽ ở đâu. Ngược lại, nụ hôn là một ‘sự kiện.’ Thật vô nghĩa khi hỏi ngày mai nụ hôn sẽ ở đâu. Thế giới này làm nên bởi những nụ hôn, chứ chẳng phải bởi đá sỏi. (chương 6)</p>

<p>Đó là những lý lẽ. Nhưng cuộc sống của ta lại chẳng phải chi phối bởi các lý lẽ. Lý lẽ giúp ta làm sáng tỏ những ý tưởng, tìm ra những sai lầm. Nhưng cùng những lý lẽ đó cũng cho ta thấy những mô hình hành động của ta được khảm sâu bởi bản chất động vật, của kẻ đi săn, của tính bầy đàn: lập luận làm sáng tỏ điều này, nó chẳng tự tạo ra điều đó. Ta, ở mức bản năng sơ cấp, không phải là sinh vật lý trí. Ta có thể nhiều hay ít trở nên lý trí ở mức độ thứ cấp. Nhưng ở bản năng sơ cấp, ta hành động theo khát khao được sống, theo bản năng kiếm mồi, theo bản năng tìm đến tình yêu, và bản năng tìm vị trí của ta trong cộng đồng… Mức độ thứ cấp chẳng hề tồn tại nếu không có mức độ sơ cấp này. Lý trí phân xử bản năng, nhưng cũng sử dụng cùng những bản năng đó làm tiêu chí phân xử. Nó đặt tên cho vạn vật, và cho cả cái khát khao kia, nó cho phép ta vượt qua những chướng ngại, nhìn thấu những điều ẩn giấu. Nó cho phép ta nhận ra vô vàn những cách sống không hiệu quả, những niềm tin sai lầm, và những định kiến của ta. Nó đã phát triển để giúp ta hiểu được rằng những con đường mà ta đeo đuổi, cho rằng chúng dẫn đến con mồi mà ta đang săn đuổi, thực ra là các con đường sai lầm. Nhưng cái dẫn lái cho ta chẳng phải là những suy tư về cuộc sống: mà chính là cuộc sống.</p>

<p>[…] Ta còn chẳng rõ ‘hiểu’ có nghĩa là gì. Ta xem xét thế giới này và mô tả nó: ta đưa nó vào trật tự. Ta chẳng có bao nhiêu hiểu biết về mối quan hệ giữa những gì ta thấy về thế giới và bản thân thế giới. Ta biết rằng chúng ta rất thiển cận. Ta chỉ nhìn thấy một của sổ bé xíu của cái phổ điện từ rộng lớn mà vạn vật đang phát xạ. Ta không thấy cấu trúc nguyên tử của vật chất, chẳng thấy độ cong của không gian. Ta thấy một thế giới mạch lạc mà ta ngoại suy từ tương tác của ta với vũ trụ, tổ chức qua những thuật ngữ đơn giản mà cái bộ óc vô cùng ngốc nghếch của ta có thể suy luận được. Ta nghĩ về thế giới qua những tảng đá, những rặng núi, những đám mây, con người, và đó là ‘thế giới quanh ta.’ Về cái thế giới độc lập với ta, ta nghĩ là ta biết khá nhiều, nhưng chẳng biết khá nhiều đó thực sự là bao nhiêu.</p>

<p>Và có vẻ đối với tôi, cái cuộc sống ngắn ngủi này chẳng có gì hơn thế: tiếng gầm thét của những xúc cảm chi phối chúng ta, mà đôi khi chúng ta cố gắng nhân danh một thượng đế, một đức tin chính trị, một thứ nghi lễ để trấn an ta rằng, ở mức độ cơ bản, vận vật đều có trật tự, trong một tình yêu vĩ đại vô biên – một tiếng gầm thét đẹp đẽ. Đôi khi là tiếng kêu đau thương. Đôi khi là một khúc ca.</p>

<p>CÂU QUOTE HAY</p>

<p>«&nbsp;Hiện tại của toàn vũ trụ&nbsp;» là khái niệm vô nghĩa.</p>

<p>Thế giới này được tạo thành từ những sự kiện, chứ không phải sự vật.</p>

<p>Đó là định mệnh&nbsp;: phân tích bản chấ của thời gian chẳng có gì khác hơn là đưa ta về lại với chúng ta.</p>

<p>Đây thời gian của chúng ta: một khái niệm đa lớp, phức hợp, với nhiều tính chất khác biệt rút ra từ những xấp xỉ khác nhau.</p>

<p>Bí mật của thời gian đã luôn khiến ta bối rối, khuấy động lên những cảm xúc sâu xa nhất. Sâu xa đến độ nảy sinh ấp ủ những triết lý và tôn giáo khác nhau.</p>

<p>Có lẽ cảm xúc của thời gian chính xác là thời gian

của chúng ta.</p>

<p>&nbsp;</p>

<p>THÔNG TIN THÊM</p>

<p>Ai phù hợp với tác phẩm này&nbsp;?</p>

<p>Tất cả những ai quan tâm đến Vật lý, đặc biệt là vật lý lượng tử. Nhưng hơn thế, đây sẽ là một cuốn sách gây bất ngờ với tất cả người đọc. Một cuốn sách «&nbsp;giải thiêng&nbsp;» nhận thức của chúng ta về thời gian.</p>

<p>Như một độc giả nhận xét&nbsp;: «&nbsp;Không thể tóm tắt những kiến ​​thức có trong cuốn sách này.&nbsp;Bạn thực sự phải đọc nó.&nbsp;»&nbsp;</p>

<p>Các giải thưởng mà tác phẩm đạt được&nbsp;:</p>

<p>THE 1&nbsp;SUNDAY TIMES&nbsp;BESTSELLER</p>

<p>Điểm nổi bật của cuốn sách:</p>

<p>Trật tự thời gian là một trong số ít những cuốn sách có thể thay đổi nhận thức về thế giới như chúng ta thấy. Một cuộc sách tuyệt vời để thấy rằng, Vật lý có thể cất những vần thơ của riêng mình. Một cuốn sách khoa học, đợm chất thơ và đầy tính triết học.</p>

minh thực lục: quan hệ trung quốc - việt nam thế kỷ xiv-xvii (bộ 3 tập)

minh thực lục: quan hệ trung quốc - việt nam thế kỷ xiv-xvii (bộ 3 tập)

<p>Minh Thực Lục là một bộ sử biên niên đồ sộ có độ dày hơn 40.000 trang gồm 3.053 quyển ghi chép về những sự kiện lớn nhỏ gần 300 năm của 13 triều vua nhà Minh – Trung Quốc (1368-1644), trong đó có đến 1.329 văn bản liên quan đến Đại Việt và Chiêm Thành.</p>

<p>Khi nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian từ năm 1368 đến năm 1644, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật được Minh Thực Lục ghi chép khá cụ thể, thì các bộ sử cũ của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… lại không chép, hoặc chép quá sơ lược. Với một khối lượng đồ sộ, Minh Thực Lục là một kho tư liệu cơ bản giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và nghiên cứu sử ở Trung Quốc. Trước đây, giới sử học Việt Nam đã từng biết đến nguồn tài liệu Minh Thực Lục và đã trích dịch phần nào để ứng dụng vào việc biên soạn lịch sử nước nhà.</p>

<p>Bộ sách «&nbsp;Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV-XVII&nbsp;» là phần tuyển dịch các mục nói về quan hệ Việt – Trung thế kỷ XIV – XVII, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lịch sử Việt Nam. Bộ sách này là một sưu tập sử liệu, tự nó không là một tác phẩm lịch sử mà chỉ là chất liệu, phần nào mang tính cơ bản, nhằm phục vụ cho các sách sử và các công trình nghiên cứu sử. Tập tư liệu này, ngoài mục đích bổ sung cho sử Việt, nó còn khơi gợi những nghiên cứu lâu dài về nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc phải nghiên cứu chính nó, tức nghiên cứu về nội hàm sử liệu Minh Thực lục.</p>

<p>Dịch giả Hồ Bạch Thảo là một người có kiến thức lịch sử và Hán học, đã lột tả được chân thực nội dung của nguyên tác chữ Hán. Ngoài ra dịch giả đã dày công hiệu khám, đính chính những chỗ in sai trong nguyên tác và chú thích những điển tích, những sự kiện lịch sử cần thiết. Phần Hiệu đính và chú thích do ông Phạm Hoàng Quân thực hiện, là những thông tin vừa quý vừa công phu, kỹ lưỡng và khoa học làm cho nội dung và chất lượng bản dịch Minh Thực Lục được nâng lên rất nhiều. Cùng với bài khảo cứu với dung lượng hơn 40 trang được viết với tinh thần trách nhiệm khoa học cao sẽ giúp ích rất nhiều cho độc giả, nhất là các độc giả không có chuyên môn sử học, tìm hiểu trước khi tiếp cận với bản dịch.</p>

<p>Bộ sách được chia thành 3 tập. Mỗi tập sách đều được chia làm 2 phần: phần trước là bản dịch ra tiếng Việt, phần sau in kèm theo nguyên bản chữ Hán.</p>

<p>– Tập I: Chép các sự kiện từ ngày 26 tháng Chạp năm Hồng Vũ thứ nhất (3-2-1369) đến ngày 28 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 11 (25-7-1413).</p>

<p>– Tập II: Chép các sự kiện từ ngày 2 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 11 (29-7-1413) đến ngày 20 tháng Chạp năm Tuyên Đức thứ 9 (19-1-1435).</p>

<p>– Tập III: Chép các sự kiện từ ngày 9 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 10 (8-3-1435) đến ngày 6 tháng 10 năm Sùng Trinh thứ 13 (18-11-1640).</p>

<p>LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH</p>

<p>Khoa học nào cũng coi trọng tư liệu, với khoa học lịch sử thì tư liệu lại là vấn đề tiên quyết, mọi tác phẩm lịch sử đều hình thành trên nền tảng sử liệu và nhà làm sử nào cũng muốn tiếp cận những nguồn tư liệu gốc. Trong các sách sử Việt Nam cổ đại, sử liệu thành văn là thành phần chính, thành phần này từ khởi thủy đã không ngại tiếp thu những di sản trong kho tàng văn hiến Trung Hoa. Sự lưu thông tự nhiên bởi hoàn cảnh địa lý và yếu tố đồng văn khiến các nguồn sử liệu trở thành những giá trị chung. Ngày nay việc khai thác sử liệu từ nguồn sử Trung Quốc vẫn là việc đáng phải làm, vừa để tạo sự phong phú trong nhu cầu tư liệu cho sử Việt, vừa góp phần làm cơ sở khảo cứu một nền văn hóa lớn của nhân loại. Sử ghi chép của Trung Quốc vừa lâu đời vừa liên tục, đó là một đặc điểm ít có trong tổng thể lịch sử thế giới. Sự phát triển về sau để hình thành các thể tài hoặc khuynh hướng sử học đều từ cơ sở hoàn bị của sử liệu; Minh Thực lục mà chúng ta tiếp cận là một đại diện tiêu biểu cho nhiều loại sử liệu thành văn xuất hiện vào giai đoạn thịnh đạt của nền sử học Trung Hoa.</p>

<p>Ưu điểm nổi bật của Thực lục nằm ở những văn bản đã sao lục gần như toàn vẹn các chỉ dụ của nhà vua và các báo cáo, kiến nghị của các quan với ngày tháng cụ thể cho từng sự việc cụ thể, một số trong các văn bản này gần với hình thức công báo ngày nay. Các nhà làm sử thuộc mọi thể tài như thông sử, biên niên, kỷ sự v.v.. đều có thể dựa vào nguồn tư liệu Thực lục để sắp xếp thành sách sử. Do nguồn tư liệu tối cơ bản về triều Minh là nguồn Đáng án (Hồ sơ lưu trữ) hiện đã thất tán hư hủy phần lớn trong những biến cố lịch sử, vì vậy Minh Thực lục hiện tồn là một tập hợp sử liệu cơ bản, hệ thống nhất về thời Minh, nơi bảo lưu chủ yếu các tư liệu đầu tiên.</p>

<p>Phạm Hoàng Quân</p>

sống như lần đầu tiên, yêu thương như lần cuối

sống như lần đầu tiên, yêu thương như lần cuối

<p>Cuốn sách là những câu chuyện đời sống hằng ngày, như chuyện của những tấm bưu thiếp, những lá thư tay, những hạnh phúc giản dị mà chúng ta dễ dàng bỏ lỡ, đặc điểm con người, đời sống ở những vùng miền mà tác giả đã đi qua, hay những cảm xúc đang chi phối mỗi người. Từ những trải nghiệm cá nhân, tác giả muốn chia sẻ lại những cảm xúc của mình về cách nhìn nhận từ những điều nhỏ nhất, đến những quan điểm về cuộc sống nhân sinh. Qua những trang viết đầy chân thành của một người trẻ, Denley Lupin chuyển tải đến người đọc những thông điệp giá trị để yêu cuộc sống hơn!

Cuốn sách có bố cục 4 chương:&nbsp;

+ Kỷ niệm.

+ Hương vị cuộc sống.

+ Tuổi tác.

+ Sống là hạnh phúc.

+TRÍCH ĐOẠN:

- “Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, có đẹp có xấu, có hay có dở. Chúng ta sẽ lần lượt được thưởng thức các hương vị ấy trong đời mình. Nếu cuộc sống là một bàn tiệc, thì sẽ có đủ vị cay, đắng, ngọt, bùi, chua và cả những vị kỳ lạ bạn chẳng thể gọi tên. Mỗi người chúng ta gặp, mỗi chuyện chúng ta làm cũng như một màu sắc sẽ góp phần vào bức tranh ghép đang dần được hoàn thiện. Nếu như bạn thử nhìn mọi thứ một cách chậm rãi, trầm tư hơn, bạn sẽ cảm nhận được những điều mà trước kia bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Bạn sẽ biết thưởng thức cuộc sống ngay cả từ những điều bạn đã vô tình bỏ qua, từng không mang nhiều ý nghĩa với bạn. Rồi bạn cũng sẽ nhận ra mỗi người có một lý do riêng để sống, theo ý định của bản thân họ. Không một ai giống bạn và bạn cũng sẽ không giống một ai khác”.

- “Nếu được ít nhất một năm một lần, hãy đi đến một nơi mà bạn chưa từng đến trước đây. Sống với cảm giác của một lãng khách, một người lạ, không ai biết đến, rồi rời đi với thêm một dấu ấn. Nếu được hãy đến một nơi mà bạn có thể ngắm bầu trời đêm đầy sao, vì phố phường tấp nập, ánh sáng nhân tạo đã che khuất hết vẻ đẹp của bầu trời đêm đúng nghĩa, lúc đó chỉ có bạn đối diện với khoảng đêm bao la, ắt bạn sẽ nhận ra được nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống”.

- “Cho dù một ngày bạn có già đi bao nhiêu, thì đứa trẻ tâm hồn vẫn luôn tồn tại. Hãy cứ gìn giữ, nuôi dưỡng nó. Để đứa trẻ ấy luôn làm bạn, giữ bạn ổn định giữa những chông chênh cuộc đời. Đứa trẻ ấy là chính bạn, phản ánh con người thật của bạn. Đừng vì lý do gì mà chối bỏ nó. Cho dù bề ngoài hay lối sống có khác đi thì hãy hiểu rằng giữ vững đứa trẻ tâm hồn ấy, bạn sẽ luôn được là chính mình”.

&nbsp;</p>

Tải Sách là website thư viên sách chia sẻ tài liệu sách với nhiều định dạng pdf/epub/mobi/prc/azw3 được tổng hợp mới nhất. Bạn có thể đọc online hoặc download về các thiết bị di động, máy tính, máy đọc sách để trải nghiệm.

Liên Hệ